Ôn tập chương 6: Oxi – Lưu huỳnh và hợp chất lưu huỳnh

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3241Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập chương 6: Oxi – Lưu huỳnh và hợp chất lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập chương 6: Oxi – Lưu huỳnh và hợp chất lưu huỳnh
ÔN TẬP CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT LƯU HUỲNH
Câu 1: Ozon là chất nào sau đây?
A. O2 B. O3 C. SO2 D. SO3
Câu 2: Lưu huỳnh đioxit là tên gọi chất nào sau đây?
A. SO2 B. SO3 C. H2S D. H2SO4
Câu 3: H2SO4 có tên gọi là?
A. Axit sunfuro B. Axit Sunfuric 
C. Axit sunfuhidric D. Axit Clohidric
Câu 4: Lưu huỳnh có các số oxi hóa phổ biến trong hợp chất là?
A. -2; 0; +4; +6 B. -2; +4; +6 C. -2; +4 D. +4; +6.
Câu 5: Lưu huỳnh có số oxi hóa +6 trong chất nào sau đây?
A. S B. SO2 C. H2SO4 D. FeS
Câu 6: Công thức nào sau đây là của Oleum?
A. H2SO4 B. H2SO3.nSO3 C. H2SO4.nSO3 D. HNO3.nSO3
Câu 7: Để nhận biết gốc Sunfat(SO42-) ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. dd BaCl2 B. dd Ba(OH)2 C. dd Ba(NO3)2 D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Natri Hidrosunfat là tên gọi chất nào sau đây?
A. Na2SO4 B. NaCl C. NaHSO3 D. NaHSO4.
Câu 9: H2SO4 đặc, nguội không phản ứng với 2 kim loại nào sau đây?
A. Cu, Fe B. Al, Fe C. Al, Mg D. Fe, Zn
Câu 8: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là 
A. nước brom. 	 B. CaO. 	
C. dung dịch Ba(OH)2. 	 D. dung dịch NaOH.
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. điện phân nước. 	B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. 	D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 10(CĐ – AB 2013): Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. Dung dịch HCl.	 B. Dung dịch Pb(NO3)2.
C. Dung dịch K2SO4.	 D. Dung dịch NaCl.
Câu 11 (A-2010). Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là 
A. N2O. B. CO2. C. SO2. D. NO2. 
Câu 12: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là	
 A. vôi sống. 	B. cát. 	C. muối ăn. 	D. lưu huỳnh.
Câu 13: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? 
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. 	 B. Chữa sâu răng. 
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 	 D. Sát trùng nước sinh hoạt.
Câu 14: (ĐH – B 2012): Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S.	B. NO2.	C. SO2.	D. CO2.
Câu 15: (ĐH – A 2013): Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau
2H2SO4 + C à 2SO2 + CO2 + 2H2O
H2SO4 + Fe(OH)2 à FeSO4 + 2H2O
4H2SO4 + 2FeO à Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
6H2SO4 + 2Fe à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. (a)	B. (c)	C. (b)	D. (d)
Câu 16: (CĐ – AB 2013): Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.	B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu.	D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 17: Dung dịch H2S để lâu trong không khí sẽ có hiện tượng:
A. Vẩn đục màu đen	B. Vẩn đục màu vàng
C. Cháy	D. Không có hiện tượng gì
Câu 18. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trên thực tế, người ta dùng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa trên tính chất nào sau đây?
	A. Ozon trơ về mặt hóa học.	B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
	C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.	D. Ozon không tác dụng được với nước.
Câu 19(CĐ – 2014): Cho các phản ứng hóa học sau:
	(a) 	 (b) 
	(c) 	 (d) 	
Số phản ứng trong đo S thể hiện tính khử là
	A.2 B. 3	C. 1 	D. 4
Câu 20: Trong phản ứng nào chất tham gia là axit Sunfuric đặc?
A. H2SO4 + Na2SO3 " Na2SO4 + SO2+ H2O	B. H2SO4 + Fe3O4 " FeSO4 + Fe2(SO4)3+ H2O
C. H2SO4 + Fe(OH)2 " Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O	D. Cả Avà C
Câu 21: Hoà tan sắt II sunfua vào dd HCl thu được khí A. đốt hoàn toàn khí A thu được khí C có mùi hắc. khí A,C lần lượt là:
A. SO2, hơi S	B. H2S, hơi S	C. H2S, SO2	 D. SO2, H2S
Câu 22: Nguyên tắc pha loãng axit Sunfuric đặc là:
A. Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ	 B. Rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ
C. Rót từ từ axit vào nước và đun nhẹ	D. Rót từ từ nước vào axit và đun nhẹ
Câu 23: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước Br2. 	B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. 	D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
Câu 24: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là
A. 3O2 + 2H2S 2H2O + 2SO2. 	B. FeCl2 + H2S ® FeS + 2HCl.
C. O3 + 2KI + H2O ® 2KOH + I2 + O2. 	D. Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O.
Câu 25: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dd làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là 	
 A. NH3. 	B. CO2. 	C. SO2. 	D. O3.
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hh X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 9,52. 	B. 10,27. 	C. 8,98. 	D. 7,25.
Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hh gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hh muối sunfat khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là (cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, Zn = 65)	
 A. 6,81 gam. 	B. 4,81 gam.	C. 3,81 gam. 	D. 5,81 gam.
Câu 28: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhận 13 electron. 	 B. nhận 12 electron.	 
C. nhường 13 electron. D. nhường 12 electron.
Câu 29: Hoà tan 8,45 gam oleum vào nước, thu được dung dịch X. Để trung hoà X cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của oleum đó là
A. H2SO4.9SO3.	B. H2SO4.3SO3.	C. H2SO4.5SO3.	D. H2SO4.2SO3.
Câu 31: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím. 	B. Zn. 	C. Al. 	D. BaCO3.
Câu 32: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là 	
 A. KClO3. 	 B. KMnO4. 	 C. KNO3. 	D. AgNO3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxÔN TẬP CHƯƠNG 6.docx