Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Phú Nhuận Trường THCS Đào Duy Anh KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2014 - 2015 Môn: Sinh 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: Trình bày các đặc điểm về cấu tạo , di chuyền , dinh dưỡng , sinh sản của trùng roi xanh. (2 điểm ) Câu 2 : Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm ? (2 điểm) Câu 3 : Cấu tạo ngoài của nhện có đặc điểm gì ? ( 2 điểm ) Câu 4 : Để phòng chống giun dẹp kí sinh , ta cần phải ăn uống , giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? ( 2 điểm ) Câu 5 : Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? (2 điểm ) Đáp án Câu 1 : Cấu tạo: Trùng roi xanh là động vật đơn bào, cơ thể gồm: nhân, chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp và điểm mắt (cạnh gốc roi).(0,5đ) Di chuyển: nhờ roi xoáy vào nước (0.5 đ) Dinh dưỡng: tự dưỡng khi có ánh sáng, dị dưỡng khi di chuyển vào chỗ tối. (0.5 đ) Hô hấp được thực hiện qua màng cơ thể, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp . Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc. ( 0.5 đ) Câu 2 : Thân mềm, không phân đốt. (0.5 đ) Có vỏ đá vôi, khoang áo phát triển. (0.5 đ) Hệ tiêu hóa phân hóa, cơ quan di chuyển thường đơn giản.( 0.5 đ) Mực, bạch tuột thích nghi với lối săn mồi và di chuyển nhanh nên vỏ tiêu giảm , cơ quan di chuyển phát triển.(0.5 đ) Câu 3 : Cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực và bụng. Có vỏ kitin bao bọc a/ Phần đầu ngực:(1 đ) Có 6 đôi phần phụ: + 1 đôi kìm có tuyến độc: dùng để bắt mồi và tự vệ + 1 đôi chân xúc giác (phủ đầy lông): cảm giác về xúc giác và khứu giác + 4 đôi chân bò: dùng để di chuyển và chăng lưới b/ Phần bụng:(1 đ) không phân đốt và không mang phần phụ. Gồm: + 1 đôi khe thở: để hô hấp + 1 lỗ sinh dục: để sinh sản + Núm tuyến tơ: giúp sinh ra tơ nhện Câu 4 : Giữ vệ sinh môi trường, ăn chín, uống sôi.(0.5) Tắm nước sạch để tránh sán lá máu.(0.5) Giữ vệ sinh ăn uống cho gia súc, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.(0.5) Tẩy giun định kì.(0.5) Câu 5 : Đặc điểm (1 đ) Ý nghĩa thích nghi(1đ) Mắt và lông bơi tiêu giảm Thích nghi với lối sống kí sinh Giác bám phát triển Để bám vào vật chủ Cơ quan tiêu hoá phát triển Lấy nhiều chất dinh dưỡng Cơ quan sinh dục phát triển Sinh sản nhiều
Tài liệu đính kèm: