Ôn tập cuối năm Hóa 9

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1480Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập cuối năm Hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập cuối năm Hóa 9
BÀI 56: ÔN TẬP CUỐI NĂM . 
HÓA VÔ CƠ
Câu 1: Cặp chất tác dụng với nhau để tạo thành hợp chất khí là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. kẽm với axit clohiđric.	B. natri cacbonat và canxi clorua.
C. natri hiđroxit và axit clohiđric.	D. natri cacbonat và axit clohiđric.
Câu 2: Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch BaCl2 là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. Fe, CuO, NaOH, CuSO4.	B. Cu, NaOH, CuSO4, HCl.
C. NaOH, CuSO4, Fe.	D. CuSO4, H2SO4 loãng. 
Câu 3: Thí nghiệm sinh ra khí HCl là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH.	B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C đốt cháy H2 trong khí Cl2.	D. NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. 
Câu 4: Có phản ứng sau: NaCl + H2O 
Những sản phẩm được tạo thành trong quá trình điện phân là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. NaOH và H2. 	B NaOH, H2 và Cl2.	C. Cl2 và H2.	D. NaOH và Cl2.
Câu 5: Cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A KCl và NaNO3.	B. KOH và HCl.	C. HCl và AgNO3.	D. NaHCO3 và NaOH.
Câu 6: Để nhận biết H2SO4, NaOH, NaCl, NaNO3. Ta dùng (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. phenolphtalein và dung dịch CuSO4.	B quỳ tím và dung dịch AgNO3.
C. quỳ tím và BaCl2.	D. dung dịch CuSO4 và dung dich BaCl2.
Câu 7: Sơ đồ phản ứng thực hiện được là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A Na à Na2O à NaOH à Na2CO3 à Na2SO4 à NaCl.
B. NaOH à Na2O à Na2CO3 à NaCl à Na2SO4 à Na.
C. Na2SO4 à NaCl à Na2CO3 à NaOH à Na2O à Na.
D. NaCl à Na2O à NaOH à Na2CO3 à Na à Na2SO4
Câu 8: Cho chuổi biến hóa sau: M + O2 G. 	
G + O2 X Y Z
Nếu M là lưu huỳnh thì Z là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A BaSO4.	B. BaSO3.	C. Ba(NO3)2.	D. Ba3(PO4)2. 
Câu 9: Sơ đồ phản ứng thực hiện được là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A CuSO4 à CuCl2 à Cu(OH)2 à CuO à Cu.
B. CuSO4 à CuO à CuCl2 à Cu(NO3)2 à Cu.
C. CuO à Cu(OH)2 à CuCl2 à Cu(NO3)2 à Cu.
D. CuCO3 à Cu(OH)2 à CuO à Cu(NO3)2 à Cu.
Câu 10: Thể tích dung dịch HCl 0,4M cần để trung hòa 200ml dung dịch NaOH 0,3M là 
A. 450 ml. 	B 150 ml. 	C. 300 ml. 	D. 267 ml.
Câu 11: Cho 60 gam dung dịch HCl tác dụng với Na2CO3 vừa đủ, thu được 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. 1,825%.	B. 9,13%.	C. 5%.	D 18,25%.
Câu 12: Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 cần 30 ml H2SO4 1M. Vậy thành phần % về khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A % CaCO3 = 70,42% và % MgCO3 = 29,58% .	B. % CaCO3 = 71% và % MgCO3 = 29%.
C. % CaCO3 = 72,5% và % MgCO3 = 27,5%.	D. % CaCO3 = 75% và % MgCO3 = 25% .
PHẦN: HÓA HỮU CƠ
Câu 13: Chọn câu đúng. (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.
B. Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.
C Etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.
D. Metan, etilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.
Câu 14: Cho phương trình hóa học: 2X + 7O2 4CO2 + 6H2O. X là 
A. C2H2.	B. C2H4. 	C C2H6.	D. C6H6.
Câu 15: Cho các chất sau: CH4, C2H4, C3H8, C4H10.
Thành phần % về khối lượng các nguyên tố cacbon trong các hợp chất trên được so sánh như sau: 
A. CH4 > C2H4 > C3H8 > C4H10. 	B C2H4 > C4H10 > C3H8 > CH4.
C. C4H10 > C3H8 > C2H4 > CH4.	D. C3H8 > CH4 > C4H10 >C2H4.
Câu 16: Dãy chất đều tan trong nước ở nhiệt độ thường là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. saccarozơ và tinh bột. 	B. glucozơ và xenlulozơ.
C glucozơ và saccarozơ. 	D. saccarozơ và xenlulozơ.
Câu 17: Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. CH3COOH, (-C6H10O5-)n. 	 	B. CH3COOC2H5 , C2H5OH.
C. CH3COOH , C2H5OH. 	D CH3COOH, CH3COOC2H5.
Câu 18: Dãy các chất đều có phản ứng thủy phân là (Chương 5/ bài 56/ mức 1)
A. tinh bột, xenlulozơ, PVC, glucozơ.	B tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, chất béo.
C. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ.	D. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, PE.
Câu 19: Để nhận biết các bình khí CH4, C2H4, CO2, và SO2 nên dùng phương pháp hóa học là 
A nước Br2 và Ca(OH)2.	B. nước Br2 và O2 ( đốt cháy).
C. O2 (đốt cháy) và dung dịch Ca(OH)2.	D. dung dịch NaOH và nước Br2.
Câu 20: Đem hòa tan 25 gam đường glucozơ vào 125 gam nước ở 250C thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của đường ở 250C là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A 20 gam. 	B. 25 gam. 	C. 30 gam. 	D. 35 gam.
Câu 21: Nếu lấy 8,96 gam etilen thì phản ứng tối đa với bao nhiêu gam brom trong dung dịch ? 
A 51,2 gam. 	B. 49,2 gam. 	C. 34 gam. 	D. 60,2 gam.
Câu 22: Đốt cháy hết 5 gam chất hữu cơ dẫn sản phẩm qua bình đựng H2SO4 đặc thì bình nặng thêm 5,4 gam. Thành phần % khối lượng của hiđro là (Chương 5/ bài 56/ mức 2)
A. 8%. 	B. 10%.	C. 10,9%. 	D 12%.
Câu 23:Một hiđrocacbon X chứa 80% cacbon về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và H trong phân tử X là 
A 1 : 3. 	B. 2 : 3. 	C. 2 : 1. 	D. 3 : 4..
Câu 24: Chia hỗn hợp C2H2 và C2H4 thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Oxi hóa hoàn toàn thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc).
Phần 2: Đem hiđro hóa (cộng hiđro) hoàn toàn. Sau đó đem đốt cháy. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là 
A. 1,12 lít. 	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D 5,6 lít.
Câu 25: Đốt cháy hết x gam C2H5OH thu được 0,25 mol CO2. Đốt cháy hết y gam CH3COOH thu được 0,25 mol CO2. Cho x gam C2H5OH tác dụng với y gam CH3COOH (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng este thu được là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. 9 gam. 	B. 10 gam. 	C 11 gam. 	D. 12 gam.
Câu 26: Trong điều kiện có xúc tác, V lít etilen (đktc) hợp nước thành rượu etylic, lượng rượu thu được tác dụng hết với Na tạo thành 11,2 lít H2 (đktc). Giá trị của V là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. 11,2. 	B 22,4. 	C. 33,6. 	D. 4,48.
Câu 27: Để trung hòa 10ml dung dịch CH3COOH cần 15,2 ml dung dịch NaOH 0,2M. Vậy nồng độ của dung dịch CH3COOH là (Chương 5/ bài 56/ mức 3)
A. 0,05 M. 	B. 0,10 M. 	C. 0,304 M. 	D. 0,215 M.M + O2 	 G
Câu 28: Monome nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra PE ? (Chương 5/ bài 54/ mức 1)
A. Metan. 	B Etilen. 	C. Axetilen. 	D. Vinyl clorua.
Câu 29: Các loại thực phẩm nào là hợp chất cao phân tử ? (Chương 5/ bài 54/ mức 1)
A. Nước uống, đường. 	B. Tinh bột, chất béo.	C. Axit axetic. 	D Tinh bột, đạm.
Câu 30:Khi đốt cháy hoàn toàn m gam một chất hữu cơ X sản phẩm tạo ra có khí nitơ. Chất X có thể là 
A. tinh bột. 	B. saccarozơ. 	C. PVC.	D. protein.
Câu 421: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Chúng ta có thể (Chương 5/ bài 53/ mức 2)
A. gia nhiệt để thực hiện phàn ứng đông tụ.
B đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.
C. dùng quỳ tím .
D. dùng phản ứng thủy phân.

Tài liệu đính kèm:

  • docxhoa_9.docx