Kiểm tra năng lực THPT quốc gia lần 3 môn: Sinh học Trường THCS – THPT Đông Du

doc 29 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm tra năng lực THPT quốc gia lần 3 môn: Sinh học Trường THCS – THPT Đông Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra năng lực THPT quốc gia lần 3 môn: Sinh học Trường THCS – THPT Đông Du
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DU
 KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT-QUỐC GIA 2016 
MÔN: SINH HỌC – Lần 3
Thời gian làm bài: 90 phút; 
(50 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ..........................
ĐIỂM
LỜI NHẬN XÉT
MÃ 483
Câu 1: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn
(2) Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con
(3) Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
(4) Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
A. 4	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 2: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEeHh. Nếu trong quá trình giảm phân có 0,8 % số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Dd ở trong giảm phân I và giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết loại giao tử abDdEh chiếm tỉ lệ bao nhiêu
A. 0,025%	B. 0,2%	C. 0,25 %	D. 0,05 %
Câu 3: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá
(2) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm 
Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
A. (1) và (4)	B. (2) và (5)	C. (3) và (4)	D. (1) và (5)
Câu 4: Xét các phát biểu sau
(1) Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin
(2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép
(3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô
(4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất
(5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleotit có kích thước lớn nhất
(6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng 
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 5: Những cơ quan thoái hóa không có chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Xét các giải thích sau đây
(1) Các gen quy định cơ quan thoái hóa là những gen lặn
(2) Gen quy định cơ quan thoái hóa thường không có hại cho cơ thể sinh vật nên không bị chọn lọc tự nhiên đào thải
(3) Các gen quy định cơ quan thoái hóa có thể bị loại khỏi quần thể bởi yếu tố ngẫu nhiên, nhưng thời gian tiến hóa chưa đủ để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen này
(4) Gen quy định cơ quan thoái hóa liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng 
Có mấy giải thích ở trên là đúng
A. 4	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(1) Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại. 
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã. 
(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. 
(4) Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon.
A. 2.	B. 3.	C. 1	D. 4.
Câu 7: Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên 	(2) Giao phối ngẫu nhiên
(3) Giao phối không ngẫu nhiên 	(5) Đột biến
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên 	(6) Di nhập gen
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (1); (3); (4); (6)	B. (3); (4); (5); (6)	C. (2); (3); (4); (5)	D. (1); (3); (4); (5)
Câu 8: Để tạo ra một giống cây trồng thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen aabbdd và aaBBDD người ta có thể tiến hành:
A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD
B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1: cho F1 tự thụ phấn tạo F2, chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD
C. Lai hai giống cây ban đầu với nhau tạo F1 cho F1 tự thụ phấn tạo F2: chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD
D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1, cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen Aabbdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD
Câu 9: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
B. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
C. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
Câu 10: Loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác?
A. Chuyển đoạn trong 1 NST	B. Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng
C. Đảo đoạn NST	D. Lặp đoạn NST
Câu 11: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là
A. ADN và protein.	B. ARN.	C. Protein.	D. ADN.
Câu 12: Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy rằng có một số trường hợp alen đột biến lặn có lợi nhưng vẫn bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ ra khỏi quần thể. Trong các giải thích sau đây, có mấy giải thích đúng?
(1) Do tác động của đột biến nghịch làm cho alen đột biến lặn thành alen đột biến trội
(2) Do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
(3) Do alen lặn có lợi nằm ở vùng không tương đòng trên NST Y
(4) Do alen lặn do đột biến lặn liên kết chặt chẽ với alen trội có hai
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 13: Sau khi gặt hái, người nông dân Nam Bộ thường đốt rơm rạ ngoài đồng. Tập quán đó có mục đích quan trọng bậc nhất nào về mặt sinh thái học?
A. Trả lại nhanh vật chất cho các chu trình.
B. Nhanh chóng giảm nguồn rơm rạ quá dư thừa không có nơi tích trữ.
C. Tránh sự ô nhiễm đồng ruộng.
D. Giải phóng nhanh đồng ruộng để sớm gieo trồng vụ tiếp.
Câu 14: Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n=48. Quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài dưới kính hiển vi người ta thấy có 46 NST. Đột biến thuộc dạng
A. Thể một nhiễm kép.	B. Thể khuyết nhiễm hoặc thể một nhiễm kép.
C. Thể khuyết nhiễm.	D. Thể một nhiễm.
Câu 15: Một tế bào người tại kì giữa của lần giảm phân I sẽ có
A. 46 NST kép.	B. 46 cromatit.	C. 23 cromatit.	D. 23 NST đơn.
Câu 16: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau: 
l:AAaaBbbb × aaaaBBbb. 	4. AaaaBBbb × Aabb. 
2:AAaaBBbb × AaaaBbbb. 	5. AAaaBBbb × aabb
3:AaaaBBBb × AAaaBbbb. 	6. AAaaBBbb × Aabb. 
Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 9 kiểu gen, 4 kiểu hình?
A. 4 phép lai.	B. 3 phép lai.	C. 2 phép lai.	D. 1 phép lai.
Câu 17: Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen. Số liên kết hidro bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là
A. 4680.	B. 70200.	C. 74880.	D. 57600
Câu 18: Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây để phát triển thành cây tứ bội?
A. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1)
B. Các giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nhau
C. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau
D. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n)
Câu 19: Đối với quá trình tiến hoá, giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò:
A. Tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi
B. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
C. Làm nghèo vốn gen của quần thể và có vai trò định hướng trong quá trình tiến hoá
D. Làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể
Câu 20: 3 tế bào sinh tinh ở ruồi giấm có kiểu gen giảm phân không phát sinh đột biến đã tạo ra 4 loại tinh trùng. Theo lí thuyết, tỉ lệ 4 loại tinh trùng
A. 1 : 1 : 1 :1	B. 3 : 3 : 1 :1
C. 1 : 1 : 1 :1 : 1 : 1 : 1 :1	D. 1 : 1 : 2 :2
Câu 21: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một locut có 2 alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình 75% cây thân cao: 25% cây thân thấp. Sau 3 thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ F3 chiếm tỷ lệ 9%. Tính theo lý thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể P là:
A. 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa	B. 0,15AA: 0,6Aa: 0,25aa
C. 0,65AA : 0,10 Aa : 0,25aa	D. 0,3AA: 0,45Aa: 0,25aa
Câu 22: Trong các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Diễn thế sinh thái là sự biến đối tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau. 
(2) Quá trình diễn thế có thể tạo nên một quần xã ổn định hoặc suy thoái. 
(3) Người ta có thể dự đoán được tương lai của quá trình diễn thế. 
(4) Diễn thế sinh thái có thể được ứng dụng trong việc quy hoạch về nông lâm ngư nghiệp.
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Câu 23: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có mấy phát biểu sau đây là đúng?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận
(2) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia đươc
(3) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận
(4) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển dược nhân lên trong tế bào nhận
A. 3	B. 2	C. 4	D. 1
Câu 24: Loài giup dẹp sống trong cát vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có tảo lục đon bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, giun dẹp phoi mình trên cát và khi đó tảo lục quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp. Mối quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp là
A. Hội sinh.	B. Vật ăn thịt - con mồi.
C. Vật kí sinh - vật chủ.	D. Cộng sinh.
Câu 25: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống nguời ta thuòng sử dụng phương pháp gây đột biến
A. Đa bội.	B. Dị bội.	C. Chuyển đoạn.	D. Mất đoạn.
Câu 26: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ?
A. ADN polymeraza	B. Ligaza	C. ARN polymeraza	D. Restrictaza
Câu 27: Khi nói về NST giới tính ở động vật có vú, các phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y
(2) Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp
(3) NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma
(4) Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực cái còn có các gen quy định các tính trạng thường
A. 3	B. 4	C. 2	D. 1
Câu 28: Trong các phát biểu sau đây về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên thường rất thấp. 
(2) Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác. 
(3) Gen đột biến có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác. 
(4) Đa số đột biến gen là có hại khi biểu hiện.
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 29: Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm. 
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. 
(3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn. 
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. 
(5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu. 
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 30: Cho các ví dụ sau:
(1) Người bị bạch tạng kết hôn với người bình thường sinh con có thể bị bạch tạng
(2) Trẻ em bị bệnh pheniketo niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường
(3) Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bi viêm phổi, thấp khớp, suy thận,... 
(4) Người bị hội chứng AIDS thường bị ung thư, tiêu chảy, viêm phổi,... 
(5) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc vào độ pH của môi trường đất
(6) ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định tóc bình thường, kiểu gen Aa quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ
Có bao nhiêu ví dụ ở trên phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 31: Cho phép lai P : AaBb Ee × AaBb EE. Trong quá trình hình thành giao tử đực ở một số tế bào, cặp NST mang cặp Bb không phân li trong giảm phân I và giảm phân II diễn ra bình thường. Theo lí thuyết phép lai trên có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen.
A. 72	B. 54	C. 126	D. 168
Câu 32: Có mấy phát biểu sau đây không đúng khi nói về mức phản ứng?
(1) Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau
(2) Ở loài sinh sản vô tính, các cá thể con thường có mức phản ứng khác với cá thể mẹ
(3) Ở giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau
(4) Mức phản ứng do kiểu gen quy định, không phụ thuộc vào môi trường
A. 3	B. 1	C. 4	D. 2
Câu 33: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 :1
1. AaaaBBbb AAAAbbbb 3. AAAaBBBB AAAabbbb
2. aaaaBbbb AAAABbbb 4. AAAaBBBb Aaaabbbb
Đáp án đúng là
A. 2,3	B. 1,2	C. 1,4	D. 3,4
Câu 34: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhờ phương pháp:
A. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo
B. Lai tế bào sinh dưỡng (xoma)
C. Chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị
D. Nuôi cấy hạt phấn
Câu 35: Ở người xét các bệnh và hội chứng sau đây:
(1) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm 	(5) Bệnh máu khó đông
(2) Bệnh pheninketo niệu 	(6) Bệnh bạch tạng
(3) Hội chứng Đao 	(7) Hội chứng Claiphento
(4) Bệnh mù màu đỏ và màu lục 	(8) Hội chứng tiếng mèo kêu
Có mấy bệnh, hội chứng liên quan đến đột biến gen?
A. 3	B. 2	C. 5	D. 4
Câu 36: Các phát biểu sau đây về thể đa bội:
(1) Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường
(2) Đa số các loài thực vật là thể dị đa bội
(3) Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa
(4) Phần lớn các loài thực vật có hoa hạt kín là thể tự đa bội chẵn
(5) Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n được gọi là thể dị đa bội
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 37: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Ở thế hệ P sau 3 thế hệ tự phấn thì thu được 2 loại kiểu hình và 3 kiểu gen trong đó tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ dị hợp 7.5% và hoa trắng là 26,5 %. Tính theo lí thuyết, quần thể trực vật trên ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ cây đồng hợp là
A. 50%	B. 60%	C. 40%	D. 30 %
Câu 38: lai giữa hai dòng ruồi giấm P: ♂ HhGg XmY × ♀ hhGg XMXm thu được F1. Theo lý thuyết đời con F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 2400	B. 1680	C. 672	D. 336
Câu 39: ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P) thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết kiểu hình F2 gồm:
A. 100% cây hoa đỏ	B. 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa vàng
C. 100% cây hoa vàng	D. 75% hoa đỏ và 25% cây hoa vàng
Câu 40: Ở người bệnh điếc do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do gen lặn trên NST X ở vùng không tương đồng quy định. Một cặp vợ chồng bình thường, bên phía vợ có anh trai mắc bệnh mù màu, chị gái mắc bệnh điếc. Bên phía chồng có ông ngoại bị bệnh mù màu, mẹ bị bệnh điếc. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 đứa con, tính theo lý thuyết xác suất để cả 2 đứa con này đều mang alen về 2 bệnh nói trên là bao nhiêu? Biết rằng tất cả các người khác trong gia đình đều bình thường và không có đột biến mới phát sinh
A. 0,05729	B. 0,01736	C. 0,00771	D. 0,02864
Câu 41: Khi chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được hoocmon insulin là vì mã di truyền:
A. Có tính thoái hóa	B. Có tính phổ biến	C. Là mã bộ ba	D. Có tính đặc hiệu
Câu 42: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có mấy phát biểu không đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
(2) Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa
(4) Giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại trong quần thể
A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 43: Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm vô hại (trung tính)
B. Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên NST
C. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nu
D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nu thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polypeptit do gen đó tổng hợp
Câu 44: Theo Jacop và Mono, cac thành phần cấu tạo của Operon Lac gồm:
A. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
B. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
C. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
D. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
Câu 45: Biến dị tổ hợp là loài biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen có sẵn ở bố mẹ. Có bao nhiêu quá trình sau đây là cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp?
(1) Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân
(2) Sự nhân đôi của các gen trong phân bào nguyên phân
(3) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng
(4) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng
A. 1	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 46: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội
B. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con có ưu thế lai
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 khi lai hai dòng thuần khác nhau (lai khác dòng).
D. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống
Câu 47: Ở người nếu có hai gen trội GG thì khả năng chuyển hóa rượu (C2H5OH) thành andehit rồi sau đó andehit chuyển hóa thành muối axetat một cách triệt để. Người có kiểu gen Gg thì khả năng chuyển hóa andehit thành muối axetat kém hơn một chút. Cả hai kiểu gen GG và Gg đều biểu hiện kiểu hình mặt không đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hóa cuối axetat tương đối vô hại. Còn người có kiểu gen gg thì khả năng chuyển hóa andehit thành muối axetat hầu như không có mà andehit là một chất độc nhất trong 3 chất trên, vì vậy những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói mửa. Giả sử quần thể người Việt Nam có 36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ sinh được 2 con trai. Theo lý thuyết xác suất đẻ cả hai đứa uống rượu mặt không đỏ?
A. 0,8593	B. 0,1406	C. 0,75	D. 0,7385
Câu 48: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Câu 49: Ở một loài thực vật lưỡng bội, sự hình thành màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định và được mô tả theo sơ đồ
Alen A
Alen B
↓
↓
Enzim A
enzim B
↓
↓
Chất không màu
→
chất màu hồng
→
chất màu đỏ
Alen a và alen b không có khả năng phiên mã nên không tồng hợp được protein. Theo lý thuyết ở đời con của phép lai AaBb × aaBB có tỷ lệ kiểu hình là:
A. 1 hồng : 1 trắng	B. 1 trắng : 2 hồng : 1 đỏ
C. 1 hồng: 1 đỏ	D. 1 trắng : 1 đỏ
Câu 50: Kỹ thuật chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai đặc biệt hữu ích đối với:
A. Bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể
B. Việc xác định bệnh do đột biến cấu trúc NST và đột biến đa bội
C. Việc xác định kiểu gen của bệnh nhân
D. Xác định các bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của một số loại tế bào
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN – MÔN SINH HỌC - THI THỬ LẦN 3 -2016
Câu
136
208
359
483
1
B
D
C
A
2
D
C
D
A
3
D
A
D
D
4
A
B
B
D
5
D
D
A
B
6
A
A
B
A
7
A
A
B
C
8
C
D
A
B
9
A
A
A
B
10
A
B
B
B
11
B
A
D
B
12
B
B
B
C
13
D
D
C
A
14
D
C
A
B
15
C
A
B
A
16
C
B
D
C
17
B
B
A
B
18
A
D
A
C
19
A
D
C
D
20
B
C
C
C
21
C
D
C
C
22
A
C
C
A
23
D
B
C
D
24
B
C
B
D
25
A
B
D
A
26
B
D
C
C
27
A
A
B
D
28
D
D
D
D
29
B
C
A
A
30
A
C
D
B
31
C
D
B
C
32
C
C
C
B
33
C
C
B
A
34
B
A
A
B
35
D
A
A
C
36
A
A
B
A
37
C
C
B
C
38
B
B
C
C
39
B
C
B
A
40
C
D
D
A
41
C
B
A
B
42
B
A
A
C
43
D
A
C
C
44
D
C
C
D
45
C
B
A
D
46
B
D
D
D
47
C
D
D
D
48
D
B
D
C
49
B
D
D
D
50
D
B
C
B
MÃ 359 
Câu 1: Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy rằng có một số trường hợp alen đột biến lặn có lợi nhưng vẫn bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ ra khỏi quần thể. Trong các giải thích sau đây, có mấy giải thích đúng?
(1) Do tác động của đột biến nghịch làm cho alen đột biến lặn thành alen đột biến trội
(2) Do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
(3) Do alen lặn có lợi nằm ở vùng không tương đòng trên NST Y
(4) Do alen lặn do đột biến lặn liên kết chặt chẽ với alen trội có hai
A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 2: Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên 	(2) Giao phối ngẫu nhiên
(3) Giao phối không ngẫu nhiên 	(5) Đột biến
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên 	(6) Di nhập gen
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (1); (3); (4); (6)	B. (1); (3); (4); (5)	C. (3); (4); (5); (6)	D. (2); (3); (4); (5)
Câu 3: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEeHh. Nếu trong quá trình giảm phân có 0,8 % số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Dd ở trong giảm phân I và giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết loại giao tử abDdEh chiếm tỉ lệ bao nhiêu
A. 0,05 %	B. 0,2%	C. 0,25 %	D. 0,025%
Câu 4: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 khi lai hai dòng thuần khác nhau (lai khác dòng).
B. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống
C. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con có ưu thế lai
D. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội
Câu 5: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Câu 6: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá
(2) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm 
Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
A. (1) và (4)	B. (1) và (5)	C. (3) và (4)	D. (2) và (5)
Câu 7: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhờ phương pháp:
A. Chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị	B. Lai tế bào sinh dưỡng (xoma)
C. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo	D. Nuôi cấy hạt phấn
Câu 8: Một tế bào người tại kì giữa của lần giảm phân I sẽ có
A. 46 NST kép.	B. 23 NST đơn.	C. 23 cromatit.	D. 46 cromatit.
Câu 9: Trong các phát biểu sau đây về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên thường rất thấp. 
(2) Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác. 
(3) Gen đột biến có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác. 
(4) Đa số đột biến gen là có hại khi biểu hiện.
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 10: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(1) Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại. 
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã. 
(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. 
(4) Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon.
A. 1	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 11: Loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác?
A. Chuyển đoạn trong 1 NST	B. Lặp đoạn NST
C. Đảo đoạn NST	D. Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng
Câu 12: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ?
A. ADN polymeraza	B. ARN polymeraza	C. Restrictaza	D. Ligaza
Câu 13: Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm. 
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. 
(3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn. 
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. 
(5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu. 
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 14: ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P) thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lý thuyết kiểu hình F2 gồm:
A. 100% cây hoa đỏ	B. 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa vàng
C. 100% cây hoa vàng	D. 75% hoa đỏ và 25% cây hoa vàng
Câu 15: Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n=48. Quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài dưới kính hiển vi người ta thấy có 46 NST. Đột biến thuộc dạng
A. Thể một nhiễm kép.	B. Thể khuyết nhiễm hoặc thể một nhiễm kép.
C. Thể khuyết nhiễm.	D. Thể một nhiễm.
Câu 16: Ở một loài thực vật lưỡng bội, sự hình thành màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định và được mô tả theo sơ đồ
Alen A
Alen B
↓
↓
Enzim A
enzim B
↓
↓
Chất không màu
→
chất màu hồng
→
chất màu đỏ
Alen a và alen b không có khả năng phiên mã nên không tồng hợp được protein. Theo lý thuyết ở đời con của phép lai AaBb × aaBB có tỷ lệ kiểu hình là:
A. 1 hồng : 1 trắng	B. 1 trắng : 2 hồng : 1 đỏ
C. 1 hồng: 1 đỏ	D. 1 trắng : 1 đỏ
Câu 17: Đối với quá trình tiến hoá, giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò:
A. Làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể
B. Làm nghèo vốn gen của quần thể và có vai trò định hướng trong quá trình tiến hoá
C. Tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi
D. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 18: Ở người nếu có hai gen trội GG thì khả năng chuyển hóa rượu (C2H5OH) thành andehit rồi sau đó andehit chuyển hóa thành muối axetat một cách triệt để. Người có kiểu gen Gg thì khả năng chuyển hóa andehit thành muối axetat kém hơn một chút. Cả hai kiểu gen GG và Gg đều biểu hiện kiểu hình mặt không đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hóa cuối axetat tương đối vô hại. Còn người có kiểu gen gg thì khả năng chuyển hóa andehit thành muối axetat hầu như không có mà andehit là một chất độc nhất trong 3 chất trên, vì vậy những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói mửa. Giả sử quần thể người Việt Nam có 36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ sinh được 2 con trai. Theo lý thuyết xác suất đẻ cả hai đứa uống rượu mặt không đỏ?
A. 0,7385	B. 0,1406	C. 0,75	D. 0,8593
Câu 19: Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây để phát triển thành cây tứ bội?
A. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1)
B. Các giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nhau
C. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau
D. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n)
Câu 20: Cho các ví dụ sau:
(1) Người bị bạch tạng kết hôn với người bình thường sinh con có thể bị bạch tạng
(2) Trẻ em bị bệnh pheniketo niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường
(3) Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bi viêm phổi, thấp khớp, suy thận,... 
(4) Người bị hội chứng AIDS thường bị ung thư, tiêu chảy, viêm phổi,... 
(5) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc vào độ pH của môi trường đất
(6) ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định tóc bình thường, kiểu gen Aa quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ
Có bao nhiêu ví dụ ở trên phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 21: Trong các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Diễn thế sinh thái là sự biến đối tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau. 
(2) Quá trình diễn thế có thể tạo nên một quần xã ổn định hoặc suy thoái. 
(3) Người ta có thể dự đoán được tương lai của quá trình diễn thế. 
(4) Diễn thế sinh thái có thể được

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_THPT_QUOC_GIA_2016_LAN_3.doc