Trường THCS Gia Khánh KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II Môn: Vật lý 7 Thời gian làm bài: 45’ A. Trắc nghiệm Câu 1: Khi nối hai quả cầu kim loại M với N bằng một dây dẫn bằng đồng. Trường hợp nào sau đây không có dòng điện chạy qua dây dẫn? A. M và N đều không nhiễm điện B. M nhiễm điện dương, N nhiễm điện âm. C. M nhiễm điện dương, N không nhiễm điện. D. M nhiễm điện âm, N không nhiễm điện. Câu 2: Có ba vật giống hệt nhau bị nhiễm điện. Khi đặt vật C tại trung điểm của hai vật A, B người ta thấy vật C bị hút về phía vật A. Nếu xem lực hút hoặc lực đẩy giữa hai vật A và C, B và C là bằng nhau; kết luận nào sau đây là đúng? A. Vật A và B nhiễm điện cùng dấu nhau và trái dấu với vật C. B. Ba vật nhiễm điện cùng dấu. C. Vật A và C nhiễm điện cùng dấu nhau và trái dấu với vật B. D. Vật B và C nhiễm điện cùng dấu nhau và trái dấu với vật A. Câu 3: Các êlectrôn đi qua một dây dẫn dài 12cm trong thời gian 10 phút. Vận tốc của êlectrôn theo đơn vị mm/s là: A. 2mm/s B. 0,2mm/s C. 1,2mm/s D. 12mm/s Câu 4: Cọ xát mảnh thủy tinh vào miếng lụa khô. Sau khi cọ xát, đưa hai vật đó lại gần nhau, điều gì sẽ xảy ra? A. Chúng không hút nhau, cũng không đẩy nhau. B. Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện trái dấu. C. Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu. D. Chúng sẽ hút nhua vì nhiễm điện cùng dấu. Câu 5: Chiếu một tia tới lên gương phẳng. Biết góc tới α = 600, góc β tạo bời tia phản xạ và mặt phẳng gương có độ lớn là: A. β = 900 – 600 = 300. B. β = α = 600 C. β = 1800 – 600 = 1200. D. β = 600 + 600 = 1200 Câu 6: Khi chiếu một tia sáng tới mặt gương phẳng thì góc tới là: A. Góc tạo bời mặt gương và tia phản xạ. B. Góc tạo bởi tia tới và mặt gương C. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ. D. Góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới trên gương. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dòng điện trong kim loại có chiều cùng chiều chuyển động có hướng của các êlectrôn tự do. B. Nguồn điện cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ điện có thể hoạt động. C. Dòng điện luôn là dòng các êlectrôn tự do chuyển động có hướng. D. Trong chất dẫn điện luôn có dòng điện đi qua. Câu 8. Trong đêm tối, khi đang bay con dơi có thể bắt được con mồi hoặc tránh được các vật cản phía trước vì: A. Dơi có thể phát ra sóng siêu âm và thu nhận phản xạ của sóng siêu âm đó. B. Mắt dơi có khả năng nhìn được trong đêm tối. C. Hai cánh con dơi có thể phát hiện được con mồi và các vật phía trước B D. Chân con dơi có thể phát hiện được con mồi và các vật phía trước. A B. Tự luận Câu 9 ( 2 điểm) : Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng (như hình vẽ) a, Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương b, Biết đầu A của vật cách gương 0,5m Đầu B cách gương 0,8m. Tìm khoảng cách giữa AA’, BB’. Câu 10 (2,0 điểm): Nêu tên các bộ phận của 1 mạch điện đơn giản, dùng kí hiệu của các bộ phận vừa nêu để vẽ sơ đồ mạch điện. Dùng mũi tên xác định chiều dòng điện trong sơ đồ vừa vẽ (Chú ý: Khóa K đóng) Câu 11 ( 1,0 điểm): Làm thế nào để biết 1 thước nhựa có nhiễm điện hay không? Câu 12 (1,0 điểm): Tia sáng mặt trời chiếu xiên xuống mặt đất hợp với mặt phẳng nằm ngang 1 góc 280, để có tia phản xạ chiếu thẳng đứng xuống 1 cái giếng nước, người ta phải đặt trên miệng 1 gương phẳng. Hãy xác định góc hợp bởi mặt gương và đường thẳng đứng. Trường THCS Gia Khánh KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II Môn: Vật lý 8 Thời gian làm bài: 45’ A. Trắc nghiệm Câu 1: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 40km/h mất 1h30 phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là A. 30km. B. 60km. C. 45km. S. 80lm. Câu 2: Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất là đúng? A. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động. B. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. C. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách. D. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. Câu 3: Một người đi xe đạp đi đều từ chân đốc lên đỉnh dốc cao 5m, dài 40m. Biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20 N và cả người và xe có khối lượng là 60kg. Công tổng cộng do người đó đã thực hiện để lên dốc là bao nhiêu? A. 3800J. B. 2400J C. 4200J F. 4000J. Câu 4: Điều nào sau đây là sai khi nói về cơ năng? A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. B. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. D. Cơ năng phụ thuộc và thể tích của vật. Câu 5: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20cm bằng bao nhiêu? A. 1600Pa. B. 12800Pa. C. 1280Pa. D. 1440Pa. Câu 6: Một vật nối cân bằng trên mặt nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát. B. Chỉ chịu lực đẩy Acsimét. C. Trọng lực của vật và lực đẩy Acsimét. D. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Câu 7: Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 2m xuống đất. Khi đó trọng lực đã thực hiện một công là A. 1 J. B. 1000J. C. 10000J. D. 10J Câu 8. Đơn vị dùng để tính công cơ học là A. km/h. B. N/m3. C. Jun. D. J/s. B. Tự luận Câu 9 ( 2 điểm) : 1 cục nước đá có thể tích 360cm3 nổi trên mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của phần cục đá ló ra khỏi mặt nước là bao nhiêu? Câu 10 (2,0 điểm): Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 180m. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc V1 = 5m/s, nửa đoạn đường sau đi với vận tốc V2 = 3m/s. a, Sau bao lâu vật đến B b, Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường Câu 11 ( 1,0 điểm): Trên hình vẽ là bình chứa chất lỏng. Áp suất tại điểm nào là lớn nhất, nhỏ nhất? . M . N . P Câu 12 (1,0 điểm): Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 1800kg lên cao 6m trong thời gian 1 phút. Tính công suất của cần cẩu.
Tài liệu đính kèm: