Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2009 - 2010 môn: Hoá học thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1196Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2009 - 2010 môn: Hoá học thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2009 - 2010 môn: Hoá học thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
 TUYÊN QUANG	NĂM HỌC 2009-2010
	 Môn: Hoá học
 Đề chính thức 
	 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề thi này có 1 trang)
Câu 1:(3điểm)
1. Hoà tan hỗn hợp gồm BaO, Al2O3, FeO trong một lượng nước dư, thu được dung dịch A và chất rắn B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch A, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua phần B đun nóng thu được chất rắn C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần còn lại chất rắn D. Hoà tan hết D trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Xác định thành phần các chất có trong A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
2. Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Trình bày phương pháp hoá học để có thể loại bỏ tạp chất CuSO4 khỏi dung dịch FeSO4. Giải thích và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
3. Có 5 khí sau đựng riêng biệt trong các bình không có nhãn: O2, O3, N2, Cl2 và NH3 . Hãy nhận biết các khí bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình phản ứng đã dùng.
Câu 2: (2,75 điểm)
1. Xác định các chất hữu cơ ứng với mỗi chữ cái A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hoá sau:
 CH3COONa CH4 A B C D Caosu Buna.
2. Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất khí sau: etilen, metan, CO. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết chúng. Viết các phương trình phản ứng. 
3. Có hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic. Trình bày phương pháp hoá học để có thể tách riêng mỗi chất. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 3: (2,75 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 6,93 gam hỗn hợp gồm Zn, Fe và Al trong dung dịch H2SO4 loãng thu được khí X và dung dịch Y. Cho khí X đi qua vôi sống, sau đó cho đi qua 32 gam CuO đốt nóng, cuối cùng cho qua H2SO4 đặc. Sau thí nghiệm khối lượng bình đựng H2SO4 đặc tăng thêm 2,97 gam. Dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, nóng trong không khí. Lọc lấy kết tủa, rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được 2,4 gam chất rắn.
	Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phần phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu, biết rằng các phản ứng đều có hiệu suất là 100%.
Câu 4: (1,5 điểm)
Để đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam chất hữu cơ A người ta đã dùng vừa hết 6,72 lít khí oxi. Sản phẩm của phản ứng thu được gồm 5,04 gam nước và 6,272 lít hỗn hợp khí N2 và CO2 (các thể tích đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Biết tỉ khối hơi của chất A đối với hiđro là 44,5.
a. Xác định công thức phân tử của chất A.
Viết công thức cấu tạo của A, biết rằng A là este của rượu metylic (CH3OH). 
(Cho biết: H = 1; O = 16; C = 12; N = 14; Fe = 56; Zn = 65; Al = 27; Cu = 64)
Hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - THPT CHUYÊN
 Tuyên Quang Năm học 2009-2010
 Hướng dẫn chấm đề thi chính thức
	 Môn: Hoá học
Câu
Nội dung
Điểm
1
1. 
Hoà tan hỗn hợp vào nước dư có các phản ứng:
BaO + H2O Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Al2O3 Ba(AlO2)2 + H2O
Dung dịch A thu được là: Ba(AlO2)2
Chất răn B gồm: FeO và Al2O3 dư (vì C tan một phần trong d d NaOH)
Sục khí CO2 vào d.d A có phản ứng:
 Ba(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O 2 Al(OH)3 + Ba(HCO3)2
Cho khí CO dư qua B nung nóng có phản ứng:
FeO + CO Fe + CO2
Chất rắn C gồm : Fe và Al2O3
Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư:
2NaOH + Al2O3 2NaAlO2 + H2O
Chất rắn D là Fe
Cho D tác dung với H2SO4 sau đó cho tác dụng với KMnO4
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 8H2O
2. 
Vì tính khử của sắt mạnh hơn đồng. Ta thêm bột sắt (dư ) dung dịch chứa tạp chất sắt sẽ khử hết muối CuSO4 (Cu2+) thành Cu không tan . Sau đó lọc dung dịch loại bỏ phần chất rắn, ta thu được dung dịch FeSO4 tinh khiết
 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
3. 
Lấy mỗi khí một ít đem thí nghiệm.
-Dùng giấy quỳ tẩm ướt đưa vào 5 bình chứa khí, nhận ra Khí NH3 làm quỳ hoá xanh.
- Nhận ra Cl2 là khí làm quỳ chuyển màu đỏ sau đó mất màu
Cl2 + H2O HCl + HClO
- Dùng giấy tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột nhận ra O3 là khí làm giấy hoá xanh
2KI + O3 + H2O 2KOH + I2 +O2
I2 + tinh bột có màu xanh
2 khí còn lại đưa tàn đóm vào nhận ra O2 làm tàn đóm bùng sáng, N2 làm đóm tắt.
3,0
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,125
0,125
0,25
0,5
0,25
0,25
1,0
0,125
0,125
0,125
0,125
0,25
0,125
0,125
2
1.
Hoàn thành sơ đồ hoá học:
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
2CH4 C2H2 +3H2
C2H2 + H2 C2H4
C2H4 + H2O C2H5OH
2C2H5OH CH2=CH-CH=CH2 + H2 +2H2O
n CH2=CH-CH=CH2 (-CH2-CH=CH-CH2-)n
(Nếu học sinh chọn các chất A, B, C, D khác mà vẫn thực hiện đủ 4 phương trình đúng vẫn cho điểm tối đa)
2.
Cho lần lượt các khí qua dung dịch nước brom nhận ra etilen làm nước brom từ màu vàng da cam chuyển sang không màu.
CH2=CH2 + Br2 BrCH2-CH2Br
 Đốt metan và oxit cacbon, dẫn sản phẩm đi qua CuSO4 khan, nếu sản phẩm làm chuyển CuSO4 khan thành màu xanh (CuSO4. 5 H2O ) thì chất khí đem đốt là metan (sản phẩm có H2O).
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
CO + O2 CO2
Khí còn lại là CO. 
3. 
Trung hoà hỗn hợp bằng dung dịch NaOH
CH3COOH + NaOHCH3COONa + H2O
Chưng cất dung dịch, cho hơi rư ợu ngưng tụ thu dược rượu etylic, Cho dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất còn lại 
2CH3COONa + H2SO42CH3COOH + Na2 SO4
Chưng cất dung dịch lần nữa ta thu được CH3COOH
2,75
1,25
0,25
0,25
0,125
0,25
0,25
0,125
0,75
0.125
0,25
0,125
0,25
0,75
0.25
0,25
0,25
3
1. Các phản ứng xảy ra:
Zn + H2SO4 = ZnSO4 + H2 (1)
Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2 (2)
2Al + 3H2SO4 = Al2( SO4)3 +3 H2 (3)
CaO +H2O = Ca(OH)2 (4)
H2 + CuO Cu + H2O (5)
Hơi nước được hấp thụ bằng H2SO4 đặc .
Các phản ứng của dung dịch Y với d d NaOH:
ZnSO4 + 2NaOH = Zn(OH)2 + Na2SO4
Zn(OH)2 + 2NaOH = Na2(Zn(OH)4)
FeSO4 + 2NaOH = Fe(OH)2 + Na2SO4
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3 
Al2(SO4)3 + 6NaOH = 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH =NaAlO2 + 2H2O
Nung k ết tủa:
2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O
2.Tính thành phần %:
Gọi x ,y, z lần lượt là số mol của Zn, Fe và Al trong hỗn hợp đầu ta c ó:
65x + 56y + 27 z = 6,93
Số mol nước tạo thành là: 2,97: 18 = 0,165 mol
Số mol CuO đã dùng cho phản ứng là : 32: 80 = 0,4 mol
( H2 đã phản ứng hết) 
Vậy theo phản ứng 1,2,3 ta c ó: x+ y + 1,5 z = 0,165
Chất rắn thu được sau khi nung ch ỉ c ó Fe2O3 nên
y:2 = 2,4:160 => y= 0,03 ( mol Fe); x= 0,06 ( mol Zn), z= 0.05 (mol Al)
Thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp đầu là:
2,75
1,75
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,25
0,125
0,25
0,125
0,125
0,125
1,0
0,25
0,125
0,25
0,125
0,125
0,125
4
a.
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có khối lượng N2 và CO2 là:
7,12 + 32.6,72: 22,4 -5,04 = 11,68 (g)
Gọi số mol N2 là x , số mol CO2 là y ta có:
x+y = 6,272: 22,4 = 0,28
28x + 44y = 11,68
=.>> x= 0,004, y = 0,24
Vậy trong 7,12 gam chất hữu cơ A chứa lượng C là: 0,24. 12 = 2,88 gam
lượng H là: 2.5,04: 18 = 0,56 gam, lượng N là: 0,004 .28 =1,12 gam, lượng O là: 7,12 -2,88-0,56-1,12=2,56 gam.
MA = 44,5.2= 89 
 Trong 1 mol chất A số mol các nguyên tố lần lượt là:
=> CTPT của A là: C3H7NO2
 b) CTCT của A: 
 O
H2N – CH2 – C
 O – CH3
1,5
1,25
0,125
0,125
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa hoc.doc