Đề kiểm tra cuối học kì II môn Vật lý Lớp 7

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Vật lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì II môn Vật lý Lớp 7
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÝ - LỚP: 7
THỜI GIAN: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)A - MA TRẬN ĐỀ.
Cấp độ
Tên chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Hiện tượng nhiễm điện.
Hai loại điện tích
- Biết được dấu hiệu về tác dụng lực và nhớ lại hai loại điện tích.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1(C1)
0,5
1
0,5
5%
2.Dòng điện Nguồn điện
- Nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể của nó.
- Nêu được khái niệm dòng điện.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2(C2, 3)
1
2
1
10%
3.Vật liệu dẫn điện .Dòng điện trong kim loại. Sơ đồ mạch điện 
- Kể tên được một số chất dẫn điện và chất cách điện thường dùng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1(C9)
1
1
1
10%
4.Tác dụng của dòng điện
- Hiểu được tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2(C4, 5)
1
2
1
10%
5. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
- Biết được đơn vị đo cường độ dòng điện.
-.Biết được giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế.
-.Biết được một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3(C6, 7,8)
1,5
3
1,5
15%
6. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song.
- Hiểu được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện theo yêu cầu. 
- Tính được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1(C10)
2
1(C11a,b)
 2
2
4
40%
7. An toàn khi sử dụng điện.
- Vận dụng được kiến thức đã học về sự an toàn khi sử dụng điện để giải thích một số hiện tượng trong thực tế .
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1(C12)
1
1
1
10%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7
4
40%
3
3
30%
1
2
20%
1
1
10%
12
10
100%
B - ĐỀ KIỂM TRA.
B. ĐỀ KIỂM TRA:
I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Kết luận nào sau đây không đúng?
 A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau thì đẩy nhau.
 B.Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
 C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
 D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.
Câu 2. Trường hợp nào không liên quan đến sự tồn tại của dòng điện?
 A. Bóng đèn điện đang sáng.
 B. Nồi cơm điện đang hoạt động.
 C. Thanh thủy tinh bị nhiễm điện khi cọ xát vào lụa.
 D. Máy vi tính đang hoạt động.
Câu 3. Dòng điện là 
 A. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
 B. dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
 C. dòng các điện tích dịch chuyển.
 D. sự chuyển động của các điện tích.
Câu 4. Một trong những biểu hiện về tác dụng từ của dòng điện là
 A. dòng điện qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng.
 B. dòng điện chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên.
 C. dòng điện làm quay kim nam châm đặt gần nó. 
 D. dòng điện chạy qua máy sấy tóc làm cho máy quay và nóng lên.
Câu 5.Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện?
 A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.
 B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.
 C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.
 D. Dòng điện qua cơ thể sống gây co giật các cơ.
Câu 6. Đơn vị đo cường độ dòng điện là
 A. vôn.	 B. vôn kế.	 C. ampe.	 D. ampe kế.
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
 A. Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng.
 B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.
 C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.
 D. Giữa hai đầu bóng đèn điện có ghi 12V chưa mắc vào mạch.
Câu 8. Một bóng đèn điện có ghi 6V. Đặt vào hai đầu bóng điện một hiệu điện thế 6V thì
 A. bóng điện không sáng.	B. bóng điện sáng bình thường.
 C. bóng điện sáng hơn bình thường.	D. bóng điện sáng tối hơn bình thường. 
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm).
Câu 9.(1 điểm) Hãy kể tên một số chất dẫn điện và chất cách điện mà em biết ?
Câu 10.(2 điểm) Nêu mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và các hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp?
Câu 11.(2 điểm) Hai bóng đèn điện Đ1, Đ2 mắc song song với nhau và mắc với nguồn điện có 2 pin bằng dây dẫn thông qua công tắc K thành mạch kín. Vôn kế V đo hiệu điện thế hai đầu bóng đèn Đ2.
a) Vẽ mạch điện thỏa mãn những yêu cầu trên và vẽ chiều dòng điện trong mạch.
 b) Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là 5V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là bao nhiêu ?
Câu 12. (1 điểm) Tại sao trong mạch điện gia đình, công tắc và cầu chì phải được nối với dây pha “nóng” ?.
C ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM.
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
A
C
D
C
D
B
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm).
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
9
 *Một số chất dẫn điện là: Đồng, nhôm, sắt, chì, dung dịch muối, dung dịch axít 
 *Một số chất cách điện là: Nhựa, thủy tinh, sứ, cao su, không khí 
0,5
0,5
10
*Trong đoạn mạch mắc nối tiếp:
- Dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.
 I = I1 = I2 
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên từng phần đoạn mạch (mỗi đèn).
 U = U1 + U2 (hoặc U13 = U12 = U23).
1,0
1,0
11
 a) Sơ đồ mạch điện và chiều như hình vẽ.
 - Sơ đồ
 - Chiều
b) Hiệu điện thế giũa hai cực của nguồn điện:
 U = U2 = 5(V).
1,0
0,5
0,5
12
Sở dĩ công tắc và cầu chì phải được nối với dây “nóng” là vì khi có sự cố (như đoản mạch xảy ra), dây chì trong cầu chì sẽ nóng chảy (bị đứt), dây “nóng” sẽ bị ngắt không gây nguy hiểm cho người khi chạm vào dây “nóng”.
1,0 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_7.doc