Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 cấp thcs năm học 2015 – 2016 môn thi: Vật lý - Bảng A thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 5506Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 cấp thcs năm học 2015 – 2016 môn thi: Vật lý - Bảng A thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 cấp thcs năm học 2015 – 2016 môn thi: Vật lý - Bảng A thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: VẬT LÝ - BẢNG A
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
A
B
Hình 1
Câu 1 (4,0 điểm) Có hai xe khởi hành tại A. Xe thứ nhất khởi hành lúc 8 giờ sáng đi theo hướng AB (đường kính của vòng tròn) với vận tốc không đổi v1= 10 km/h; xe thứ hai chuyển động trên đường tròn trong thời gian đầu với vận tốc không đổi v. Khi tới B xe thứ hai nghỉ
5 phút vẫn chưa thấy xe thứ nhất tới, nó tiếp tục chuyển động với vận 
tốc bằng 3v. Lần này tới B xe thứ hai nghỉ 10 phút vẫn chưa gặp xe thứ 
nhất. Xe thứ hai tiếp tục chuyển động với vận tốc bằng 4v thì sau đó hai 
xe gặp nhau tại B (Hình 1).
	a) Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? 
	b) Tính vận tốc của xe thứ hai?
Biết rằng xe thứ 2 khởi hành lúc 9 giờ sáng. Vòng tròn có bán kính R = 50 km. 
Câu 2 (3,0 điểm) Một bình có dung tích 1dm3 đựng 800g nước ở 200C, người ta thả vào đó một cục sắt đặc có thể tích 500cm3 ở 1000C. Cục sắt ngập hoàn toàn trong nước. Hãy tính:
	 a) Nhiệt độ của hệ khi có cân bằng nhiệt. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.
 Cho: nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của sắt và nước tương ứng là 460J/kg.K; 7800kg/m3 
và 4200J/kg.K; 1000kg/m3.
1
2
3
Hình 2
b) Áp lực của cục sắt tác dụng lên đáy bình?
Câu 3 (4,0 điểm) Một hộp kín có 3 đầu ra (hình 2). Biết trong hộp kín 
là sơ đồ mạch điện được tạo bởi các điện trở. Nếu mắc các chốt 1 và 3 
vào hiệu điện thế U=15V thì hiệu điện thế đo được giữa các chốt 1,2 là
U12 = 6V, và giữa 2 chốt 2,3 là U23= 9V. Nếu mắc các chốt 2,3 vào hiệu
điện thế U thì U21=10V và U13=5V. Nếu mắc các chốt 1,2 vào hiệu điện 
thế U thì hiệu điện thế U13 và U32 là bao nhiêu? Vẽ sơ đồ mạch điện trong hộp kín với số điện trở ít nhất. Cho rằng điện trở nhỏ nhất trong mạch điện này là R, hãy tìm giá trị các điện trở còn lại trong mạch điện theo R. 
Câu 4 (4,0 điểm) Cho 3 đèn Đ1, Đ2, Đ3 và 1 điện trở r. Chúng được mắc vào 2 cực A, B của nguồn điện có hiệu điện thế U = 15V, theo 2 cách mắc như hình vẽ 3 và 4. Biết trong cả hai cách mắc 3 đèn đều sáng bình thường.
Tìm điện trở các đèn theo r.
Cho r = 3. Tìm số ghi trên mỗi đèn.
Đ1
Đ2
X
X
X
Đ2
Đ1
Đ3
r
X
X
X
A+
r
Đ3
- B
A+
- B
Không tính toán, hãy lập luận cho biết cách mắc nào có hiệu suất cao hơn? (Coi điện năng tiêu thụ trên r là hao phí)
	Hình 3 Hình 4 
.S’
A
B
.S
Hình 5
Câu 5 (5,0 điểm)
a) Cho AB là trục chính của thấu kính, S là điểm sáng, 
S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính (hình 5). Hỏi thấu kính loại gì? 	
Trình bày cách xác định quang tâm và các tiêu điểm chính của 
thấu kính.
b) Hai điểm sáng S1và S2 nằm trên trục chính và ở hai bên thấu kính, cách thấu kính lần lượt là 6 cm và 12 cm. Khi đó ảnh của S1 và S2 tạo bởi thấu kính là trùng nhau. Vẽ hình, giải thích sự tạo ảnh và từ hình vẽ, hãy tính tiêu cự của thấu kính.
-------------------------------------------Hết ----------------------------------------------
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: Vật lý 9 bảng A
	(Hướng dẫn chấm này gồm 4 trang)	
Câu
Đáp án
Cho điểm
 1
Chọn mốc thời gian là lúc 9 giờ sáng.
Lúc đó: - Xe 1 đã đi được 1h và đến C (trên đ.kính AB).
	 AC= 10 km/h .1h= 10 km.
 - Xe 2 bắt đầu khởi hành tại A.
Như vậy, ta có thể coi cùng lúc 9 giờ hai xe cùng khởi hành: 
xe 1 tại C, xe 2 tại A. Khi hai xe gặp nhau tại B thì thời gian 
chuyển động của hai xe là như nhau. 
- Gọi T1là thời gian chuyển động của xe 1 từ C đến B:
T1 = (1)
 Khi xe 1 đến B thì xe 2 cũng vừa tới đó, vậy hai xe gặp nhau lúc 9+9=18 giờ, tức là 6 giờ chiều.
- Gọi t2 là thời gian xe 2 chuyển động lần đầu trên ½ đường tròn với vận tốc v:
	 t2= 
 - Gọi t’2 là thời gian xe 2 chuyển động trọn 1 vòng tròn từ B với vận tốc 3v:
	 t’2=
 - Gọi t’’2 là thời gian xe 2 chuyển động tiếp 1 vòng tròn từ B với vận tốc 4v:
	 t’’2=
 - Thời gian xe 2 nghỉ tại B là: t3= 5ph + 10 ph =15 ph =
 - Thời gian kể từ lúc xe 2 khởi hành cho tới lúc gặp xe 1 là:
 T2= t2+ t’2 + t’’2 + t3= +++ 
 ==. (2)
- Khi 2 xe gặp nhau thì T1= T2 
 => 9 = => 9-
 =>=. 
=> Vận tốc v = 
Vậy ta có: + Vận tốc lúc đầu của xe 2 là v39km/h.
 + Vận tốc lần hai của xe 2 là 3v 117 km/h
 + Vận tốc lần ba của xe 2 là 4v156 km/h
Câu 1:4,0đ chia ra:
a) 1,50đ
-Tính được thời gian xe 1 đến B cho 1,0đ.
- KL hai xe gặp nhau lúc 18 giờ (6 giờ chiều) 0,5đ
b)2,50đ chia ra:
Tính đúng T2 cho 1,0đ
-T1=T2 suy ra: v39km/h cho 0,50đ
Tính được kết quả 2v, 3v mỗi kết quả cho 0,50đ
 2
a/ Khi thả cục sắt có V1 = 500cm3 vào bình, có 1 lượng nước tràn ra và thể tích phần nước còn lại là: 
 V2 = Vb – V1 = 1000 – 500 = 500 (cm3)
Khối lượng nước có trong bình là:
 m2 = V2 . D2 = 500 . 1 = 500(g) = 0,5 kg
Khối lượng cục sắt là: 
 m1 = V1. D1 = 500 . 7,8 = 3900 (g) = 3,9kg
Vì H = 80% = 0,8 nên: Qthu = 0,8 Qtoả
c2 m2 ( t – t2) = 0,8 c1 m1 (t1 – t)
4200.0,5.(t – 20 ) = 0,8.460. 3,9 (100 – t )
 Biến đổi và tính được t 52,50 C
 b/ Cục sắt nằm yên, áp lực tác dụng lên đáy bình:
 F = P - FA = 10m1 – dn.V1 = 10. 3,9 – 10000. 0,0005 = 34 (N)
 Vậy áp lực của cục sắt tác dụng lên đáy bình là: 34N 
Câu 3.(3,0 ). 
a) 2,0đ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
b) Tính được F=34N cho 1,0đ
 3
 H.đ.thế của nguồn không đổi U= 15V. Theo bài ra: Khi thay đổi h.đ.thế đầu vào thì h.đ. thế đầu ra cũng thay đổi,suy ra các chốt phải có điện trở khác nhau. Vì số điện trở ít nhất là 3 gọi các điện trở đó là R1, R2, R3. Có hai cách mắc khác nhau:	
1
2
3
R1
R3
R2
Cách 1: Mắc dạng hình sao: 
- Khi U13 =15V thì U12 = 6V, U23 = 9V
=>Ta có: = (1)
- Khi U23=15V thì U21=10V, U13 = 5V
=> (2)
Từ (1) và (2) suy ra R1 là nhỏ nhất: R1=R; R3 = 1,5R; R2 = 3R 
- Khi U12=15V, ta có: (3).
 Lại có: U13+U32 = U12 = 15V (4)
Suy ra: U13=3,75V, U32=11,25V1
2
3
R3
R1
R2
Cách 2: Mắc hình tam giác
- Khi U13 = 15V, thì U12 = 6V, U23 = 9V, 
ta có: (1)
- Khi U23 = 15V thì U21 = 10V, U13 = 5V,
ta có: (2)
Từ (1) và (2) suy ra R2 là nhỏ nhất, R2 = R, suy ra: R3= 2R, R1 = 3R.
Khi U12 = 15V, ta có: (3).
Lại có: U13 + U23 = U12 =15V (4)
suy ra:U13 = 3,75V, U32 = 11,25V.	
Câu 3: 4,0 đ
* Cách mắc 1: 2,0đ
- Vẽ hình: 0,50đ
-Đưa ra các pt (1), (2) cho 0,25đ.
-Tính được giá trị các điện trở: 0,50đ
- Đưa ra các pt (3), (4) cho 0,25đ.
-Tính được U13, U32 cho 0,50đ.
* Cách mắc 2: 2,0đ
- Vẽ hình: 0,50đ
-Đưa ra các pt (1), (2) cho 0,25đ.
-Tính được giá trị các điện trở: 0,50đ
- Đưa ra các pt (3), (4) cho 0,25đ.
-Tính được U13, U32 cho 0,50đ.
 4
Gọi cường độ dòng điện và h.đ.thế định mức của đèn 1, đèn 2 và đèn 3 tương ứng là I1, U1, I2, U2 và I3, U3. Ta có :
 Theo sơ đồ 3: I1 = I2, U3 = U1+U2 (1)
 Theo sơ đồ 4: U1 = U2 ; I3 = I1+I2 (2)
 Từ đó ta có: P1=P2 => R1=R2 ; P3=4P1 (3) hay R3= 4R1
=, suy ra: R3=R1=R2.=R (4)
Theo sơ đồ 3: U = 2I1.R + 3I1r (5)
Theo sơ đồ 4: U = I1R + 2I1R + 2I1r (6)
Từ (5) và (6) ta có: 2I1.R + 3I1r = I1R+ 2I1R+ 2I1r hay: r =R = R1= R2 = R3
Theo kết quả mục a và giả thiết: r = R = R1 =R2 = R3 = 3Ω.
Thay vào pt (5): 15 = 2.I1.3 + 3I1.3 => I1=1(A)
Hiệu điện thế định mức của đèn 1 và 2 là: U1= U2 = I1.R1 =1.3 = 3 (V)
Công suất định mức của đèn 1 và đèn 2 là: P1 = P2 = I1U1 = 1.3 =3 (W)
Hiệu điện thế định mức của đèn 3: U3 = 2U1 = 6V
Công suất định mức của đèn 3: P3 = 4P1 = 4.3 = 12W.
Vậy số ghi trên đèn 1và đèn 2 giống nhau là 3V-3W. 
 Số ghi trên đèn 3 là 6V-12W
 c) Công suất có ích trên hai sơ đồ là như nhau và bằng tổng công suất 3 đèn. Công suất hao phí là công suất nhiệt trên điện trở r tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua r, theo đó cường độ dòng điện qua r ở sơ đồ hình 3 lớn hơn cường độ dòng điện qua r ở sơ đồ hình 4. Vậy hao phí điện năng trên r ở sơ đồ hình 3 lớn hơn, do đó hiệu suất của mạch điện hình 4 cao hơn.
Câu 4. 4,0đ
a)cho 1,75
chia ra:
Đưa ra được(4)cho 1,00đ.
Tính được r=R1=R2=R3
cho 0,75đ
b)Cho 1,50
Tính I1 cho 0,50.
Tìm được kq đúng số ghi đèn 1,2 cho 0,50; Tìm đúng số ghi trên đèn 3 cho 0,50.
c)cho 0,75.
5
.S’
A
B
S
 O
F’
F
I
a) Vì ảnh S’nằm cùng phía với S và xa trục chính AB hơn, nên thấu kính này là hội tụ.
- Kẻ S’S cắt trục chính AB tại O, 
O là quang tâm thấu kính hội tụ.
Dựng TK hội tụ tại O.
- Từ S kẻ tia SI//AB cắt thấu kính tại I.
Kẻ S’I cắt AB tại F’, lấy F đối xứng với F’
qua O. F và F’ là hai tiêu điểm của thấu kính.
S2
S1
F’
F
O
I
N
M
S.
b)
- Hai ảnh của S1 và S2 tạo bởi thấu kính phải có một ảnh thật và một ảnh ảo trùng nhau tại S. 	
Vì S1O < S2O suy ra S1nằm trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo. S2 nằm 
ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật. Hai ảnh trùng nhau tại S (hình vẽ)
*Tìm tiêu cự: Sử dụng tính chất đồng dạng của tam giác, ta có:
S1I//ON => ; 
OI//NF’ =>. (Với: OF = OF’= f )	
=> (1) => f.SO = 6(SO + f) (2)
Vì S2I//OM, tương tự như trên ta có:
=> = (3)
Từ (2) và (3) suy ra: 6(SO +f) = 12(SO –f) => 3f =SO Thay vào (1) ta được:
 tính được f = 8cm
Câu 5:5,0đ
a)2,0đ
- Xđ TK hội tụ: 0,50
- XĐ quang tâm: 0,5
- XĐ tiêu điểm: 0,50
- Vẽ hình đúng: 0,50
b)3,0đ
- Lập luận Hai ảnh của S1 và S2 tạo bởi thấu kính phải có một ảnh thật và một ảnh ảo trùng nhau tại S. Cho 1,0đ.
- Vẽ hình đúng 1,0đ
- Tính được tiêu cự cho 1,0đ 
Lưu ý: Học sinh có thể giải cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_Li_HSG_9_tinh_Nghe_An_1516.doc