Kiểm tra lần 4 Hóa 11 cơ bản

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 8838Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra lần 4 Hóa 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra lần 4 Hóa 11 cơ bản
KIỂM TRA LẦN 4
Hóa: 11 cơ bản
Tên:.Lớp.
Câu 1: Tên quốc tế của ancol có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 3-etyl hexan-5-ol.	B. 3-metyl pentan-2-ol.	C. 4-etyl pentan-2-ol.	D. 2-etyl butan-3-ol.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hh 2 ancol no đơn chức X, Y là đồng đẳng liên tiếp thu được 11,2 lít CO2 cũng với lượng hh trên cho p.ứng với Na dư thì thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). CTPT của 2 ancol trên là:
	A. C2H5OH và C3H7OH.	B. CH3OH và C3H7OH.
	C. C4H9OH và C3H7OH.	D. C2H5OH và CH3OH..
Câu 3: Toluen phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na, Nước Br2, HNO3 đặc (H2SO4 đặc), H2 (Ni, to).
B. Na, H2 (Ni, to), dung dịch KMnO4 (to).
C. Dung dịch KMnO4 (to), Br2 lỏng (bột Fe), HNO3 đặc (H2SO4 đặc).
D. Dung dịch NaOH, dung dịch KMnO4, Br2 lỏng (bột Fe).
Câu 4: Tính thơm của ankylbenzen biểu hiện ở đặc điểm
A. dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng vào vòng benzen.
B. có mùi thơm dễ chịu, dễ phản ứng với các tác nhân oxi hóa.
C. khó tham gia cả phản ứng thế lẫn phản ứng cộng vào vòng benzen.
D. khó tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng vào vòng benzen.
Câu 5: Đốt cháy hoàn tòa một ancol đơn chức X mạch hở thu được 0,12 mol CO2 và 0,15 mol H2O. Số đồng phân cấu tạo của X khi oxi hóa bởi CuO tạo anđehit là :
A. 8	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 6: Lấy 15,4 gam hỗn hợp metanol và glixerol phản ứng hoàn toàn với natri thu được 5,6 lít (đktc) khí hiđro. Khối lượng glixerol trong hỗn hợp ban đầu là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. 1,6 gam.	B. 13,8 gam.	C. 9,2 gam.	D. 4,6 gam.
Câu 7: Muốn điều chế 7,85g brom benzen, hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng benzen cần dùng là bao nhiêu?
A. 6g.	B. 4,57g.	C. 5g.	D. 4,875g.
Câu 8: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 4,5 kg.	B. 5,4 kg.	C. 5,0 kg.	D. 6,0 kg.
Câu 9: Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25° có nghĩa là:
	A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
	B. cứ 100g dd thì có 25 ml ancol nguyên chất.
	C. cứ 100g dd thì có 25g ancol nguyên chất.
	D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
Câu 10: Số mol Br2 cần dùng để kết tủa hết 2,82 gam phenol là :
A. 0,03	B. 0,09	C. 0,12	D. 0,06
Câu 11: Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol:
	A. CaO.	B. CuSO4 khan.	C. P2O5.	D. tất cả đều được 
Câu 12: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về ancol:
A. Có thể sử dụng Cu(OH)2 để phân biệt etilenglycol và propan-1,2-điol đựng trong hai lọ riêng biệt.
B. Công thức chung của dãy đồng đẳng ancol no, mạch hở là CnH2nOx (n ³ 1, x ³ 1).
C. Các ancol tan dễ dàng trong nước là nhờ có liên kết hiđro giữa ancol và các phân tử nước.
D. Khi tách nước một ancol luôn thu được sản phẩm là anken.
Câu 13: Cho các phát biểu sau :
(1) Toluen phản ứng thế với Br2 (xúc tác bột Fe) tạo thành m – bromtoluen
(2) Thuốc nổ TNT được điều chế từ toluen
(3) Clo hóa benzen (điều kiện ánh sáng) thu được clobenzen.
(4) Phân biệt toluen và stiren có thể dùng dung dịch nước brom.
(5) Phân biệt toluen và stiren có thể dùng dung dịch KMnO4 (to)
(6) Trime hoá axetylen thu được benzen.
(7) Đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien thu được Cao su Buna – S
Số phát biểu đúng là :
A. 5	B. 4	C. 3	D. 6
Câu 14: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + H2 (Ni, t0)	B. Benzen + Br2 (dd)
C. Benzen + HNO3 /H2SO4(đ)	D. Benzen + Cl2 (as)
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 15,9 gam chất hữu cơ A , đồng đẳng của benzen thu được 26,88 lít CO2 (đktc). Số đồng phân cấu tạo của A là
A. 4	B. 2	C. 5	D. 8
Câu 16: Câu nào sau đây là đúng:
	A. Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.	B. Ancol là hchc trong phân tử nhóm –OH.
	C. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 17: Ancol nào dưới đây là ancol bậc III :
A. 2,2-đimetyl propan-1-ol.	B. 3 metyl butan-2-ol.
C. 3-metyl butan-1-ol.	D. 2-metyl butan-2-ol.
Câu 18: Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là:	
	A. C6H5CH2OH.	B. CH3OH.	C. C2H5OH.	D. CH2=CHCH2OH 
Câu 19: Tiến hành tách nước hỗn hợp gồm hai ancol đồng đẳng thu được 3 olefin ở thể khí (đktc). Hai ancol trong hỗn hợp có thể là:
A. butan-2-ol và etanol.	B. etanol và butan-1-ol.
C. butan-2-ol và pentan-2-ol.	D. etanol và metanol.
Câu 20: Dãy các nhóm thế làm cho phản ứng thế vào vòng benzen dễ dàng hơn và ưu tiên vị trí o- và p- là:
A. –NO2, -COOH, -SO3H	B. –OCH3, -NH2, -NO2
C. -CnH2n+1, -OH, -NH2, 	D. –CH3, -NH2, -COOH
Câu 21: Khi phân tích nguyên tố của hiđrocacbon Y cho kết quả 9,44%H; 90,56% C . Y chỉ tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1: 1 đun nóng có bột sắt làm xúc tác. Y có CTPT là:
A. C9H12	B. C8H8	C. C6H6	D. C8H10
Câu 22: Cho các ancol sau: metanol, propan-1-ol, butan-2-ol, 3-metylbutan-2-ol và 2-metylpropan-2-ol. Số ancol khi tác dụng với CuO/to tạo ra xeton là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 23: Chất nào sau đây không phải ankyl benzen :
A. C6H5CH3	B. C6H5C2H3	C. C6H5CH(CH3)2	D. C6H5C2H5
Câu 24: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
	(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
	(b) Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
	(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
	(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
	(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam ancol no, đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 23,184 lit O2 (đktc). CTPT của ancol là :
A. CH3OH	B. C3H7OH	C. C2H5OH	D. C3H5OH
Câu 26: Hiện tượng gì xảy ra khi đun nóng benzen với dung dịch KMnO4 ?
A. Xuất hiện kết tủa trắng	B. Dung dịch KMnO4 bị mất màu.
C. Dung dịch KMnO4 không bị mất màu.	D. Sủi bọt khí
Câu 27: Khi đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được a mol CO2 và b mol H2O. Nếu a < b thì X là
A. ancol không no.	B. ancol thơm.
C. ancol no, mạch hở, đơn chức.	D. ancol no, mạch hở.
Câu 28: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là:
	A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 29: 5,2 g stiren đã bị trùng hợp 1 phần tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,0125 mol brom.Lượng stiren chưa bị trùng hợp là:
A. 75%	B. 25%	C. 52%	D. 50%
Câu 30: Cho các chất sau : ancol etylic, phenol, stiren, toluen, benzen. Số chất làm mất màu dung dịch nước brom là :
A. 2	B. 3	C. 1	D. 4

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoa_11_lan_4_co_ban.doc