Nội dung ôn tập học kì I – Hóa 10 cơ bản

doc 22 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1311Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung ôn tập học kì I – Hóa 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung ôn tập học kì I – Hóa 10 cơ bản
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – HÓA 10 CƠ BẢN
A. LÝ THUYẾT :
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
1.Nắm vững các thành phần cấu tạo nên ngtử và hạt nhân, mối quan hệ giữa số e,p,n, Z, A
2.Khái niệm lớp, phân lớp e
3. Các nglý và quy tắc phân bố e trong ngtử, cấu hình e ngtử
CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN
1.Ng tắc sắp xếp các ngtố trong bảng TH, cách xác định số thứ tự Ô, chu kỳ, nhóm, phân nhóm
2.Nắm vững và giải thích sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e ngtử và các đại lượng vật lý các ngtố hoá học
3.Nắm vững quy luật biến đổi tính kim loại , phi kim, hoá trị , tính axit , bazơ của các oxit và hydroxit tương ứng. Định luật Tuần hoàn
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
1.Nắm vững sự hình thành Ion dương ,ion âm. Khái niệm về ion đơn nguyên tử , đa nguyên tử ,
2.Nắm vững sự hình thành liên kết Ion .Dấu hiệu nhận biết . Bản chất
3.Nắm vững sự hình thành liên kết CHT.Dấu hiệu nhận biết . Bản chất
4.Liên kết Cho-nhận . Quy tắc bát tử.
5.Tính chất chung của hợp chất Ion , hợp chất CHT
6.Mạng Tinh Thể Ion,nguyên tử , phân tử.
7.Dựa vàoHiệu độ âm điện và sự biến đổi tính kim loại ,phi kim phân loại liên kết hoá học và xét sự phân cực các liên kết
8.Khái niệm và cách xác định Điện hoá trị và Cộng hoá trị , 4 quy tắc xác định số Oxy hóa
CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
1.Thế nào là chất OXH, chất Khử,quá trình OXH, quá trình Khử và phản ứng OXH – K
2. Nắm vững các bước lập phương trình hoá học của phản ứng OXH – K
3.Nắm vững cách nhận biết các loại phản ứng trong hoá học vô cơ
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA LỚP 10 CƠ BẢN
DẠNG 1: BÀI TẬP TÌM SỐ LƯỢNG CÁC HẠT TRONG NGUYÊN TỬ
Bài 1: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng các hạt trong nguyên tử là 58, biết rằng số lượng các loại hạt chênh lệch nhau không quá 1. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X? 
Bài 2: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng các hạt trong nguyên tử là 82, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Tính khối lượng nguyên tử của nguyên tố X.
Bài 3: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng các hạt trong nguyên tử là 180, trong đó số hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt.Xác định số lượng mỗi loại hạt trong nguyên tử.
Bài 4: Xác định thành phần cấu tạo, viết cấu hình electron của các nguyên tử sau :
a. Nguyên tử X có tổng các loại hạt bằng 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
b. Nguyên tử Y có tổng số các loại hạt là 36. Số hạt không mang điện thì bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện âm. 	
Bài 5: Xác định thành phần cấu tạo, viết cấu hình electron của các nguyên tử sau :
a. Nguyên tử X có tổng các loại hạt bằng 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
b. Nguyên tử Y có tổng số các loại hạt là 36. Số hạt không mang điện thì bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện âm. 	
Bài 6: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử Xlà 115. số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 25.Tìm số khối A của nguyên tử X 	
Bài 7:
a. Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46. Số hạt không mang điện tích bằng 8/ 15 số hạt mang điện. 
b. Tổng số hạt p, n, và e trong một nguyên tử bằng 52. Biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1 hạt. Xác định cấu tạo nguyên tử đó.
c. Tìm số khối của nguyên tử R có tổng số hạt là 40. Số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 12 hạt.
DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ ĐỒNG VỊ
Bài 1. Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị :(99,757%); (0,039%); (0,204%).
a. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tử oxi.
b. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 78 nguyên tử đồng vị .
c. Hỏi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử oxi (biết phân tử oxi có 2 nguyên tử).
Bài 2. Đồng có 2 đồng vị là và . Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54 (đvc). Tính thành phần % về số nguyên tử của mỗi đồng vị có trong tự nhiên. 
Bài 3. Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 114 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44.
Viết kí hiệu nguyên tử R.
Nguyên tố R có 2 đồng vị bền trong tự nhiên có nguyên tử khối trung bình là 79,91 và thành phần % số nguyên tử của đồng vị có số khối nhỏ là 54,5%. Xác định số khối của đồng vị thứ hai.
Bài 4. Biết rằng nguyên tố argon (Ar) có 3 đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36, 38 và A. Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng lần lượt bằng: 0,34% ; 0,06% và 99,6%. Tính nguyên tử khối của đồng vị A của nguyên tố Ar, biết nguyên tử khối trung bình của Ar bằng 39,98.
Bài 5. Một nguyên tố X có 2 đồng vị (1 và 2) có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23 . Hạt nhân X có 35 proton. Đồng vị 1 có 44 notron. Đồng vị 2 có nhiều hơn đồng vị 1 là 2 notron . Tình nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X?
Bài 6. Trong tự nhiên, brôm có 2 đồng vị bền: 79Br và 81Br. Nguyên tử khối trung bình của brôm là 79,91. Xác định % phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị trên.	
DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1. Nguyên tử của một nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M, trên lớp M chứa 5e. Xác định cấu tạo nguyên tử của nguyên tố R.
Câu 2. Một nguyên tử có số khối là 80, số hiệu nguyên tử là 35. Xác định số electron, proton và nơtron của nguyên tử đó.
Câu 3. Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt là 58. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1hạt. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Câu 4. Nguyên tử 27X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1. Xác định số proton, nơtron của nguyên tử nguyên tố X và vị trí của nguyên tố X trong bảng HTTH.
Câu 5.
Sắp xếp các hiđroxit sau: NaOH, KOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều tăng dần của tính bazơ.
Sắp xếp các hiđroxit sau: H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HClO4 theo chiều giảm dần của tính axit.
Câu 6. Một nguyên tố A thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Xác định cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó. 
Câu 7. Một nguyên tố B có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s23p3. Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. 
Câu 8. Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO2.Trong hợp chất của nó với hiđro có 12,5% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. ( Cho H = 1, O = 16).
Câu 9. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3 % oxi về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. ( Cho H = 1, O = 16).
Câu 10. Nguyên tố R có tổng số hạt trong nguyên tử là 36 hạt. Trong đó số proton bằng số nơtron.
a. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn.
R là kim loại hay phi kim? Suy ra công thức của oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R? Oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng có tính axit hay bazơ? 
Câu 11. Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp p là 10.
Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn.
R là kim loại hay phi kim? Suy ra công thức của oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R? Oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng có tính axit hay bazơ? 
Câu 12. Cho 13,8g một kim loại M nhóm IA tan hoàn toàn trong nước, được 500ml dung dịch A và 6,72 lit khí H2 (đktc).
Viết PTPƯ dạng tổng quát.
Xác định tên kim loại đã dùng.
Tính nồng độ mol của dung dịch A.
Câu 13. Khi cho m (g) kim loại Canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X2 (đktc) thì thu được 88,8g muối halogenua. 
Viết PTPƯ dạng tổng quát.
Xác định công thức chất khí X2 đã dùng. 
Tính giá trị m.
Câu 14. Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2,0M, thu được dung dịch A và V lit khí H2 (đktc).
Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó.
Tính giá trị V.
Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Câu 15. Hoà tan 3,25g một kim loại thuộc nhóm IIA bằng dung dịch H2SO4 0,5M thu được 1,12 lit khí H2 ở đktc.
Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó.
Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng.
Tính khối lượng muối sunfat tạo thành sau phản ứng.
Câu 16. Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau:
Br2, CH4, H2O, NH3, C2H6, HCl, N2, O2, Cl2.
Câu 17. Hãy viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau và cho biết cộng hóa trị và số oxi hóa của Cacbon trong các hợp chất đó:
CH4, CO2, C2H6, C2H4, C2H2.
Câu 18. Trong số các hợp chất sau đây: Cl2, CaO, CsF, H2O, HCl, chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hóa trị?
Câu 19. Ôxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5. Hợp chất khí với hiđro của nó chứa 8,82% H về khối lượng.
a. Tìm nguyên tử khối của R.	b. Viết cấu hình e của R
c. Suy vị trí và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố R.
Câu 20. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH. Ôxit cao nhất của nó chứa 61,2% O về khối lượng.
a. Tìm nguyên tử khối của R.	b. Viết cấu hình e của R
c. Suy vị trí và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố R.
Câu 21. Hợp chất khí với hidrô của một nguyên tố ứng với công thức RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% Oxi về khối lượng. Nguyên tử khối của R là bao nhiêu?
Câu 22. Cho 2,73 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước tạo ra 784ml khí (đktc). Kim loại đó là gì?
Câu 23. Cho 3 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA, ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit khí hidro(đktc).Hai kim loại đó là gì?
Câu 24. Cho 23g hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA,ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lit khí hidro(đktc).Hai kim loại đó là gì?
DẠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ
1. Viết phương trình biểu diễn sự biển đổi sau:
S-2 à S0 à S+6 à S+4 à S+6 à S0 
N+5 à N+2 à N0 à N-3 à N+5à N+4
Cl- à Cl0 à Cl+1à Cl+7à Cl+5 
 Mn+2 à Mn+4 à Mn+7 à Mn+2 à Mn0 à Mn+2 
2. Cho biết các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng OXH – K,xác định chất OXH, chất Khử trong các phản ứng này :
CuO + H2SO4 à CuSO4 + H2O
KClO3 à KCl + O2
Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2
Fe2O3 + CO à Fe3O4 + CO
CaC2 + H2O à Ca(OH)2 + C2H2
3. Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
1/ Al 	+ 	HNO3 → 	Al(NO3)3 	+ N2O 	+ H2O
2/ Fe 	+ 	HNO3	→ 	Fe(NO3)3 	+ NO 	+ H2O
3/ Cu + HNO3	→ Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
4/ Cl2 + KOHđ 	KCl	 + KClO3 + H2O
5/ NH3	+ O2	→ NO + H2O	 9/ CuO + NH3 → 	Cu + N2 + H2O
6/ FeS2 + O2 à Fe2O3 + SO2
7/ KCrO2 + Br2 + KOH à K2CrO4 + KBr + H2O	8/ Al + HNO3à Al (NO3)3 + NH4NO3 + H2O 
C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( THAM KHẢO)
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ.
Câu 1: Những hạt tạo nên tia âm cực là
A. nơtron, proton.	 B. electron.	C. proton, electron.	D. electron, proton, nơtron.
Câu 2. Trường hợp nào dưới đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?
 A. Proton, m = 0,0055u, q = 1+ . B. Nơtron, m = 1,0086u, q = 0.
 C. Electron, m = 1,0073u, q = 1- . D. Proton, m = 1,0073u, q = 1-.
Câu 3: Hạt nhân nguyên tử hiđro được tạo bởi loại hạt nào?
	A. Proton.	B. Nơtron.	C. Electron.	D. Proton và nơtron.
Câu 4: Điện tích của electron là:
A. –1,602.10-19 (C).	B. +1,602.10-19 (C).	C. 1_.	D. A và C đều đúng.
Câu 5: Hạt nhân nguyên tử R có điện tích bằng +32 .10-19 culông (Cho qp = + 1,6.10-19 culông). Hạt nhân nguyên tử R có bao nhiêu proton?
A. 15.	B. 20.	C. 10.	D. 12.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron, electron.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và nơtron.
D. Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron.
Câu 7. Hạt mang điện trong nguyên tử là:
A. Proton và nơtron.	B. Proton và electron.	 C. Electron và nơtron. D. Electron, proton và nơtron.
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
1. Hạt nhân của bất cứ nguyên tử nào cũng chứa proton và nơtron.
2. Số p của nguyên tử luôn luôn nhỏ hơn số nơtron của nguyên tử đó.
3. Số p của nguyên tử luôn luôn bằng số electron của nguyên tử đó.
Chọn phát biểu đúng:
	A. Chỉ có 1 đúng.	B. Chỉ có 1, 2 đúng.	C. Chỉ có 3 đúng.	D. 1, 2, 3 đều đúng.
Câu 9. Nhà bác học đầu tiên đưa ra khái niệm nguyên tử là :
A. Men-đê-lê-ép.	B. La-voa-di-ê.	C. Đê-mô-crit.	D. Rơ-dơ-pho.
Câu 10. Electron được tìm ra năm 1897 do công lao chủ yếu của :
A. Rơ-dơ-pho.	B. Tôm-xơn.	C. Chat-wich.	D. Cu-lông.
Câu 11. Thí nghiệm phát hiện ra electron là :
 A. Bắn phá nguyên tử nitơ bằng chùm hạt a.
 B. Phóng điện giữa hai điện cực có hiệu điện thế 15 kV đặt trong chân không (áp suất khoảng 0,001mmHg).
 C. Cho các hạt a bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang theo dõi đường đi của hạt a.
 D. Dùng hạt a bắn phá hạt nhân nguyên tử beri.
Câu 12. Đặc tính của tia âm cực là :
 A. Trên đường đi của nó, nếu ta đặt một chong chóng nhẹ thì chong chóng bị quay.
 B. Dưới tác dụng của điện trường và từ trường thì tia âm cực truyền thẳng.
 C. Khi tia âm cực đi vào giữa hai bản điện cực mang điện tích trái dấu thì tia âm cực bị lệch về phía cực âm.
 D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 13. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử là :
 A. Sự phóng điện cao thế (15 kV) trong chân không.
 B. Dùng chùm hạt a bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang theo dõi đường đi của hạt a.
 C. Bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt a.
 D. Dùng hạt a bắn phá hạt nhân nguyên tử beri.
Câu 14. Trong mọi nguyên tử, đều có :
A. số proton bằng số nơtron.	B. số proton bằng số electron.
C. số electron bằng số nơtron.	D. tổng số proton và nơtron bằng tổng số electron
Câu 15. Trong mọi nguyên tử đều có :
 A. proton và electron. B. proton và nơtron.	C. nơtron và electron.	 D. proton, nơtron và electron.
Câu 16. Trong mọi hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố đều có 
A. proton.	B. electron.	C. nơtron.	D. proton và nơtron
Câu 17. Cho các hạt vi mô có thành phần như sau : A (6p, 6n, 6e) ; B(8p, 8n, 10e) ; C (9p, 10n, 10e),
D(10p, 10n, 10e) ; E(11p, 12n, 10e) ; F(13p, 14n, 13e) ; G(13p, 13n, 13e) ; H(13p, 14n, 10e). Có bao nhiêu hạt trung hoà về điện ?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
BÀI 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ, NTHH, ĐỒNG VỊ.
Câu 1. Tất cả nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học giống nhau về số hạt:
A. proton, nơtron và electron. 	B. nơtron C. electron và proton D. proton và nơtron
Câu 2. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là :
	A. 74 	B. 37 	C. 86 	D. 123
Câu 3. Một nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 29 và số khối là 61 thì nguyên tử đó phải có :
	A. 90 nơtron 	B. 61 electron C. 29 nơtron D. 29 electron 
Câu 4. Trong các nguyên tử sau, chọn nguyên tử có số nơtron nhỏ nhất:
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 5. Nguyên tử X có 19 proton, 19 electron, 21 nơtron. nguyên tử Y có 20 proton, 20 electron, 20 nơtron. Kết luận nào sau đây là đúng?
 A. Nguyên tử X và Y là những đồng vị của cùng 1 nguyên tố. 
 B. Nguyên tử X có khối lượng lớn hơn nguyên tử Y.
 C. Nguyên tử X và Y có cùng số khối.
 D. Nguyên tử X và Y có cùng số hiệu nguyên tử.
Câu 6: Cho 5 nguyên tử sau: . Hỏi cặp nguyên tử nào là đồng vị của nhau?
A. C và D.	B. C và E.	C. A và B.	D. B và C.
Câu 7. Nguyên tử X có ký hiệu ; số hạt electron và nơtron của X lần lượt là
A. 20, 19.	B. 19, 39.	C. 19, 20.	D. 39, 19.
Câu 8. Nguyên tử có khối lượng m = 30,98 u. Nguyên tử khối của photpho là
A. 30,98.	B. 31.	C. 30,98 g/mol.	D. 31 g/mol.
Câu 9. Một nguyên tử M có 75 electron và 110 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử M là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 10. Hiđrô có các đồng vị : , và oxi có các đồng vị: , và . Số công thức của các loại phân tử H2O khác nhau là
A. 12.	B. 8.	C. 9.	D. 6.
Câu 11. Cho 4 nguyên tử X(6p, 6n); Y(6p, 7n); Z(7p, 7n); T(6e, 8n). Chọn các nguyên tử là đồng vị:
A. Chỉ có X, Y.	B. Chỉ có Y, Z.	C. X, Y và T.	D. Chỉ có X, T.
Câu 12. Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử:
	A. có cùng điện tích hạt nhân.	B. có cùng nguyên tử khối.
C. có cùng số khối.	D. có cùng số nơtron trong hạt nhân.
Câu 13. Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị bền còn cacbon có 2 đồng vị bền. Vậy có bao nhiêu loại phân tử khí cacbonic được tạo thành: 	
 	A. 6	B.10 	C. 12 	D.18
Câu 14. Hiđro có các đồng vị , , và oxi có các đồng vị , , . Số loại phân tử nước tạo thành từ các đồng vị trên là.
	A. 12.	B. 18.	C. 20.	D. 9.
Câu 15. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 93, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hiệu nguyên tử của Y là:
	A. 29.	B. 27.	C. 28.	D. Tất cả đều sai.
Câu 16. Tổng số hạt cơ bản (p, e, n) của nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tử X là:
	A. . 	B. . 	C. . 	D. .
Câu 17. Một nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 93, trong đó số hạt mang điện chiếm 62,366%. Số khối của X là:
 	A. 63. 	B. 58. C. 64. 	D. 65
Câu 18. Một nguyên tử của nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 40, tên nguyên tố A là:
 A. Na. B. Mg. C. Al. D. Si.
Câu 19.Trong 1 nguyên tử X, hiệu số 2 loại hạt (trong 3 loại hạt p, e, n) bằng 1 và tổng các hạt bằng 46. Giá trị A và Z của X lần lượt là:
	A. A = 46, Z = 15.	B. A = 46, Z = 16.	C. A = 31, Z = 16.	D. A = 31, Z = 15.
Câu 20. Một nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 193, trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31 hạt. Số khối của X là:
 A. 136. B. 137. C. 135. D. 127.
Câu 21. Tổng số hạt (p,n,e) trong một nguyên tử nguyên tố X là 58, số hạt p gần bằng số hạt n. Số p và số khối A của X lần lượt là.
A. 19 và 39.	B. 18 và 40,	D. 20 và 38.	D. 20 và 58.
Câu 22. Nguyên tử nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số khối của Y là
A. 22.	B. 23.	C. 24.	D. 25.
Câu 23. Cho tổng số electron trong phân tử AB3 là 40. Biết số proton trong hạt nhân A nhiều hơn số proton trong hạt nhân B là tám hạt; trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng số nơtron. Số khối của A và B là
A. 23 và 16.	B. 32 và 16.	C. 15 và 31.	D. 12 và 32.
Câu 24. Trong 1 nguyên tử X hiệu số 2 loại hạt (trong 3 loại hạt p, e, n) bằng 1 và tổng các hạt bằng 46. Giá trị A và Z của X lần lượt là:
	A. A = 46, Z = 15.	B. A = 46, Z = 16.	C. A = 31, Z = 16.	D. A = 31, Z = 15
Câu 25. Đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu( chiếm 27%). 0,5 mol Cu có khối lượng là:
A. 31,77 gam.	B. 32 gam.	C. 31,5 gam.	D. 32,5 gam.
Câu 26. Trong tự nhiên, nguyên tố brom có hai đồng vị là 79Br và 81Br. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,986. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 79Br là
A. 69,50%.	B. 49,31%.	C. 54,45%.	D. 50,69%.
Câu 27. Oxi tự nhiên là 1 hỗn hợp các đồng vị: (99,757%), (0,039%), (0,204%). Nguyên tử khối trung bình của oxi là:
	A. 16,004.	B. 16,000.	C. 16,009.	D. 16,500.
Câu 28. Một nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong nguyên tử đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X.(Biết số khối của mỗi nguyên tử cũng chính là nguyên tử khối)
A. 97,92.	B. 92,79.	C. 27,99.	D. 79,92.
Câu 29. Clo có 2 đồng vị có số khối là 35 và 37. Tính phần trăm về khối lượng của đồng vị Cl trong KClO4, biết khối lượng nguyên tử trung bình của clo là 35,5, K = 39, O = 16?
 A. 18,359%. B. 18,953%. C. 6,32%. D. Kết quả khác.
Câu 30. Nguyên tử R có 2 đồng vị có số khối lần lượt là 20 và 22. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của R biết đồng vị thứ nhất chiếm 40% số nguyên tử?
 A. 21,2. B. 10,2. C. 21,3. D. 20,4.
Câu 31. Clo có 2 đồng vị có số khối là 35 và 37. Tính phần trăm về khối lượng của đồng vị Cl trong NaClO3, biết khối lượng nguyên tử trung bình của clo là 35,5 ; Na = 39; O = 16?
 A. 8,685%. B. 8,856%. C. 8,586%. D. Kết quả khác
Câu 32. Trong tự nhiên. Niken có 5 đồng vị với % số nguyên tử tương ứng của mỗi đồng vị như sau: (67,76%); (26,16%); (1,25%); (3,66%); . Nguyên tử khối trung bình của Niken là.
	A. 58,77.	B. 59,55.	C. 60,28.	D. 59,75.
Câu 33. Mg có 2 đồng vị là X và Y. Nguyên tử khối của X là 24, đồng vị Y nhiều hơn X 1 nơtron. Tỉ lệ giữa số nguyên tử X và Y là 3 : 2 . Nguyên tử khối trung bình của Mg là:
 A. 24,3 	B. 24,4	C. 24,5 	D. 24,6
Câu 34: Nguyên tố N có 3 đồng vị là A1 chiếm 92,23%, A2 chiếm 4,675 và A3. Tổng số khối của ba đồng vị là 87. Số nơtron trong A2 nhiều hơn trong A1 một hạt. Nguyên tử khối trung bình của A là 28,0855. Số khối của A1; A2; A3 lần lượt là.
	A. 28; 29; 30.	B. 27; 29; 31.	C. 29; 30; 31.	D. 27; 28; 30.
Câu 35. Trong tự nhiên bạc có 2 đồng vị 109Ag , A2Ag . Biết 109Ag chiếm 44% và nguyên tử khối trung bình của Ag bằng 107,88. Số khối của đồng vị thứ 2 (A2) là:
A. 105 	B.106	C. 107 	D. 108
Câu 36: Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,812. Khi có 94 nguyên tử thì có bao nhiêu nguyên tử ?
	A. 405.	B. 403.	C. 406.	D. 404.
BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?
 A. Trong nguyên tử, electron chuyển động theo 1 quĩ đạo xác định với vận tốc vô cùng nhanh.
 B. Tất cả các electron trong nguyên tử đều có năng lượng giống nhau.
 C. Các electron ở lớp thứ nhất có năng lượng thấp nhất và ở gần nhân nhất.
 D. Đối với tất cả các nguyên tử, lớp ngoài cùng có tối đa là 8 electron
Câu 2. Các electron có mức năng lượng càng cao thì:
 A. Chuyển động càng gần hạt nhân. B. Chuyển động càng xa hạt nhân.
 C. Chuyển động bất kì. D. Không chuyển động .
Câu 3. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là
	A. 17.	B. 16.	C. 15.	D. 14.
Câu 4. Số electron tối đa ở lớp n là:
 A. 2n 	B. 2n2	C. n2 	D. n
Câu 5. Số phân lớp electron ở lớp n là:	
 A. 2n 	B. 2n2	C. n2 	D. n
Câu 6. Số electron tối đa ở mức năng lượng K và L tương ứng là:
A. 2 và 4 	B. 8 và 18	C. 4 và 8 	D. 2 và 8 
Câu 7. Số electron tối đa trong các lớp M, N, K lần lượt là
A. 32, 18, 8.	B. 18, 32, 2.	C. 8, 18, 32.	D. 2, 8, 18.
Câu 8. Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hoà?
A. s2, p5, d9, f13.	B. s2, p6, d10, f14.	C. s2, p4,d10, f11.	D. s1, p3, d7, f12.
Câu 9. Số electron tối đa có trong phân lớp p là
A. 2.	B. 14.	C. 6.	D. 10.
Câu 10. Kí hiệu mức năng lượng của obitan nguyên tử nào sau đây là không đúng?
A. 4s.	B. 3p.	C. 2d.	D. 3d.
BÀI 5: CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ.
Câu 1. Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 24 là
A. 1s22s22p63s23p63d6. B. 1s22s22p63s23p64s23d4. C. 1s22s22p63s23p63d54s1. D. 1s22s22p63s23p63d44s2.
Câu 2. Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16) là 1s22s22p63s23p4. Tìm câu sai?
	A. Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron.	B. Lớp thứ hai (lớp L) có 6 electron.
	C. Lớp thứ ba (lớp M) có 6 electron.	D. Lớp ngoài cùng có 6 electron
Câu 3. Nguyên tử 29Cu có cấu hình electron là:
 A.1s22s22p63s23p63d94s2 B. 1s22s22p63s23p64s23d9 C.1s22s22p63s23p63d104s1 D. 1s22s22p63s23p64s13d10 
Câu 4. Ion 26Fe3+ có cấu hình electron là:
 A.1s22s22p63s23p63d34s2 B. 1s22s22p63s23p64s23d3 C.1s22s22p63s23p63d5 D. 1s22s22p63s23p63d64s2 
Câu 5: Nguyên tố có Z = 25 thuộc loại nguyên tố gì?
	A. s.	B. p.	C. d.	D. f.
Câu 6. Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 52, số hạt không mang điện trong hạt nhân lớn gấp 1,059 lần hạt mang điện dương. Kết luận nào sau đây không đúng với R .
 A. R là phi kim B. R có số khối là 35
 C. Điện tích hạt nhân của R là 17+ D. R có 3 electron độc thân ở trạng thái cơ bản
Câu 7. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron kết thúc ở 4p1. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z của X là:
A. 31 	B. 30 	C. 29 	D. 21
Câu 8. Cho các cặp nguyên tố có số hiệu nguyên tử là:
 a. 3 ; 11 b. 12 ; 20 c. 7 ; 15 d. 8 ; 16
 Những cặp nguyên tố sau là kim loại:
 A. a,b B. c,d C. a, d D. a,b, c, d
Câu 9. Tổng số electron của lớp thứ 3 của nguyên tử P ( Z = 15) là:
 A. 1 electron B. 2 electron C. 3 electron D. 5 electron 
Câu 10. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X được phân bố như sau: 2s2 2p5. Số hiệu nguyên tử và kí hiệu của nguyên tố X là:
 A. 5, B. B. 7, N. C. 8, O. D. 9 , F.
Câu 11. Cấu hình electron của nguyên tử P (Z = 15) là 1s22s22p63s23p3. Tìm câu sai?
	A. Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron.	B. Lớp thứ hai (lớp L) có 8 electron.
	C. Lớp thứ ba (lớp M) có 6 electron.	D. Lớp ngoài cùng có 5 electron.
Câu 12. Cấu hình electron nào sau đây là đúng?
A. 1s22s22p63s23p54s2.	B. 1s22s22p63s23p64s14p2.
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p2.	D. 1s22s22p63s24s2.
Câu 13. Nguyên tử nguyên tố X có 19 electron. Hỏi nguyên tử nguyên tố X có mấy lớp electron?
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 14. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 4 lớp, lớp thứ tư có 4 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là
A. 35.	B. 22.	C. 18.	D. 32.
Câu 15. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl (Z = 17) là
A. 5.	B. 7.	C. 4.	D. 3.
Câu 16. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử A và B lần lượt là 3sx và 3p5. Biết rằng phân lớp 3s của 2 nguyên tử A và B hơn kém nhau chỉ 1 electron. Hai nguyên tử A, B có số hiệu nguyên tử lần lượt là
A. 11; 17.	B. 12; 17.	C. 11; 16.	D. 12; 16.
Câu 17. Nguyên tử Fe có Z = 26 ; cấu hình e của Fe là
 A. 1s22s22p63s23p6 3d6 4s2. B. 1s22s22p63s23p64s13d7. C. 1s22s22p63s23p64s23d6.	 D. 1s22s22p63s23p6 3d7 4s1.
Câu 18. Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau: A: 1s22s22p63s2 ; 	B: 1s22s22p6
C: 1s22s22p63s23p5 ; D: 1s22s22p63s23p1 ; G: 1s22s22p63s1. Các nguyên tố kim loại là
A. A, D, G.	B. B, C, A.	C. C, B, G.	D. A, D, C.
Câu 19. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. [Ne] 3p1.	B. [Ne] 3s1.	C. [Ne] 3s2p3.	D. [Ne] 3s2.
Câu 20. Nguyên tử X có mức năng lượng cao nhất là 3d5. Vậy nguyên tử X có số lớp electron là
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 21. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26)
A. Fe và Cl.	B. Al và P.	C. Na và Cl.	D. Al và Cl.
Câu 22. Cấu hình electron nào sau đây viết sai: 
A. 1s22s22p5.	B. 1s22s22p53s1.	C. 1s22s22p6.	D. 1s22s22p63s2.
Câu 22: Có bao nhiêu nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1?
 A. 1. B. 9. C. 10. D. 3.
CHƯƠNG II: BTH CÁC NTHH VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
BÀI 1: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1: Số nguyên tố trong chu kì 2 và 4 là
	A.8 và 18	B.18 và 32	C.32 và 32	D.8 và 32
Câu 2: Các nguyên tố thuộc nhóm B trong bảng tuần hoàn là những nguyên tố nào sau đây?
A.Các nguyên tố s và p 	B.Các nguyên tố d và f
C.Các nguyên tố d và p	D.Các nguyên tố p và f
Câu 3: Mệnh đề nào sau đây đúng?
A.Số thứ tự nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng.
B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm bao giờ cũng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ He).
C.Các nguyên tố trong cùng một chu kì có tính chất hoá học tương tự nhau
D. Số thứ tự của chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng.
Câu 4: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X cùng chu kì với Ca(Z=20) và cùng nhóm với F(Z=9) là
A.23	B.33	C.35	D.25
Câu 5: Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F lần lượt có cấu hình electron như sau:
 	A:1s22s22p63s2 	B:1s22s22p63s23p64s1 	C:1s22s22p63s23p64s24p5 
 	D:1s22s22p63s23p5 	E:1s22s22p63s23p63d64s2 	F:1s22s22p5 
Các nguyên tố nào thuộc cùng 1 nhóm?
A.A, D, E 	 B.B,C,E 	C.C, D, F 	D.A,B,F
Câu 6: Nguyên tố X có Z = 23 nằm ở vị trí nào của bảng tuần hoàn?
A.Chu kỳ 4, nhóm IIIA	B.Chu kỳ 4, nhóm VB C.Chu kỳ 3, nhóm IIIA	D.Chu kỳ 3, nhóm IIIB
Câu 7: Nguyên tử X, cation Y2+, anion Z- đều có cấu hình electron: 1s22s22p6. X, Y, Z thì.
	A. X phi kim, Y khí hiếm, Z kim loại.	B. X khí hiếm, Y phi kim, Z kim loại.
	C. X khí hiếm, Y kim loại, Z phi kim.	D. X kim loại, Y khí hiếm, Z phi kim.
Câu 8: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron: [Ar]3d34s2. Nguyên tố đó ở:
 	A. Chu kì 4, nhóm VB. 	B. Chu kì 5, nhóm IVA.	 
C. Chu kì 4, nhóm IIA.	 	D. Chu kì 5, nhóm IIA.
Câu 9: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IVA. Cấu hình electron của X là.
	A. 1s22s22p63s23p63d44s2.	B. 1s22s22p63s23p63d104s24p2.
	C. 1s22s22p63s23p63d24s2.	D. 1s22s22p63s23p63d84s2.
Câu 10: Cation R+ có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R thuộc :
 	A. Chu kì 2, phân nhóm VIA; 	B. Chu kì3, phân nhóm IA.
 	C. Chu kì 4, phân nhóm IA; 	D. Chu kì 4, phân nhóm chính VIA.
Câu 11: Nguyên tử các nguyên tố xếp ở chu kỳ 5 có số lớp e trong nguyên tử là:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 12: X,Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn.Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử X,Y bằng 30. Xác định vị trí X và Y?
A. X thuộc chu kì 2 và nhóm IIA, Y thuộc chu kì 3 và nhóm IIA.
B. X thuộc chu kì 2 và nhóm IA, Y thuộc chu kì 3 và nhóm IA.
C. X thuộc chu kì 3 và nhóm IIA, Y thuộc chu kì 4 và nhóm IIA.
D. X thuộc chu kì 3 và nhóm IA, Y thuộc chu kì 4 và nhóm IA.
Câu 13: Hai nguyên tố X,Y thuộc cùng một chu kì và ở 2 nhóm A liên tiếp.Tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử X,Y bằng 25.Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn là
A. X thuộc chu kì 3 và nhóm IIA, Y thuộc chu kì 3 và nhóm IIIA.
B. X thuộc chu kì 3 và nhóm VA, Y thuộc chu kì 3 và nhóm VIA.
C. X thuộc chu kì 2 và nhóm IIA, Y thuộc chu kì 2 và nhóm IIIA.
D. X thuộc chu kì 2 và nhóm VA, Y thuộc chu kì 2 và nhóm VIA.
Câu 14: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố X thuộc nhóm VIIA là 52. Xác định X(Điện tích hạt nhân của F=9; Cl=17; Br=35; I=53).
A.F.	B.Cl.	C. Br.	D.I.
Câu 15: Cho 2,73 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước tạo ra 784ml khí (đktc). Kim loại đó là
A.Li. 	B.Na.	C.K.	D.Rb.	
Câu 16: Cho 3 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA, ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit khí hidro(đktc).Hai kim loại đó là:(Cho Be=9; Mg=24; Ca=40; Sr=88; Ba=137).
A.Be và Mg.	B.Mg và Ca.	C.Sr và Ca.	D.Sr và Ba.
Câu 17: Cho nguyên tố . X có đặc điểm:
A. X thuộc chu kỳ 4, nhóm IVA.	
B. số notron trong nhân nguyên tử X là 20.
C. X là nguyên tố kim loại, có cấu hình ion X+ là 1s22s22p63s23p6. 
D. tất cả đều đúng.
Câu 18: Ion Y- có cấu hình e 1s22s22p63s23p6. Vị trí Y trong BTH là:
A. Y thuộc chu kỳ 3, nhóm VII A.	B. Y thuộc chu kỳ 3, nhóm VI A.
C. Y thuộc chu kỳ 4, nhóm I A.	D. Y thuộc chu kỳ 4, nhóm VII A.
Câu 19: Biết Cu (Z = 29), Fe (Z = 26); Cr (Z = 24) và K (Z = 19). Cấu hình electr

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_co_ban_va_nang_cao_ve_nguyen_tu_dong_vi_lien_ket_hoa_hoc.doc