Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết lần 4 môn: Hóa học 11 – chuẩn

docx 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3641Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết lần 4 môn: Hóa học 11 – chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết lần 4 môn: Hóa học 11 – chuẩn
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 4 (2014-2015)
Môn : HÓA HỌC 11 – CHUẨN
A. Mục tiêu về kiến thức và kĩ năng
I. Kiến thức
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của benzen và đồng đẳng, ancol, phenol.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng, stiren, ancol, phenol. 
- Ứng dụng và điều chế benzen và đồng đẳng, stiren, ancol, phenol. 
II. Kỹ năng
Giải được bài tập: 
- Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng, các đồng phân ancol.. 
- Vận dụng quy tắc thế vào vòng benzen để dự đoán sản phẩm phản ứng. 
- Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp, Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp.
- Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C - 5C). 
- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
B. Ma trận đề
 Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận
dụng
Tổng cộng
Benzen và đồng đẳng
Số câu
3
1,2
3
1,2
2
0,8
8
3,2
Số điểm
Một số hiđrocacbon thơm khác
Số câu
1
0,4
1
0,4
1
0,4
3
1,2
Số điểm
Ancol
Số câu
4
1,6
3
1,2
3
1,2
10
4,0
Số điểm
Phenol 
Số câu
1
0,4
2
0,8
1
0,4
4
1,6
Số điểm
 Tổng cộng 
Số câu
9
3,6
9
3,6
7
2,8
25
10,0
Số điểm
NỘI DUNG ĐỀ
(Đề kiểm tra có 02 trang)
Cho KLNT: O = 16, C = 12, Br = 80, H = 1, Na = 23
Câu 1: Cho các chất (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hex-5-trien; (5) stiren; (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là:
A. (1); (2); (3); (4). 	B. (1); (2); (3); (5) . 	 C. (1); (2); (5); (6). D. (1); (5); (6); (4).
Câu 2: Nhóm các chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch brom?
A. Benzen, stiren, propin, buta-1,3-đien. 	 B. Toluen, stiren, axetilen, etilen. 
C. Stiren, axetilen, isopren, SO2, H2S. 	 D. Etylbenzen, stiren, SO2, axetilen, etilen. 
Câu 3: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu công thức cấu tạo có chứa vòng benzen? 
A. 5. 	B. 4. 	 C. 3. 	D. 2.
Câu 4: 10,4 gam stiren đã bị trùng hợp một phần tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,08 mol brom. % lượng stiren chưa bị trùng hợp là : ( C=12; H=1)
A. 50%	B. 75%	 C. 25%	D. 80%
Câu 5: Hiđrat hoá 2,8 g anken X thu được 4,6 g ancol Y. Y là: 
A. ancol propylic	B. ancol metylic	 C. ancol butylic	D. ancol etylic
Câu 6: Tính chất nào không phải của benzen 
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). 	 B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4. 	 D. Tác dụng với Cl2 (as).
Câu 7: Phản ứng thế clo vào benzen cần có:
 A. ánh sáng, xúc tác Ni hoặc Pt	 B. xúc tác Fe , t0
 C. ánh sáng	 D. xúc tác Ni hoặc Pt
Câu 8: Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết: etanol, phenol, benzen, glixerol, stiren
A. Dung dịch AgNO3, quỳ tím 	 B. KMnO4, nước brom, K 
C. NaOH, quỳ tím ,Na	 D. Nước brom, Cu(OH)2, Na
Câu 9: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen A, B thu được H2O và 30,36 gam CO2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:
A. C6H6; C7H8. 	B. C8H10; C9H12. 	C. C7H8; C9H12.	D. C9H12; C10H14. 
Câu 10: Từ 400 gam bezen có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam phenol. Cho biết hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 78%. 
A. 376 gam.	B. 312 gam.	C. 618 gam.	D. 320 gam. 
Câu 11: Nếu cho 4,7g phenol tác dụng với nước brom dư thì thu được khối lượng chất kết tủa là :
A. 16,55g	 B. 8,65	 C. 16,50g	D. 8,50g 
Câu 12: Cho ancol có công thức cấu tạo (CH3)3CCH(OH)CH3, tên gọi theo danh pháp thay thế là: 
A. 3,3-đimetylbutan-3-ol 	B. 2,2-đimetylbutan-2-ol
C. 2,2-đimetylbutan-3-ol 	D. 3,3-đimetylbutan-2-ol
Câu 13: Đốt cháy một hỗn hợp C6H6, C8H8, C4H4 thu được 13,44 lít CO2 (đkc) và 5,4g H2O thì thể tích O2 (đkc) đã tham gia phản ứng là: ( C=12; H=1; O=16)
A. 24,00 lít	 B. 18,60 lít	 C. 16,08 lít	 D. 16,80 lít
Câu 14: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): 
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen. 
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu sai là:
 A. 1.	 B. 2.	 C. 3.	 D. 4
Câu 15: Số đồng phân ancol bậc 2 có CTPT C4H10O là
A. 1	B. 3	C. 2	D. 0
Câu 16: Cho các chất sau C2H6, C6H5OH, C2H5OH. Thứ tự sắp xếp các chất theo chiều tăng dần của nhiệt độ sôi là:
A. C2H6,C6H5OH, C2H5OH.	B. C2H6, C2H5OH,C6H5OH.
C. C2H6,C6H5OH, C2H5OH	D. C2H6, C2H5OH, C6H5OH.
Câu 17: Cho 14,0 g hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với natri dư, thu được 2,24 lít khí thoát ra (đktc). % khối lượng của etanol trong hỗn hợp là: 
A. 67,14%	B. 32,86%	C. 16,43%	D. 63,57%
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X đơn chức thấy có 1,32 g CO2 và 0,72 g H2O. X có CTPT là
A. C3H8O2.	B. C2H6O.	C. C3H8O.	D. C3H6O.
Câu 19: Điều chế benzen bằng cách trùng hợp hoàn toàn 5,6 lít C2H2 (đktc) thì lượng benzen thu được là bao nhiêu nếu hiệu suất phản ứng là 80%:
A. 6,5 gam	B. 15,2 gam	C. 5,2 gam	D. 15,6 gam
Câu 20: Cho các chất có công thức cấu tạo : 
 (1) (2) (3) 
Chất nào không thuộc loại phenol?
A. (1) và (3).	B. (1) và (2).	C. (1).	D. (2).
Câu 21: Điêu kiện của phản ứng tách nước : CH3-CH2-OH CH2 = CH2 + H2O là :
A. H2SO4 đặc, 100oC	B. H2SO4 đặc, 120oC	C. H2SO4 đặc, 140oC	D. H2SO4 đặc, 170oC
Câu 22: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (A); HOCH2-CH2-CH2OH (B); 
HOCH2-CHOH-CH2OH (D); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (E); CH3-CHOH-CH2OH (X). Những chất tác 
dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là: 
A. A, B, E, X. 	B. D, E, X. 	C. A, D, X. 	D. A, B, D, X. 
Câu 23: Thực hiện phản ứng trùng hợp vinylbenzen thu được polime có tên gọi là
A. Polipropilen.	B. Polietilen.	C. Polistiren.	D. Polivinylclorua.
Câu 24: Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được anken Y. Phân tử khối của Y là :
A. 56.	 B. 70.	 C. 28.	D. 42.
Câu 25: Cho 7,8 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na, thu được 12,25 gam chất rắn. Hai ancol đó là: 
A. C3H5OH và C4H7OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4 H9OH. D. CH3OH và C2H5OH.

Tài liệu đính kèm:

  • docxHoa_Ch_(LE QUY DON)_4_11.docx