Kiểm tra học kỳ II môn: Hóa học 11

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1200Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ II môn: Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ II môn: Hóa học 11
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2014 - 2015
Môn: Hóa học 11
A. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG 4, 5, 6, 7
1. Kiến thức 
	- Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp của hiđrocacbon, dẫn xuất chứa oxi.
	- Tính chất vật lý của hiđrocacbon, dẫn xuất chứa oxi.
	- Tính chất hóa học của hiđrocacbon, dẫn xuất chứa oxi.
	- Phương pháp điều chế, ứng dụng của hiđrocacbon, dẫn xuất chứa oxi.
2. Kỹ năng
	- Quan sát, phân tích, tổng hợp và dự đoán tính chất của các chất.
	- Viết đồng phân, gọi tên các chất.
	- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất của các chất.
 	- Giải các bài tập định tính và định lượng liên quan đến kiến thức của các chương.
B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
PHẦN CHUNG
Hidrocacbon no
2
1
1
1,6
Hidrocacbon không no
1
2
1
1,6
Hidrocacbon thơm
2
1
1
1,6
Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
2
1
1
1,6
Andehit, xeton
2
2
1
1,6
PHẦN RIÊNG
Chương trình chuẩn (Lớp 11A, 11V, 11T, 11L)
2
2
1
2
Chương trình nâng cao (Lớp 11A1, 11A2)
2
2
1
2
Chuyên đề (lớp 11H)
1
2
2
2
C. NỘI DUNG ĐỀ
PHẦN CHUNG
Câu 1: Các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây?
	A. Hiđrocacbon no có phản ứng thế.
	B. Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên.
	C. Hiđrocacbon no là chất nhẹ hơn nước.
	D. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên.
Câu 2: Tên gọi của ankan X: (CH3)2CHCH(C2H5)CH2CH2CH3 là
	A. 3-etyl-2-metylhexan.	B. 2-etyl-3-metylhexan.
	C. 4-etyl-5-metylhexan.	D. 3-isopropylhexan.
Câu 3: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1, sản phẩm chính thu được là
	A. 2-brom-2-metylbutan	B. 1-brom-2-metylbutan	
	C. 3-brom-2-metylbutan	D. 1-brom-3-metylbutan	
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Khi X 
tác dụng với khí clo với tỉ lệ mol 1 :1 trong điều kiện ánh sáng khuếch tán thu được 3 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:
A. 2-metylpentan.	B. pentan.	
C. 2,2-đimetylbutan.	D. 2-metylbutan.
Câu 5 : Cho các chất but-1-en, axetilen, butan, cacbon đioxit, benzen, toluen, etilen. Số chất làm mất màu dung dịch brom là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 6 : Cho các chất sau : etan, eten, but-2-in, etin. Kết luận nào sau đây là đúng ?
	A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
	B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.
	C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
	D. Có một chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat.
Câu 7 : Cho ankađien A tác dụng với dung dịch brom thu được 1,4-đibrom-2-metylbut-2-en. Vậy A là
A. 2-metylbuta-1,3-đien.	C. 3-metylbuta-1,3-đien.
B. 2-metylpent-1,3-đien.	D. 2-metylbut-1,3-đien.
Câu 8: Hiđrat hóa 10,4 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 88,32 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hóa axetilen là
	A. 80%.	 B. 70%.	C. 20%.	D. 40%.
Câu 9: C6H5CH2CH3có tên gọi là:
	A. etylbenzen. 	B. propylbenzen. 	C. toluen.	D. stiren.
Câu 10: Số đồng phân cấu tạo có chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C8H10 là
	A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 11: Benzen không tác dụng với
	A. Br2 khan (to, Fe). 	B. HNO3đ /H2SO4đ.
	C. dung dịch KMnO4, t0. 	D. Tác dụng với Cl2 (to, Fe).
Câu 12: Toluen C7H8 được thêm vào xăng để tăng chỉ số octan. Tỷ lệ về thể tích của không khí và hơi toluen thế nào để có thể đốt cháy hoàn toàn tạo ra CO2 và H2O (giả sử không khí chứa 20% O2 về thể tích). 
	A. 9:1.	B. 11:1.	C. 28:1.	D. 45:1.
Câu 13: Tên gọi của ancol: (CH3)2CH CH2CH2CH2OH là
	A. 4-metylpentan-1-ol	B. 4-metylpentan-1-ol	
	C. 4-metylpentan-2-ol	D. 2-metylpentan-5-ol
Câu 14: Cho các chất sau: benzen, toluen, stiren, phenol, etanol. Chất nào khi tác dụng với dung dịch nước brom thu được kết tủa trắng?
	A. benzen, toluen.	B. stiren, phenol.	C. phenol.	D. etanol.
Câu 15: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là 
	A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (H+, t0). 
	B. Ca, CuO (to), Cu(OH)2 
	C. NaOH, K, Cu(OH)2 
	D. Na2CO3, CuO (to), HCl (t0)
Câu 16: Khi đun nóng ancol no, đơn chức X với H2SO4 đặc ở 140oC thu được ete Y. Tỉ khối của Y đối với X là 1,609. Công thức của X là 
	A. C4H9OH	B. C3H7OH	C. CH3OH	D. C2H5OH
Câu 17: Anđehit có công thức tổng quát là CnH2n + 2 – 2a – m (CHO)m. Các giá trị n, a, m lần lượt phải thỏa mãn điều kiện là
	A. n > 0, a 0, m 1.	B. n 0, a 0, m 1.	
	C. n > 0, a > 0, m > 1.	D. n 0, a > 0, m 1.
Câu 18: Cho các chất: HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2. Số chất có phản ứng với C2H5CHO là:
	A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 19: Đốt cháy anđehit A được mol CO2 = mol H2O. A là
	A. anđehit no, mạch hở, đơn chức.	
	B. anđehit đơn chức, no, mạch vòng.
	C. anđehit đơn chức có 1 nối đôi, mạch hở.	
	D. anđehit no 2 chức, mạch hở.
Câu 20: Cho 14,6 gam hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức, mạch hở liên tác dụng vừa đủ với H2 tạo thành 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol. Tổng số mol 2 ancol thu được là
	A. 0,2 mol.	B. 0,4 mol.	C. 0,3 mol.	D. 0,5 mol.
PHẦN RIÊNG
Dành cho lớp 11 A1, 11A2
Câu 21: Monoxicloankan A có tỉ khối so với nitơ bằng 3. A tác dụng với clo có chiếu sáng chỉ cho một dẫn xuất monoclo duy nhất.Tên gọi của A là 
 A. metylxiclopentan.	B. xiclohexan. 	
	C.1,3-đimetylxiclobutan.	D.1,2,3-trimetylxiclopropan.
Câu 22: Cho các chất: butan, xiclopropan, hex-1-en, xiclobutan. Số chất tác dụng với dung dịch brom là
	A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 23: Số đồng phân của C4H9Cl là	
	A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 24: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là
	A. 2-metylbut-2-en.	B. 3-metylbut-2-en.	
	C. 3-metyl-but-1-en.	D. 2-metylbut-1-en.
Câu 25: Đun nóng 13,875 gam một ankyl clorua Y với dung dịch NaOH, tách bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng dung dịch HNO3, nhỏ tiếp vào dung dịch AgNO3 thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa. Công thức phân tử của Y là
	A. C2H5Cl. 	B. C3H7Cl.	C. C4H9Cl.	D. C5H11Cl.
Dành cho lớp 11T, 11L, 11ANH, 11V
Câu 26: Đốt hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankin và 1 anken thu được 1,8g H2O và 5,28 g CO2. Số mol ankin trong hỗn hợp là
	A. 0,1	B. 0,12	C. 0,04	D. 0,02
Câu 27: Cho phản ứng : C2H2 + H2O A . A là 
	A. CH2=CHOH.	B. CH3CHO.	C. CH3COOH.	D. C2H5OH. 
Câu 28: Chất có công thức phân tử nào dưới đây có thể tác dụng được với Na và NaOH?
	A. C5H8O.	B. C6H8O.	C. C7H10O.	D. C9H12O.
Câu 29: Cho dãy các chất: cumen, stiren, isopren, o-xilen, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là
	A. 2.	 B. 3.	C. 4.	 	D. 5.
Câu 30: A có công thức phân tử là C8H8, tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol 2 chức. 1 mol A tác dụng tối đa với:
	A. 4 mol H2; 1 mol brom. 	B. 3 mol H2; 1 mol brom. 
	C. 3 mol H2; 3 mol brom. 	D. 4 mol H2; 4 mol brom
Dành cho lớp 11H
Câu 31: Trong những năm gần đây, trên thị trường thực phẩm, một số loại nước tương (xì dầu) đã bị cấm sử dụng do chứa lượng 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) vượt quá tiêu chuẩn cho phép, vì chất này có thể gây bệnh ung thư. Trong quá trình sản xuất nước tương, nhà sản xuất dùng HCl thuỷ phân protein thực vật để làm tăng vị mặn và hương vị. Trong quá trình này còn có phản ứng thuỷ phân chất béo tạo ra glixerol. HCl tác dụng với glixerol sinh ra hỗn hợp hai đồng phân là 3-MCPD và A. Công thức cấu tạo thu gọn của A là
	A. HOCH2CHClCH2OH 	B. CH3(OH)2CH2Cl
	C. HOCH2CHOHCH2Cl	D. CH3CHClCH(OH)2
Câu 32: Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau, X không thể là
	A. anđehit no, mạch hở, đơn chức.	B. este no, mạch hở, đơn chức.
	C. axit cacboxylic no, mạch hở, đơn chức.	D. ete no, mạch hở, đơn chức.
Câu 33: Cho 14,8g một este X đơn chức tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,4g muối khan. Công thức cấu tạo của este là
	A. C2H5COOCH3	B. CH3COOC2H5	C. HCOOC2H5	D. CH3COOCH3
Câu 34: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được 
axit axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 21,6gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
	A. 0,36	B. 0,48.	C. 0,12.	D. 0,24.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm HCOOCH=CH2, CH3COOH và OHC-CH2CHO phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 108 gam Ag. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với Na (dư) thu được 0,56 lít H2 (đktc). Giá trị của m là 
	A. 18,6.	B. 39,0.	C. 21,0.	D. 20,1. 
-----------------------------------HẾT-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa_Ch+NC_(LE QUY DON)_HK2_11.doc