Luyện giải đề môn Hóa Học THPT Quốc Gia - Đề 7

pdf 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện giải đề môn Hóa Học THPT Quốc Gia - Đề 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện giải đề môn Hóa Học THPT Quốc Gia - Đề 7
Luyện giải đề môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2015 – Vũ Văn Chinh 
 Chúc các bạn học tập thật tốt !!! Vũ Văn Chinh 
 ĐỀ DỰ ĐOÁN SỐ 07 – V V C 
Họ và tên : ...................................................... 
Số báo danh : ................................................... 
Câu 1: Cho m gam bột Fe vào 600 ml dung dịch HCl 1M đến phản ứng hoàn toàn thấy bay ra 5,6 
lít H2 (đktc). Mặt khác thêm đồng thời m gam bột Fe và a gam NaNO3 vào 400 ml dung dịch HCl 
1M, phản ứng hoàn toàn thấy bay lên 2,24 lít khí X hóa nâu trong không khí (đktc; sản phẩm 
khử ion nitrat duy nhất); thêm dung dịch HCl vào hỗn hợp phản ứng chỉ thấy có H2 bay lên. Giá 
trị của a là 
A. 17,0. B. 4,25. C. 12,75. D. 8,5. 
Câu 2: X là một trong các chất sau đây: glucozơ, saccarozơ, glixerol, fructozơ, axit axetic, 
xenlulozơ, etyl amin, axit  - aminoaxetic, mantozơ và fomanđehit. X tác dụng với Cu(OH)2 ở 
điều kiện thường cho dung dịch màu xanh lam, đun nóng thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch. Trong 
các chất trên, số chất có tính chất vừa nêu là A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 
Câu 3: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn 
bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 
gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 
(đktc). Thành phần % về khối lượng Mg trong X là 
A. 39,13%. B. 52,17%. C. 28,15%. D. 46,15%. 
Câu 4: Oxi hoá 4,6 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức thành anđehit cần dùng vừa đủ 8 
gam CuO. Lấy toàn bộ lượng anđehit thu được phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) 
thì thu được 32,4 gam bạc. Công thức của hai ancol trong hỗn hợp X là 
A. CH3CH2OH và CH3OH B. CH3OH và CH3CH2CH2OH 
C. CH3OH và CH3CH(OH)CH3 D. CH3CH2OH và CH3CH2CH2OH 
Câu 5: Để điều chế ancol polivinylic, người ta thực hiện phản ứng nào trong các phản ứng sau 
A. trùng hợp ancol vinylic 
B. thuỷ phân poli (vinyl clorua) trong dung dịch kiềm 
C. thuỷ phân poli (metyl acrylat) trong dung dịch kiềm 
D. thuỷ phân poli (vinyl axetat) trong dung dịch kiềm 
Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 
1,59 gam X cần dùng vùa đủ 2,52 lít O2 (ở đktc). Mặt khác, đun nóng 15,9 gam hỗn hợp X ở trên 
với H2SO4 đặc ở 1400C thu được hỗn hợp Y gồm các ete có số mol bằng nhau. Biết các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn. Số mol mỗi ete trong Y là 
A. 0,05 mol B. 0,08 mol C. 0,04 mol D. 0,1 mol 
Câu 7: X là anđehit. Biết rằng để hiđro hoá X trong điều kiện đun nóng, xúc tác Ni thì thể tích 
hiđro cần dùng gấp hai lần thể tích X (các thể tích đo trong cùng điều kiện). Còn khi cho 5,6 gam 
X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), đun nóng thu được 21,6 gam kết tủa. Công thức của 
X là 
A. CH2=CHCHO B. OHC-CHO C. HCHO D. CH3CHO 
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp bột Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,18M và 
Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 
1,92 gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam hỗn 
hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là 
A. 3,124. B. 2,648. C. 2,700. D. 3,280. 
Luyện giải đề môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2015 – Vũ Văn Chinh 
 Chúc các bạn học tập thật tốt !!! Vũ Văn Chinh 
Câu 9: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người 
ta thu được dung dịch X và Cu. Như vậy trong dung dịch X có chứa: 
A. HCl, CuCl2, FeCl2. B. HCl, CuCl2, FeCl3 C. HCl, FeCl3, CuCl2 D. HCl, FeCl2, FeCl3 . 
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Crom có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm 
B. Crom là kim loại lưỡng tính 
C. Crom là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm 
D. Hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của crom là axit 
Câu 11: 6,75 gam hiđrocacbon khí X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 40 gam brom. Mặt 
khác, khi đốt cháy hoàn toàn 1,35 gam X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung 
dịch nước vôi trong (dư) nhận thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là 
A. 4,18 gam B. 5,75 gam C. 4,40 gam D. 5,25 gam 
Câu 12: Trộn đều 6,102 gam hỗn hợp Al, Fe3O4 và CuO (các chất có cùng số mol) rồi tiến hành 
phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với x lít dung dịch HNO3 1M dư được 
V ml (ở đktc) hỗn hợp khí NO2 và NO theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Tính giá trị của x ( biết 
dùng dư 5% so với lượng phản ứng) 
A. 0,2880. B. 0,3024. C. 0,1134 D. 0,2646 
Câu 13: Có các nhận định sau: 
1) Cấu hình electron của ion X3+ là 1s22s22p63s23p63d5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố 
hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. 
2) Các ion và nguyên tử: Ne , Na+ , F− có điểm chung là có cùng số electron. 
3) Cấu hình electron của ion 29Cu+ là 1s22s22p63s23p63d94s1 
4) Phản ứng xảy ra giữa kim loại và bột S đều cần phải có nhiệt độ 
 5) Có 9 nguyên tố có cấu hình electron sau cùng là 4s2 
Cho: N (Z = 7), F (Z=9), Ne (Z=10), Na (Z = 11), S (Z = 16). 
Số nhận định đúng: 
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. 
Câu 14: Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương, khi phản ứng với dung dịch 
NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và 
HCl tạo ra khí P. Cho 11,55 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu 
được số gam chất rắn khan là: 
A. 14,32 g B. 9,52 g C. 8,75 g D. 10,2 g 
Câu 15: Cho 400 ml dung dịch NaOH 0,01M vào V ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,01M và HNO3 
0,01M thu được dung dịch chứa m gam chất tan và có pH=11,15. Giá trị của m là 
A. 0,28 B. 0,25 C. 0,27 D. 0,26 
Câu 16: Cho NaOH dư vào dung dịch chứa 4,57 gam hỗn hợp MgCl2 và AlCl3. Lọc lấy kết tủa và 
nung đến khối lượng không đổi thu được 0,8 gam rắn.Vậy khối lượng AlCl3 trong hỗn hợp đầu là 
A. 3,26 gam B. 2,67 gam C. 3,77 gam D. 3,41 gam 
Câu 17: Chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với metan bằng 4,625. Khi đốt cháy X thu được số mol 
H2O bằng số mol X đã cháy, còn số mol CO2 bằng 2 lần số mol nước. X tác dụng đươc với Na, 
NaOH và AgNO3 trong dung dịch NH3 sinh ra Ag. Công thức cấu tạo của X là 
A. HOCH2CH2CHO. B. HOOC-COOH. C. HCOOCH2CH3. D. HOOC-CHO. 
Câu 18: Cho 44,94 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al, Mg trong đó số mol Al bằng 3 lần số 
mol Mg tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,92 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra 
hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 289.38 gam muối sunfat trung hòa và 6,272 lít (đktc) 
khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 6. 
Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là 
A. 3,204%. B. 3,.684% C. 2,968%. D. 2,864%. 
Luyện giải đề môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2015 – Vũ Văn Chinh 
 Chúc các bạn học tập thật tốt !!! Vũ Văn Chinh 
Câu 19: Cho 200 ml dung dịch AgNO3 2,5a mol/l tác dụng với 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 a 
mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,28 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch 
HCl dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 34,44 B. 28,7 C. 40,18 D. 43,05 
Câu 20: Hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe2O3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng 
dư thu được 9,632 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất).Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 
dung dịch NaOH dư thì còn 0,849m gam chất rắn Y không tan. Cho chất rắn Y tác dụng với dung 
dịch HCl dư thì thu được dung dịch Z trong đó có chứa 62,24 gam muối và còn p gam chất rắn 
không tan. Giá trị của p là A. 5,24 B. 5,36 C. 5,13 D. 
5,48 
Câu 21: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử ? 
A. 6FeCl2 + 3Br2  B. Fe3O4 + 4H2SO4 loãng  
C. Fe + H2SO4 loãng  D. 2FeO + 4H2SO4 đặc  
Câu 22: Cho 5,4 g Al phản ứng hoàn toàn với 48 g Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Lấy toàn bộ chất rắn thu 
được sau phản ứng cho vào dung dịch KOH dư. Khối lượng phần không tan là: 
A. 11,2 gam B. 43,2 gam C. 48,0 gam D. 53,4 gam 
Câu 23: Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Ag vào dung dịch HNO3 rồi cô cạn và đun đến khối 
lượng không đổi thì thu được chất rắn nặng: 
A. 4,50 gam B. 7,38 gam C. 3,78 gam D. 4,26 gam 
Câu 24: Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6 M vào 200 ml 
dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 đến 
dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị m bằng: 
A. 9,85 B. 11,82 C. 23,64 D. 7,88 
Câu 25: Cho hỗn hợp hai axit cacboxylic hai chức tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 
dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ lượng muối thu được tác dụng hết với NaOH 
dư có mặt CaO đun nóng thu được chất rắn X và hỗn hợp hiđrocacbon Y có tỉ khối so với H2 bằng 
18,5. Cho toàn bộ chất rắn X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,4 mol CO2. Giá trị 
m là 
A. 32,4. B. 33,8. C. 25,0. D. 61,8. 
Câu 26: Cho 20,54 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al2O3, ZnO, CaO trong đó oxi chiếm 27,26% khối 
lượng tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch Y. 
Cô cạn dung dịch Y thu được 52,38 gam muối khan. Giá trị của V là 
A. 0,674 B. 0,562 C. 0,897 D. 1,128 
Câu 27: Cho phản ứng hoá học sau: 
CrCl3 + NaOCl + NaOH  Na2CrO4 + NaCl + H2O 
Hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là: 
A. 2, 3, 10, 2, 9, 5 B. 2, 3, 8, 2, 9, 4 C. 4, 6, 8, 4, 3, 4 D. 2, 6, 4, 2, 3, 4 
Câu 28: X là trieste của glixerol. Đun nóng X với dung dịch natri hiđroxit, thu được hỗn hợp hai 
muối là natri stearat và natri panmitat. Số công thức cấu tạo của X phù hợp với điều kiện trên là 
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được dung dịch 
Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 0,2 mol Ag. Mặt khác, thủy 
phân m gam hỗn hợp X một thời gian (hiệu suất thủy phân mỗi chất đều là 80%) thu được dung 
dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 0,168 mol Ag. Thành 
phần % về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp là: 
A. 60%. B. 55%. C. 40%. D. 45%. 
Câu 30: Có các cặp chất sau: Cr và dung dịch ZnSO4; Zn và dung dịch CuSO4; K và dung dịch 
CuSO4; dung dịch KI và dung dịch FeCl3. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là: 
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 
Luyện giải đề môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2015 – Vũ Văn Chinh 
 Chúc các bạn học tập thật tốt !!! Vũ Văn Chinh 
Câu 31: Hỗn hợp X gồm Cu, FeCO3 và Fe2O3 có cùng số mol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 
dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y và khí Z. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch 
AgNO3 dư thu được m+135,84 gam kết tủa. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch 
HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí gồm khí Z và NO (NO là sản phẩm khử duy nhất). Giá 
trị của V là A. 4,928 B. 5,824 C. 6,048 D. 5,376 
Câu 32: Cho sơ đồ chuyển hoá sau đây: FeS2  X  Y  Z (mỗi mũi tên là một phương 
trình phản ứng). X, Y, Z lần lượt là 
A. S, SO3, H2SO3 B. SO2, H2SO4, Na2SO4 
C. H2S, BaSO4, Ba(NO3)2 D. H2S, CuS, CuCl2 
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn x mol anđehit, mạch hở X thu được y mol CO2 và z mol H2O. 
Biết y – z = x. Trong các phát biểu sau về X, phát biểu đúng nhất là 
A. X là đồng đẳng của anđehit fomic 
B. X là anđehit chưa no, đa chức 
C. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư cho số mol Ag gấp 4 lần số mol X 
D. X cộng hiđro (t0, Ni) tạo thành ancol 3 chức 
Câu 34: Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 
71,875%.. Cho 2,56 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 1,12 lít H2 (dktc). Số nguyên tử 
H có trong công thức phân tử ancol X là: A. 8 B. 4 C. 6 D. 10 
Câu 35: Cho 28,8 gam hỗn hợp X gồm propinal, glucozơ, fructozơ tác dụng với lượng dư dung 
dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 103,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của propinal trong 
X là 
A. 42,5%. B. 85,6%. C. 37,5%. D. 40,0%. 
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 1,58 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Mg trong dung dịch HCl thu 
được 1,344 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là: 
A. 4,20 gam B. 5,84 gam C. 6,40 gam D. 6,72 gam 
Câu 37: X là chất lỏng ít tan trong nước, không có vị chua, không làm mất màu nước brom. X 
chứa 55,81% C; 7,01% H còn lại là oxi (về khối lượng). X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch 
NaOH 1M, sau phản ứng thu được m gam chất hữu cơ Y duy nhất. Biết khi đun nóng Y với dung 
dịch axit vô cơ lại tạo thành X và tỉ khối hơi của X so với metan bằng 5,375. Giá trị của m là 
A. 25,2 gam B. 24,8 gam C. 19,6 gam D. 23,5 gam 
Câu 38: Để điều chế axit picric (2,4,6–trinitrophenol) người ta đi từ 4,7gam phenol và dùng một 
lượng HNO3 lớn hơn 50% so với lượng HNO3 cần thiết. Số mol HNO3 đã dùng và khối lượng axit 
picric thu được lần lượt là(các phản ứng xảy ra hoàn toàn): 
A. 0,225 mol và 13,85g B. 0,2 mol và 11,45 g 
C. 0,2 mol và 13,85g D. 0,225 mol và 11,45g 
Câu 39: Cho các chất sau đây: axetilen, glucozơ, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, etyl fomat, 
etyl amin, mantozơ, tinh bột, axit fomic và etilen. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là 
A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 2 ankan A và B. Với MA < MB và tỉ lệ mol tương ứng là 1:4. Crackinh m 
gam hỗn hợp X với hiệu suất tương ứng đối với A là 50% và với B là 60% được hỗn hợp Y có tỉ 
khối so với H2 = 25,443. Công thức của 2 ankan là : 
A. C4H10: C6H14 B. C4H10: C5H12 C. C5H12: C6H14 D. C3H8: C5H12. 
Câu 41: Để phân bịêt các dung dịch riêng biệt chứa trong các lọ mất nhãn gồm: NH4NO3, 
(NH4)2CO3, AlCl3, BaCl2 và FeCl2 bằng một thuốc thử, nên dùng: 
A. dung dịch NaOH B. dung dịch H2SO4 C. quỳ tím D. dung dịch Ba(OH)2 
Câu 42: Hòa tan 26,7 gam hỗn hợp NaI và NaCl vào nước được dung dịch X. Cho brom vừa đủ 
vào dung dịch X được muối Y có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là 
4,7 gam. Khối lượng NaCl trong hỗn hợp bằng: 
A. 4,70 gam B. 5,85 gam C. 15,0 gam D. 11,7 gam 
Luyện giải đề môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2015 – Vũ Văn Chinh 
 Chúc các bạn học tập thật tốt !!! Vũ Văn Chinh 
Câu 43: Chia a gam este X đơn chức làm 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một cần 
dùng 6,3 lít oxi, sau phản ứng thu được 5,6 lít CO2 và 3,375 gam H2O. Còn phần hai, cho tác dụng 
với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 5,125 gam muối. Biết các thể tích đo ở đktc. Giá trị của a 
và công thức cấu tạo của X là 
A. 10,75 gam; CH3COOC2H3 B. 12,75 gam: HCOOCH=CHCH3 
C. 12,75 gam; CH3COOCH2CH=CH2 D. 10,75 gam; CH3COOC2H5 
Câu 44: Hỗn hợp X gồm 0,12 mol C2H3CHO và 0,22 mol H2. Cho lượng hỗn hợp X ở trên đi qua 
ống sứ chứa Ni, nung nóng thu được hỗn hợp hơi Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 2,125. Hiệu suất 
của phản ứng cộng giữa C2H3CHO và H2 là 
A. 81,82% B. 83,33% C. 85,67% D. 75% 
Câu 45: Hỗn hợp X gồm CH3CHO, C2H5OH và HCOOC2H5 trong đó etanol chiếm 50% về số mol. 
Đốt cháy a gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam nước và 3,136 lít CO2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho a 
gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) đun nóng thu được m gam kết tủa. 
Giá trị của m là A. 6,48 gam B. 9,72 gam C. 8,64 gam D. 10,8 
gam 
Câu 46: Cho hỗn hợp HCHO và H2 qua ống đựng bột Ni nung nóng. Toàn bộ sản phẩm thu được 
đem hoà tan trong bình đựng nước lạnh thấy khối lượng bìng tăng 1,564 gam. Thêm tiếp dung 
dịch AgNO3/NH3 đến dư và đun nhẹ thì thu được 7,776 gam Ag. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá 
là: 
A. 20% B. 64% C. 80% D. 36% 
Câu 47: Ứng với công thức phân tử C3H6O có bao nhiêu đồng phân đơn chức mạch hở? 
A. 2 đồng phân B. 5 đồng phân C. 3 đồng phân D. 4 đồng phân 
Câu 48 : Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước thu được V lít khí H2 
(đktc) và dung dịch Y. Chọn giá trị đúng của V. 
A. V = 22,4(x + 3y) lít B. V = 11,2(2x + 3y)lít C. V = 22,4(x + y) lít D. V = 11,2(2x + 2y)lít 
Câu 49: Dãy gồm các chất tác dụng với kim loại Na là 
A. ancol etylic, alanin, phenol, metyl amin, glixin 
B. glixin, metyl amin, axit axetic, ancol etylic, axit benzoic 
C. metyl amin, phenol, axit axetic, glixin, glixerol 
D. axit axetic, ancol etylic, glixin, glixerol, phenol 
Câu 50: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm : 
Hiện tượng xảy ra trong bình bình tam giác chứa Br2 là 
A. Có kết tủa xuất hiện. B. Dung dịch Br2 bị mất màu. 
C. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2. D. Dung dịch Br2 không bị mất màu. 
–––––––––HẾT––––––– 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_thu_THPT_QG_2016_cuc_hay.pdf