Kiểm tra học kì II môn vật lí khối 7 thời gian: 60 phút

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1013Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn vật lí khối 7 thời gian: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II môn vật lí khối 7 thời gian: 60 phút
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN VẬT LÍ KHỐI 7
Thời gian: 60 phút.
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) 
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Có mấy loại điện tích và tên gọi của chúng? 
	A. Có hai loại:điện tích dương và điện tích âm.
	B. Có một loại điện tích.
	C. Có ba loại điện tích: electron, điện tích dương và điện tích âm.
	D. Có bốn loại điện tích: hạt nhân electron, điện tích dương và điện tích âm. 
Câu 2: Bạn Lan dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. Kết quả thu được là 3,25 vôn. Lan đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
	A. 3,5V và 0,1V	B. 3V và 0,01V 	C. 3,5V và 0,2V D. 3,5V và 0,01V 	
Câu 3. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác dụng nhiệt là vô ích?
	A. Bếp diện. 	B. Quạt điện C. Bàn là.	 D. Ấm điện.
Câu 4. Để đo hiệu điện thế của 1 thiết bị tiêu thụ điện người ta dùng dụng cụ gì?
	A. Ampe kế	 B. Vôn kế	C. Cân	 D. bình chia độ
Câu 5. Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại đó là tác dụng nào của dòng điện? hãy chọn đáp án đúng.
	A. Tác dụng hoá học	B. Tác dụng từ
	C. Tác dụng sinh lý	D. Tác dụng nhiệt	
Câu 6: Để đo được hiệu điện thế dụng cụ tiêu thụ điện, người ta mắc vôn kế như thế nào?
	A. Lắp vôn kế song song vào hai đầu dụng cụ tiêu thụ điện. 
	B. Lắp vôn kế nối tiếp với dụng cụ tiêu thụ điện .
	C. Lắp cực dương của dòng điện với cực âm của vôn kế và cực âm cuả dòng điện với cực dương của vôn kế.
	D. Để vôn kế gần dụng cụ tiêu thụ điện. 
Câu 7. Khi đưa hai quả cầu kim loại đến gần nhau hiện tượng nào cho phép ta khảng định hai quả cầu bị nhiễm điện cùng dấu ?
	A. Hút nhau	 B. Đẩy nhau.
	C. Cả A và B đều đúng.	D. Cả A và B đều sai.
Câu 8. Một vật như thế nào thì gọi là trung hoà về điện ?
	A. Vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.
	B. Vật nhận thêm một số electron.
	C. Vật được được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hoà về điện.
 D. Vật mất bớt electron.
Câu 9. Đèn nêôn hoạt động dựa trên nguyên lí nào?
	A. Dòng điện làm dây tóc nóng và phát sáng. 
	B. Dòng điện làm vỏ bóng nóng lên và phát sáng.
	C. Dòng điện làm chất khí trong đèn phát sáng.
	D. Tất cả đều đúng.
Câu 10. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:
	A. Các vụn bìa	 B. Các vụn giấy viết	 C. Các vụn phấn D. Các vụn sắt
Câu 11. Chọn câu sai trong các câu sau:
	A. GHĐ của vôn kế là hiệu điện thế lớn nhất được ghi trên vôn kế.
	B. Đơn vị của hiệu điện thế là Vôn (V), milivôn (mv) hoặc kilôvôn (KV)
	C. ĐCNN của vôn kế là hiệu điện thế nhỏ nhất được ghi trên vôn kế.
	D. Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật, phải mắc vôn kế song song với vật.
Câu 12. Dòng điện qua dây dẫn làm dây dân nóng lên là tác dụng gì?
	A. Tác dụng nhiệt	 B. Tác dụng sinh lí
	C. Tác dụng hoá học	 D. Tác dụng từ
II. TỰ LUẬN: 7 điểm 
Câu 1: Em hãy nêu cách làm nhiễm điện một vật? Một vật khi bị nhiễm điện thì nó có khả năng gì? Lấy 1 ví dụ minh hoạ. 1.5 đ 
Câu 2: Có mấy loại điện tích? Khi đưa hai điện tích lại gần nhau thì có mấy trường hợp xảy ra? Lấy ví dụ. 1.5 
Câu 3: Cường độ dòng điện là gì? Kí hiệu của cường độ dòng điện là gì? Đơn vị của cường độ dòng điện?
Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ nào? 2 đ 
Câu 4: Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm : nguồn điện 3 pin, một công tắc đóng, một bóng đèn và chỉ chiều của dòng điện chạy trong mạch điện đó.2 đ 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
A
D
C
B
C
A
B
A 
C
D
C 
A
II. Phần tự luận: 
Câu 1: Làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát vật đó vào một vật khác. (0,5 điểm)
 Một vật khi bị nhiễm điện thì nó có khả năng hút được các vật nhẹ khác. (0,5 điểm)
Ví dụ: Cọ xát thanh thước nhựa vào mảnh lụa sau đó đưa lại gần các mẫu giấy vụn thì nó sẽ hút các mẫu giấy vụn. (0,5 điểm)
Câu 2: Có hai loại điện tích. Điện tích dương và điện tích âm. (0,5 điểm)
Khi đưa hai điện tích lại gần nhau thì có 2 trường hợp xảy ra. (0,5 điểm)
 	Nếu đưa hai điện tích cùng loại lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau. (0,25 điểm)
 	Nếu đưa hai loại điện tích khác loại lại gần nhau thì chúng sẽ hút nhau. (0,25 điểm)
Câu 3: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. (0,5 điểm)
 Cường độ dòng điện có kí hiệu là chữ I. (0,5 điểm)
Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe (A) và miliampe (mA) (0,5 điểm)
 	Dùng Ampe kế để đo cường độ của dòng điện. (0,5 điểm)
Câu 4: Vẽ đúng sơ đồ mạch điện (1 điểm)
	Xác định đúng chiều dòng điện theo quy ước (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde 1.doc