Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2015 - 2016 môn: Tin học. Thời gian làm bài: 150 phút

pdf 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2015 - 2016 môn: Tin học. Thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2015 - 2016 môn: Tin học. Thời gian làm bài: 150 phút
Trang 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỒNG NAI 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 
NĂM HỌC 2015-2016 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Tin học. 
Thời gian làm bài: 150 phút. 
Ngày thi: 22/01/2016 
(Đề thi này gồm 02 trang, có 03 câu) 
TỔNG QUAN ĐỀ THI 
TT TÊN BÀI Tên file chương trình Tên file input Tên file output Điểm 
1 Tính tiền đi xe buýt BUS.PAS BUS.INP BUS.OUT 7 
2 Tìm số NUMBER.PAS NUMBER.INP NUMBER.OUT 7 
3 Sắp xếp quà tặng SORT.PAS SORT.INP SORT.OUT 6 
(Thời gian chạy chương trình 01 giây) 
Bài 1. (7 điểm) Tính tiền đi xe buýt BUS 
Nhà Tí ở xa trường nên hàng ngày Tí phải đón xe buýt đi học. Quan sát nhân viên thu tiền khách, Tí 
thấy nhân viên này tính tiền rất nhanh nhưng không biết có chính xác hay không. Suy nghĩ một lúc 
Tí nghĩ ra cách tính tiền một cách chính xác như sau: đầu tiên Tí ghi lại khoảng cách từ bến đầu của 
tuyến xe buýt đến từng trạm chờ, sau đó dựa trên bảng giá quy định và vị trí đón, trả khách để tính 
tiền. Lưu ý: khách có thể đón chiều đi hoặc chiều về. 
Yêu cầu: Em hãy giúp Tí tính tiền đi xe buýt cho khách. Biết giá vé xe buýt có 4 mức như sau: 
− Cự ly dưới 
1
4
 tuyến; 
− Cự ly từ 
1
4
 tuyến đến dưới 
1
3
 tuyến; 
− Cự ly từ 
1
3
 tuyến đến dưới 
1
2
 tuyến; 
− Cự ly từ 
1
2
 tuyến đến trọn tuyến. 
Dữ liệu vào: Cho trong tệp văn bản BUS.INP gồm: 
− Dòng đầu ghi 2 số nguyên dương n, m, trong đó n là số trạm chờ xe buýt (n ≤ 1000) và m là 
độ dài tuyến xe buýt (m ≤ 1000); 
− Dòng thứ hai ghi n số thực 𝑎1,𝑎2,  , 𝑎𝑛 (𝑎𝑖 ≤ 1000), trong đó 𝑎𝑖 là khoảng cách từ bến đầu 
đến trạm chờ thứ i; 
− Dòng thứ ba ghi 4 số nguyên dương x, y, z, t là giá vé tương ứng với các cự ly như trên 
(0<x<y<z<t≤500000); 
− Dòng cuối cùng ghi vị trí điểm đón và trả khách (trong đó vị trí bến đầu có giá trị là 0 và vị 
trí bến cuối có giá trị là n+1). 
Lưu ý: giữa hai số trên một dòng cách nhau một khoảng trắng. 
Kết quả: Xuất ra tệp văn bản BUS.OUT một số nguyên dương duy nhất là số tiền phải trả. 
Ví dụ: BUS.INP BUS.OUT 
8 20 
1.0 1.7 2.2 3.8 7.1 10.0 12.2 17.5 
5000 10000 15000 20000 
3 7 
20000 
Giải thích: Vị trí đón khách là trạm số 3, vị trí trả khách là trạm số 7. Khoảng cách giữa 2 trạm này 
là 10 nên số tiền phải trả bằng giá vé cự ly từ ½ tuyến trở lên, tức là phải trả 20000 đồng. 
Trang 2 
Bài 2. (7 điểm) Tìm số NUMBER 
Sau giờ học môn Toán, Tí nghĩ ra một trò chơi và đố Tèo: “Với một số nguyên dương p có n chữ số 
ta có thể tìm được một số nguyên dương q cũng có n chữ số bằng cách hoán vị các chữ số của p sao 
cho q có giá trị nhỏ nhất. Ví dụ: với số p = 32767 có 5 chữ số, bằng cách hoán vị các chữ số trong p 
ta có thể tìm được số q nhỏ nhất có 5 chữ số là 23677”. 
Yêu cầu: Cho trước một số nguyên dương p, em hãy giúp Tèo tìm số q. 
Dữ liệu vào: Cho trong tệp văn bản NUMBER.INP gồm một dòng duy nhất ghi số nguyên dương p 
(p ≤ 101000). 
Kết quả: Xuất ra tệp văn bản NUMBER.OUT gồm một dòng duy nhất ghi số q tìm được. 
Ví dụ: NUMBER.INP NUMBER.OUT 
32767 23677 
Bài 3. (6 điểm) Sắp xếp quà tặng SORT 
Nhân dịp nghỉ tết nguyên đán Bính Thân, Tí cùng mẹ về quê thăm ông, bà ngoại. Tí muốn mang 
theo một số món quà có giá trị về biếu cho ông, bà ngoại nhưng túi xách của Tí có giới hạn nên 
không thể chứa hết các món quà được. 
Yêu cầu: Em hãy giúp Tí chọn các món quà có giá trị lớn nhất nhưng trọng lượng không vượt quá 
túi xách của Tí. Lưu ý: không được chia nhỏ các món quà. 
Dữ liệu vào: từ file văn bản có tên SORT.INP 
 Dòng thứ nhất ghi giá trị của hai số nguyên dương n và m. Trong đó n là số lượng các món 
quà và m là trọng lượng chứa tối đa của túi xách (1< n, m ≤ 100). 
 Dòng thứ i trong n dòng tiếp theo ghi giá trị của hai số nguyên dương x[i] và y[i] (1 < i ≤ n). 
Trong đó x[i] là khối lượng của món quà thứ i và y[i] là giá trị của món quà thứ i 
(0 < x[i],y[i] ≤ 1000). 
Kết quả: ghi vào file văn bản có tên SORT.OUT 
 Các dòng đầu, mỗi dòng ghi 3 số nguyên (giữa các số cách nhau đúng một dấu cách), trong đó 
dòng thứ i ghi 3 số theo thứ tự: số thứ nhất là số thứ tự của món quà thứ i, số thứ hai là trọng lượng 
của món quà thứ i, số thứ ba là giá trị của món quà thứ i. 
 Dòng cuối cùng ghi hai số nguyên (giữa hai số cách nhau đúng một dấu cách), số thứ nhất là 
tổng trọng lượng của các món quà, số thứ hai là tổng giá trị của các món quà. 
Ví dụ: SORT.INP SORT.OUT 
3 10 
4 12 
6 19 
5 30 
3 5 30 
1 4 12 
9 42 
Giải thích: Có 3 món quà và trọng lượng tối đa của túi xách là 10. Tí đã chọn món quà số 3 và số 1 
với tổng trọng lượng là 9 và tổng giá trị là 42. 
---- HẾT ---- 
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDongNaiHSG121516TinB.pdf