Kiểm tra Sinh học 10 – 20 phút – HK 2

doc 11 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4010Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Sinh học 10 – 20 phút – HK 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra Sinh học 10 – 20 phút – HK 2
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA SINH HỌC 10 – 20 phút – HK 2
Họ và tên :  Lớp:10.
PHẦN 1 ( 5,0 điểm): Chọn đáp án đúng nhất, điền vào bảng trả lời: 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Câu 1:Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là: 
A. Quá trình phân bào. 	B. Phân chia tế bào. 	C. Phân cắt tế bào.	 D. Chu kì tế bào.
Câu 2: Ở các sinh vật ............., nguyên phân là cơ chế sinh sản.
A. Sinh sản sinh dưỡng 	B. Nhân thực đơn bào 	C. Nhân thực đa bào 	D. Nhân sơ 
Câu 3: Các NST nhân đôi đính với nhau ở tâm động tạo nên 1 NST kép gồm 2 cromatit xảy ra ở
A. Pha S 	B. Pha G1 	C. Pha G2 	D. Pha M
Câu 4: Phân chia .... ở TB động vật và TB thực vật giống nhau. Các TB động vật phân chia ........ bằng cách thắt eo màng tế bào. 
A. nhân/ tế bào chất	B. NST/ tế bào chất 	C. ADN/ tế bào chất	D. tế bào chất/ nhân
Câu 5: Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo là đặc điểm của kì nào trong quá trình nguyên phân?	A. Kì đầu	B. Kì giữa	C. Kì sau	D. Kì cuối
Câu 6: Trong quá trình bắt cặp tương đồng ở ...... các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn cromatit cho nhau gọi là hiện tượng trao đổi chéo.
A. Kì đầu I	B. Kì giữa I	C. Kì giữa II	D. Kì đầu II
Câu 7: Ý nghĩa của quá trình giảm phân là:
A. Hình thành giao tử có bộ NST n, tạo cơ sở cho quá trình thụ tinh. 	C. Giảm bộ NST trong tế bào.
B. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội cho cơ thể.	D. Giúp cho cơ thể tạo thế hệ mới.
Câu 8: Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 39 thì tế bào của cơ thể thuộc loài đó có:
A. 68 NST	B. 39 NST	C. 42 NST	D. 78 NST
Câu 9: Sự kiện quan trọng nhất của giảm phân để phân biệt với nguyên phân về mặt di truyền học là:
A. Nhân đôi và phân li NST. 	B. Trao đổi chéo cromatit. 	
C. Dãn xoắn và co xoắn của NST. 	D. Kiểu tập trung NST ở kì giữa của giảm phân I.
Câu 10: Câu nào sau đây là không đúng ?
A. Bộ NST lưỡng bội của loài thường là số chẵn.	B. Trong TB sinh dưỡng, bộ NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
C. NST là cấu trúc mang ARN, có khả năng tự nhân đôi.	D. NST nằm trong nhân, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
PHẦN 2 ( 2,0 điểm): Hình vẽ sau đây mô tả tế bào cơ thể lưỡng bội đang ở kì nào? của quá trình phân bào nào? Biết rằng không xảy ra đột biến, các kí hiệu chữ cái là kí hiệu cho các NST? 
AA aa
BB bb
DD dd
HÌNH 2
HÌNH 1
AA
aa
BB
bb
DD
dd
PHẦN 3 ( 3,0 điểm): Nguyên phân là hình thức phân chia của tế bào nào? Hãy điền đúng tên các kỳ của quá trình phân bào Nguyên phân?
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA SINH HỌC 10 – 20 phút – HK 2
Họ và tên :  Lớp:10...
PHẦN 1 ( 5,0 điểm): Chọn đáp án đúng nhất, điền vào bảng trả lời: 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Câu 1:Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là: 
A. Quá trình phân bào. 	B. Chu kì tế bào. 	C. Phân chia tế bào. 	 	D. Phân cắt tế bào.
Câu 2: Ở các sinh vật ............., nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
A. Sinh sản sinh dưỡng 	B. Nhân thực đơn bào 	C. Nhân thực đa bào 	D. Nhân sơ 
Câu 3: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở SV nhân thực, gồm 2 giai đoạn: phân chia ....... và phân chia .........
A. nhân/ tế bào chất	B. NST/ tế bào chất 	C. ADN/ tế bào chất	D. tế bào chất/ nhân
Câu 4: Bộ NST của người khi quan sát ở ......... người ta đếm được có 46 NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
A. Kì đầu	B. Kì giữa	C. Kì sau	D. Kì cuối
Câu 5: Sự trao đổi đoạn của các crômatit giữa hai NST kép trong cùng một cặp tương đồng nhưng không cùng nguồn gốc xảy ra vào kì nào trong quá trình giảm phân? 
A. Kì đầu I	B. Kì giữa I	C. Kì giữa II	D. Kì đầu II
Câu 6: Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 23 thì tế bào của cơ thể thuộc loài đó có:
A. 60 NST	B. 23 NST	C. 46 NST	D. 28 NST
Câu 7: Hãy tìm ra câu trả lời SAI trong các câu sau đây: trong quá trình phân bào bình thường, NST kép tồn tại:
A. Kì giữa của nguyên phân.	B. Kì sau của nguyên phân.	C. Kì đầu của giảm phân I.	D. Kì đầu của giảm phân II.
Câu 8: Ở kỳ sau của nguyên phân.(1).trong từng NST kép tách nhau ở tâm động xếp thành hai nhóm.(2).tương đương, mỗi nhóm trượt về 1 cực của tế bào. 
A. (1) : 4 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể.	B. (1) : 2 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể đơn.
C. (1) : 2 nhiễm sắc thể con; (2) : 2 crômatit.	D. (1) : 2 nhiễm sắc thể đơn; (2) : crômatit.
Câu 9: Có 12 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Số hợp tử được tạo thành là:
A. 12	B. 24	C. 48	D. 6
Câu 10: NST kép tồn tại song song với trạng thái nào của NST:
A. Trạng thái tháo xoắn. 	B. Trạng thái đóng xoắn và trạng thái tháo xoắn. 
C. Trạng thái đóng xoắn. 	D. Không liên quan đến hai trạng thái trên.
A A
a a
B B
b b
D D
d d
a a
B B
D D
A A
b b
d d
HÌNH 1-A
HÌNH 1-B
HÌNH 2
PHẦN 2 ( 2,0 điểm): Hình vẽ sau đây mô tả tế bào cơ thể lưỡng bội đang ở kì nào? của quá trình phân bào nào? Biết rằng không xảy ra đột biến, các kí hiệu chữ cái là kí hiệu cho các NST? 
PHẦN 3 ( 3,0 điểm): Giảm phân là hình thức phân chia của tế bào nào? Hãy điền đúng tên các kỳ của quá trình phân bào Giảm phân I ?
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA SINH HỌC 10 – 20 phút – HK 2
Họ và tên :  Lớp:10..
PHẦN 1( 5,0 điểm): Chọn đáp án đúng nhất, điền vào bảng trả lời: 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Câu 1:Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là: 
A. Quá trình phân bào. 	B. Phân chia tế bào. 	C. Chu kì tế bào. 	D. Phân cắt tế bào.
Câu 2: Ở các sinh vật ............., nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.
A. Sinh sản sinh dưỡng 	B. Nhân thực đơn bào 	C. Nhân thực đa bào 	D. Nhân sơ 
Câu 3: Khi các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo người ta có thể đếm được số lượng và quan sát hình thái NST ở các loài vào kì nào trong quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu	B. Kì giữa	C. Kì sau	D. Kì cuối
Câu 4: Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng có thể trao đổi các đoạn cromatit cho nhau( gọi là hiện tượng trao đổi chéo). Xảy ra vào kì nào trong quá trình giảm phân?
A. Kì đầu I	B. Kì giữa I	C. Kì giữa II	D. Kì đầu II
Câu 5: Sự sắp xếp và phân li một cách ngẫu nhiên của bộ NST trong giảm phân, giúp quá trình giảm phân có ý nghĩa:
A. Đổi mới bộ NST của loài.	 B.Tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau để hình thành các biến dị tổ hợp.
C. Giúp quá trình thụ tinh khôi phục bộ NST 2n của loài.	 D. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội mới.
Câu 6: Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 32 thì tế bào của cơ thể thuộc loài đó có:
A. 60 NST	B. 64 NST	C. 46 NST	D. 78 NST
Câu 7:Trong giảm phân hình thái NST nhìn thấy rõ nhất ở:
(1): Kì đầu I.	(2): Kì giữa I.	(3): Kì sau I.	(4): Kì đầu II.	(5): Kì giữa II.	(6): Kì sau II.
Câu trả lời đúng là: 	A. 1, 4.	B. 3, 6.	C. 2, 5.	D. 2, 4.
Câu 8: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 ở kì đầu của giảm phân I có:
A. 24 cromatit và 24 tâm động. 	B. 48 cromatit và 48 tâm động. 
C. 48 cromatit và 24 tâm động. 	D. 12 cromatit và 12 tâm động. 
Câu 9: Trong giảm phân II, khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các NST xếp thành
A. 4 hàng.	B. 2 hàng.	C. 1 hàng.	D. 3 hàng.
Câu 10: Nếu ở trứng của một loài sinh vật có số lượng NST là 4 thì tế bào sinh dục sơ khai của cơ thể thuộc loài đó có:
A. 8 NST.	B. 16 NST	C. 12 NST	D. 4 NST.
PHẦN 2 ( 2,0 điểm): Hình vẽ sau đây mô tả tế bào cơ thể lưỡng bội đang ở kì nào? của quá trình phân bào nào? Biết rằng không xảy ra đột biến, các kí hiệu chữ cái là kí hiệu cho các NST? 
AA aa
BB bb
DD dd
HÌNH 2
HÌNH 1
AA
aa
BB
bb
DD
dd
PHẦN 3 ( 3,0 điểm): Nêu những điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân ? Hãy điền đúng tên các kỳ của quá trình phân bào Giảm phân?
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA SINH HỌC 10 – 20 phút – HK 2
Họ và tên :  Lớp:10..
PHẦN 1( 5,0 điểm): Chọn đáp án đúng nhất, điền vào bảng trả lời: 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Câu 1: Phần lớn thời gian chu kì tế bào thuộc về: A. pha G1	B. các kì nguyên phân.	C. pha S	D. kì trung gian
Câu 2: Hiện tượng các NST kép co xoắn cực đại ở kì giữa chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
A. Phân li NST	B. Trao đổi chéo NST	C. Tiếp hợp NST.	D. Nhân đôi NST.
Câu 3: Diễn biến nào sau đây đúng trong phân bào?
A. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc.	B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất.
C. Tế bào chất phân chia trước rồi đến nhân phân chia.	D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không.
Câu 4: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
A. Sự sao chép nguyên vẹn của tế bào mẹ cho 2 tế bào con 	C. Sự phân li đồng đều của các NST về 2 tế bào con
B. Phương thức sinh sản của tế bào. 	D. Sự phân chia đều chất nhân và chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
Câu 5: Trong quá trình giảm phân, ADN được nhân đôi mấy lần?	A. 3 lần.	 B. 2 lần.	 C. 1 lần	D. 4 lần.
Câu 6: Hình thức phân bào không có thoi phân bào ở sinh vật nhân sơ:
A. Giảm phân.	B. Nguyên phân.	C. Phân đôi.	D. Phân cắt.
Câu 7: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là
A. 16.	B. 32.	C. 64.	D. 128.
Câu 8: Trong kỳ đầu, NST có trạng thái nào sau đây?
A. Một số ở trạng thái đơn, một số ở trạng thái kép	B. Đều ở trạng thái đơn dãn xoắn
C. Đều ở trạng thái đơn co xoắn	D. Đều ở trạng thái kép co xoắn.
Câu 9: Có 12 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành là:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 10: Sau GP số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa vì:
A. Ở lần phân bào I không có sự tự nhân đôi của NST.	 B. Ở kì cuối phân bào I có 2 tế bào con mang n NST kép.	 
C. Ở lần phân bào I có sự phân li độc lập của cặpNST kép tương đồng.	 D. Có 2 lần phân bào liên tiếp.
A A
a a
B B
b b
D D
d d
a a
b b
D D
A A
B B
d d
HÌNH 1-A
HÌNH 1-B
HÌNH 2
PHẦN 2 ( 2,0 điểm): Hình vẽ sau đây mô tả tế bào cơ thể lưỡng bội đang ở kì nào? của quá trình phân bào nào? Biết rằng không xảy ra đột biến, các kí hiệu chữ cái là kí hiệu cho các NST? 
PHẦN 3 ( 3,0 điểm): Giảm phân là hình thức phân chia của tế bào nào? Hãy điền đúng tên các kỳ của quá trình phân bào Giảm phân II ?
MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG PHẦN NGUYÊN PHÂN – GIẢM PHÂN
Bài 1: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 NST đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân, đếm thấy có 2560 NST đơn trong các tế bào.Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định: 
a. Bộ NST 2n của loài và tên của loài đó?
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái ? giải thích?
Hướng dẫn giải:
Bài 2: Bằng phương pháp nuôi cấy trong ống nghiệm, từ 1 TB mẹ qua một số lần nguyên phân người ta thu được 64 tb con. Tổng số NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi trong tất cả TB là 2560. 
a. Xác định số lần nguyên phân xảy ra.
b. Xác định số lượng NST của tb mẹ.
c. Mỗi TB con có số lượng NST bằng bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải:
Bài 3: Một hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp một số lần đã lấy nguyên liệu của môi trường tế bào tạo ra tương đương 570 NST đơn. Xác định:
a/số lần nguyên phân của hợp tử
b/tính số tế bào sinh trứng và số tế bào sinh tinh tham gia tạo hợp tư trên? biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25% và trứng là 50% (loài này có 2n=38)
Hướng dẫn giải:
Bài 4: Có 1 số trứng và một số tinh trùng tham gia thụ tinh, biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Có 20 hợp tử được tạo thành. Hãy tính:
a/số trừng, số tinh trùng được thụ tinh
b/số tế bào sinh tinh
c/số tế bào sinh trứng và số thể định hướng đã bị tiêu biến 
Hướng dẫn giải:
Bài 5: Một TB sinh dục cái của chuột(2n = 40) nguyên phân 1 số đợt, các TB con đều chuyển sang vùng chín của GP để tạo trứng và sau đó có tất cả 1920 NST đã bị tiêu biến cùng các thể định huớng. Các trứng tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất 50%. Tham gia quá trình thụ tinh trên có 32 tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân.
a) Xác định số hợp tử tạo thành
b) Xác định hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
Hướng dẫn giải:
Bài 6: Một TB sinh dục sơ khai của một loài thực hiện một nguyên phân liên tiếp 1 số dợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 19890 NST đơn, mỗi TB con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường để tạo nên 512 tinh trùng chứa NST Y 
a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài, số lần nguyên phân
b) Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn mới cho quá trinh giảm phân?—
Hướng dẫn giải:
Bài 7: Có 50 TB của 1 loài chưa biết tên có bộ NST lưỡng bội 2n trải qua 1số đợt nguyên phân liên tiếp thu được 6400TB con.
a)Tìm số đợt nguyên phân?
b)Nếu trong lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm trong tất cả các TB có 499200 crômatic thì bộ NST của loài là bao nhiêu?
c)Qúa trình nguyên phân nói trên được cung cấp nguyên liệu tương đương bao nhiêu NST đơn?
Hướng dẫn giải:
Bài 8: Một nhóm có 4 tế bào sinh dục đực sơ khai ở gà (2n = 78) nguyên phân liên tiếp một số đợt thấy môi trường nội bào cung cấp 9672 NST đơn . Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%, cuả trứng là 50%.
a/ Tính số đợt nguyên phân của các tế bào đã cho?
b/ Tính số gà con sinh ra? (biết tỉ lệ nở là 100%)
c/ Xác định số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh ở trên ?
Hướng dẫn giải:
a/ Gọi k là số lần nguyên phân của các tế bào đã cho, (k Î Z+) Ta có: 4. 2n . (2k – 1) = 9672 ® k = 5
b/ Số tế bào sinh tinh tạo ra : 4 . 2k = 28
 Số tinh trùng tạo ra sau giảm phân : 128 . 4 = 512
 Số hợp tử tạo ra: 512 . 3,125% = 16
c/ Số tế bào trứng tạo ra sau giảm phân : 16 . 100/ 50 = 32
 Số tế bào sinh trứng cần thiết : 32 /1 = 32
Bài 9:
Bài 1: Từ 1 hợp tử của người mang 46 NST qua quá trình NP liên tiếp đã tạo ra số TB mới với tổng số 368 NST ở trạng thái chưa nhân đôi, hãy xác định:
- Số TB mới được tạo thành? ® 2n.2x = 368 → Số TB mới được tạo thành: 368 : 46 = 8 tế bào.
- Số lần phân bào NP từ hợp tử? ® Số lần phân bào của hợp tử: 2x = 8 = 23 → x = 3 lần.
* Cách xác định số NST, số tâm động và số crômatit trong nguyên phân.
Nội dung
Số NST
Số tâm động
Số crômatit
Kì đầu
2n( kép)
2n
2n x 2 = 4n
Kì giữa
2n( kép)
2n
2n x 2 = 4n
Kì sau
4n( đơn)
4n
0
Kì cuối
2n( đơn)
2n
0
* Cách xác định số NST, số tâm động và số crômatit trong giảm phân.
 Các yếu tố
Phân bào
Số NST
Số tâm động
Số crômatit
Giảm phân I
Kì đầu I
2n(kép)
2n
2n x 2 = 4n
Kì giữa I
2n(kép)
2n
2n x 2 = 4n
Kì sau I
2n(kép)
2n
2n x 2 = 4n
Kì cuối I
n(kép)
n
2n
Giảm phân II
Kì đầu II
n(kép)
n
2n
Kì giữa II
n(kép)
n
2n
Kì sau II
2n(đơn)
2n
0
Kì cuối II
n(đơn)
n
0
Bài 2: Ở ngô, có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Hãy cho biết: Số crômatit và NST ở
- Kì giữa của GP I? Þ NST ở thể kép ® 20 NST kép, 40 crômatit.
- Kì giữa của GP II? Þ NST ở thể kép ® ở mỗi TB có 10 NST kép, 20 crômatit.
- Kì cuối của GP II? Þ NST ở thể đơn nên mỗi TB có 10 NST đơn, không có crômatit.
PHẦN I : ( 2,5 điểm) HS trả lời bằng cách điền Đ (nội dung đúng) và S (cho nội dung sai) :
CÂU
NỘI DUNG CÂU DẪN
TL
Kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân.
S
Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt, số tế bào con tạo thành là: 3 x 24 = 48 
Đ
Giảm phân là hình thức phân bào có 1 lần nhân đôi NST.
Đ
Ở ngô, có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Ở kì giữa của GP I có 20 NST kép và 40 crômatit.
Đ
Có 5 tế bào nguyên phân x lần thu được 40 tế bào con. Số lần nguyên phân là 8.
S
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA SINH HỌC 10 – 20 phút – HK 2
Họ và tên :  Lớp:10...
PHẦN I : ( 2,5 điểm) HS trả lời bằng cách điền Đ (nội dung đúng) và S (cho nội dung sai) :
CÂU
NỘI DUNG CÂU DẪN
TL
Giảm phân là hình thức phân bào có 2 lần nhân đôi NST.
S
Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, chuẩn bị cho quá trình phân bào tiếp theo.
Đ
Có 2 TB sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 6 đợt, số tế bào con tạo thành là: 2 x 26 = 128 
Đ
Ở ngô, có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Ở kì giữa của GP II ở mỗi TB có 10 NST kép, 20 crômatit.
Đ
Có 4 tế bào nguyên phân x lần thu được 64 tế bào con. Số lần nguyên phân là 8.
S
------------ HẾT ----------
PHẦN I : ( 2,5 điểm) HS trả lời bằng cách điền Đ (nội dung đúng) và S (cho nội dung sai) :
CÂU
NỘI DUNG CÂU DẪN
TL
Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R. Nếu TB vượt qua điểm R thì mới đi vào pha S, nếu không vượt qua điểm R, tế bào đi vào quá trình biệt hóa.
Đ
Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là: 5 x 23 = 40
Đ
Ở ngô, bộ NST 2n = 20. Ở kì cuối của GP II NST ở thể đơn nên mỗi TB có 10 NST đơn, không có crômatit.
Đ
Ký hiệu "bộ NST 2n" cho biết NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào Xoma, hợp tử, TB sinh dục.
Đ
Sau giảm phân II, số tế bào con được tạo thành và bộ NST là: 4 tế bào con có bộ NST 2n đơn.
S
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
– « —
KIỂM TRA SINH HỌC 10 – 20 phút – HK 2
Họ và tên :  Lớp:10..
PHẦN I : ( 2,5 điểm) HS trả lời bằng cách điền Đ (nội dung đúng) và S (cho nội dung sai) :
CÂU
NỘI DUNG CÂU DẪN
TL
Hình vẽ sau đây mô tả tế bào cơ thể lưỡng bội đang ở kì nào? của quá trình phân bào nào? Biết rằng không xảy ra đột biến, các kí hiệu chữ cái là kí hiệu cho các NST? 
CÂU
NỘI DUNG CÂU DẪN
TL
Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng nhất. Sai. Tiêu hóa hóa học là quan trọng nhất, vì quá trình này biến đổi thức ăn thành những chất đơn giản cuối cùng, hấp thụ được vào cơ thể.
S
Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non. Sai. Lông nhung hấp thụ chất dinh dưỡng.
Đ
Ở người, quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở dạ dày. Sai. Quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở ruột non vì ruột có đủ các loại enzym để biến đổi tất cả thức ăn về mặt hoá học.
Đ
Trong miệng có enzym tiêu hoá cả tinh bột sống và chín. Sai. Trong miệng chỉ có enzym tiêu hoá tinh bột chín thành manto.Ở ruột non mới có enzym amilaza tiêu hoá được cả tinh bột sống và chín.
S
Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì trong dịch mật không có chứa enzym tiêu hoá. Đúng. Mât do gan tại ra. Túi mật chỉ là nơi chứa chứ không tiết mật. Mật giúp phân nhỏ các giọt mỡ để biến đổi mỡ nhanh hơn thành axit béo và glixerol
Đ
Rễ cây hấp thụ Nitơ ở dạng NO3- và NH4+ 
Đ
Hệ tuần hoàn ở sâu bọ có chức năng vận chuyển khí trong hô hấp. 
Hệ tuần hoàn ở sâu bọ không tham gia vận chuyển chất khí trong hô hấp. Vì: Các tế bào của cơ thể trao đổi khí trực tiếp với không khí ở bên ngoài qua hệ thống ống khí phân nhánh tới tận khe kẽ các mô
S
Những người bị huyết áp thấp hay bị chóng mặt vì máu chảy trong mạch chậm không đủ cung cấp cho não.
Đ
Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 sẽ làm thay đổi độ pH của đất.
Vì:
+ Bón phân NH4Cl, (NH4)2SO4 cây hấp thụ NH4+ còn lại môi trường Cl- và SO42- sẽ kết hợp với H+ tạo HCl và H2SO4 dẫn đến môi trường axit....................................................................
+ Bón NaNO3 cây hấp thụ NO3- còn lại Na+ kết hợp với OH- tạo môi trường bazơ.................
Đ
I/ Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nito có mặt trong các hợp chất hữu cơ quan trọng tế bào, là thành phần chính cấu trúc nên enzym điều tiết các phản ứng hóa sinh, là nguyên tố không thể thay thế bằng nguyên tố khác. Đặc điểm này nói lên điều gì ? 
Câu 2. Pha tối quang hợp không sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng ánh sáng nhưng vẫn cần nguồn năng lượng này. Điều này đúng hay sai ? Nội dung nào trong quang hợp chứng minh được điều đó ? 
Câu 3: Những động lực nào tham gia vào quá trình vận chuyển nước và muối khoáng trong thân cây ?
Câu 4: Trong tự nhiên, bằng cách nào mà cây xanh có thể sử dụng được nguồn N2?
Câu 5: Tại sao nói : Quang hợp quyết định năng suất cây trồng ?
	II/ Chọn đáp án đúng nhất, điền vào bảng trả lời: 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Câu 1: Cây không hấp thụ trực tiếp dạng nitơ nào sau đây?
A. Đạm tan trong nước.	B. Đạm trong xác sinh vật	C. Đạm amoni.	D. Đạm nitrat;
Câu 2: Năng suất sinh học của TV C4 cao hơn TV C3 vì:
A. Tận dụng được nồng độ CO2.	B. Chủ yếu TV C4 là nhóm cây 1 lá mầm.
C. Tận dụng được ánh sáng cao.	D. Nhu cầu nước thấp.
Câu 3: Chất nhận CO2 đầu tiên của TV C4 và TV C3 là:
A. RiDP và AOA.	B. PEP và RiDP.	C. APG và PEP.	D. PEP
Câu 4: Hô hấp là quá trình:
A. Oxy hóa nước giải phóng O2. B. Tổng hợp chất hữu cơ.	C. Phân giải chất hữu cơ.	D. Tổng hợp chất vô cơ.
Câu 5: Ở thực vật lá toàn màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao?
A. Không, vì thiếu nhóm sắc tố chrophyl	C. Được, vì vẫn có nhóm sắc tố chorophyl nhưng bị khuất bởi sắc tố đỏ.
B. Được, vì chứa sắc tố carôtenôit là sắc tố quang hợp.	D. Không, vì chỉ có nhóm sắc tố phicôbilin và antôxian
Câu 6: Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế quá trình chuyển hóa nitrat thành N2 (NO3- ® N2) là:
A. Làm đất kĩ, đất tơi xốp và thoáng.	B. Khử chua cho đất.
C. Giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên cho đất.	D. Bón phân vi lượng thích hợp
Câu 7: Các chất được vận chuyển trong dòng mạch gỗ là:
A. Các chất hữu cơ và muối khoáng	B. Các ion khoáng	C. Nước và muối khoáng	D. Nước
Câu 8: Cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng của môi trường nhờ cấu trúc nào là chủ yếu?
A. Tế bào ở miền sinh trưởng của rễ	B. Tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ.
C. Tế bào lông hút.	D. Tế bào biểu bì rễ .
Câu 9: Đặc điểm nào quyết định sự khuyếch tán của các ion từ đất vào rễ?
A. Nhu cầu ion của cây.	B. Thoát hơi nước qua lá.	C. Hô hấp của rễ.	D. Sự chênh lệch nồng độ ion.
Câu 10: Khi nồng độ Ca2+ trong cây là 0,1%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào ?
A. Thẩm thấu	B. Hấp thu chủ động	C. Hấp thu bị động	D. Khuyếch tán

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM_TRA_15_NGUYEN_PHAN_GIAM_PHAN.doc