Kiểm tra học kì II môn: Hóa học lớp 12

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 815Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn: Hóa học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II môn: Hóa học lớp 12
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO. 
TRƯỜNG THPT 
Đề thi thử
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: HÓA HỌC Lớp 12
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)
Mã đề 012
========= o0o =========
(Đề thi này có 50 câu gồm 04 trang)
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Lớp . . . . . . 
(Cho biết: Al = 27, K = 39, Na = 23, Ca = 40, Mg = 24, Zn = 65, Fe = 56, Ni = 59, Sn = 119, Pb = 207, H = 1, Cu = 64, Ag = 108, Au = 197, S = 32, O = 16, Si = 28, Se = 79, Be = 9, Li = 7, C = 12, F = 19, Cl = 35,5, Br = 80, C = 12, B = 11, I = 127, N = 14, P = 31, As =75, Ba = 137, Cr = 52, Hg = 201, Co = 60)
Câu 1: Nhận định nào không đúng về tính chất vật lí của kim loại.
	A. Kim loại có ánh kim	B. Kim loại có tính dẻo
	C. Kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt.	D. Sắt dẫn điện tốt hơn đồng
Câu 2: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4(loãng) bằng một thuốc thử là
 A. Zn	B. quì tím	C. Al	D. BaCO3
Câu 3: Hỗn hợp kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch:
A. Na và Fe	B. Mg và Zn	C. Cu và Ag	D. Al và Mg
Câu 4: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về kim loại kiềm?
	A. Bảo quản Na cần ngâm trong dầu hỏa	B. Na tác dụng H2O tạo ra dung dịch kiềm
	C. Na là kim loại có tính khử yếu hơn Mg	D. Na là kim loại có tính khử yếu hơn Kali
Câu 5: Nước có chứa các ion Na+, K+, HCO3-, CO32- thuộc loại?
 A. Nước mềm	B. Nước cứng tạm thời C. Nước cứng toàn phần D. Nước cứng vĩnh cửu
Câu 6: Dùng cách nào sau đây làm mềm nước cứng toàn phần?
	A. Na2CO3	B. Ca(OH)2 dư	C. NaOH	D. Đun sôi
Câu 7: Dẫn V lít khí CO2 (đkc) vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa.Tính V
	A. 1,12 lít hoặc 4,48 lít	B. 4,48 lít hoặc 2,24 lít 	
	C. 3,36 lít hoặc 2,24 lít	D. 1,12 lít hoặc 2,24 lít	
Câu 8: Nguyên liệu sản xuất nhôm là?
	A. Quặng hematit	B. Cao lanh	C. Boxit	D. Thạch cao.
Câu 9: Kim loại nào sau đây cho cùng một sản phẩm muối khi cho tác dụng với H2SO4 loãng và với H2SO4đặc:
A. Ag	B. Cu	C. Fe	D. Mg
Câu 10: Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thì sẽ có hiện tượng :
A. Dung dịch vẫn trong suốt B. Có kết tủa Al(OH)3 dạng keo
C. Có kết tủa sau đó kết tủa tan D. Có kết tủa nhôm cacbonat 
Câu 11: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.	B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.	D. Không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 12: Trộn 16 gam Fe2O3 với m gam bột nhôm và nung đến phản ứng hoàn toàn thu được 26,8 gam hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dich NaOH dư thu được V lít khí (đktc). Gía trị của V là?
	A. 6,72	B. 4,48	C. 13,44	D. 8,96
Câu 13: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí clo cho cùng một muối là
A. Ag	B. Mg	C. Cu	D. Fe
Câu 14: Cấu hình nào sau đây của ion Fe2+?
	A. [Ar]3d6	B. [Ar]3d5	C. [Ar]3d64s2	D. [Ar]3d4
	Câu 15: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
	 A.kim loại Zn. 	B. kim loại Cu. C. kim loại Mg. D. kim loại Ag.
	Câu 16: Trong các chất sau: (1). Quặng hematit đỏ Fe2O3 (2). Quặng hematit nâu Fe2O3.nH2O 
	 (3). Than cốc	 (4). Chất chảy CaCO3
	 Nguyên liệu để sản xuất gang là?
	 A. 1,2,3. 	B. 1,3,4 C.2,3,4. D.1,2,4.
	Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng: Fe→X → Y →Fe X, Y là chất nào sau đây?
	 A. FeCl3, FeCl2	B. FeCl2, FeCl3.	C. Fe(OH)2 , Fe(OH)3	D. Cả A,B 
	Câu 18: Hóa chất dùng để phân biệt các dung dịch mất nhãn: FeCl2, FeCl3.
	 A. Ba(NO3)2	B. NaOH	C. H2SO4	D. CaCl2
Câu 19: Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	 A. 18,0.	B. 22,4.	C. 15,6.	D. 24,2.
Câu 20: Số oxi hóa của Crom trong hợp chất CrO3 là?
A. +2 	B. +3	C. + 6	D. +4
Câu 21: Cho cân bằng sau: Cr2O72- + H2O 2CrO42- + 2H+
	 Màu da cam Màu vàng
	Khi thêm dung dịch H+ vào muối crom mát. Màu dung dịch thay đỏi thế nào?
	A. Không thay đổi	B. Màu vàng chuyển thành màu da cam.
	C. Màu da cam chuyển thành màu vàng.	D. Màu vàng chuyển thành đỏ gạch.
Câu 22: Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính?
	A. CrO3	B. Cr2O3	C. Cr(OH)3 	D. Al2O3
Câu 23: Cr2O3 không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. HCl	B. NaOH đặc	C. NaOH loãng	D. H2SO4 loãng
Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng?
	A. Đồng tác dụng được với dung dich NaOH.	B. Đồng có số oxi hóa +1 và +2.
	C. CuO bị khử bởi Al ở nhiệt độ cao	D. Dung dịch Cu(OH)2 là bazơ
Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng: 
Cr (OH)3 → X → Cr (OH)3 
Chất X có thể là?	A. Cr2O3	B. CrO3	C. CrO	D. NaCrO2
Câu 26: Nhận định nào sau đây đúng?
	A. Al là kim loại lưỡng tính.	B. Zn là kim loại lưỡng tính.
	C. Cr có tính khử yếu hơn Zn và mạnh hơn Fe	D. Fe là kim loại có tính khử yếu hơn Cu
Câu 27: Nhận định nào sau đây đúng?
	A. CrO3 là oxit bazơ	B. Al2O3 là chất lưỡng tính
	C. Fe2O3 là oxit lưỡng tính	D. FeCl3 không tác dụng với Cu
Câu 28: Dãy kim loại nào tác dụng được với HCl không tác dụng với HNO3 đặc nguội
	A. Al, Fe, Cr	B. Zn, Mg, Cu	C. Fe, Mg, Zn	D. Mg, Cu, Ag.
Câu 29: Hóa chất để phân biệt 3 mẫu hợp kim: Al – Fe; Fe – Cu; Cr - Fe
A. HCl.	B. NaOH	C. H2SO4 loãng	D. HCl và NaOH	
 Câu 30: Hóa chất dùng để phân biệt các dung dịch mất nhãn: AlCl3, FeCl3.
	 A. Khí CO2	B. HCl.	C. H2SO4 loãng D. NaOH
Câu 31: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl ® CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
 A. 4/7.	B. 1/7.	C. 3/14.	D. 3/7.
Câu 32. Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là 
A. KMnO4.	B. MnO2.	C. CaOCl2. 	D. K2Cr2O7.
Câu 33. Clo ẩm có tính tẩy màu do
A.Cl2 có tính oxi hóa mạnh. 
 B. Cl2 tác dụng với H2O tạo thành HClO có tính oxi hóa mạnh.
C. phản ứng tạo thành HClO có tính khử mạnh
D. Cl2 tác dụng với H2O tạo ra HCl là một axit mạnh. 
Câu 34:Hòa tan 3,38 gam oleum X vào nước thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y cần 800 mL dung dịch KOH 0,1 M. Oleum có công thức :
A. H2SO4. SO3.	B. H2SO4.2SO3.	C. H2SO4. 3SO3.	D. H2SO4.4SO3.
Câu 35: Cho hỗn hợp gồm Na2SO3 và K2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được V lít hỗn hợp khí có tỉ khối đối với metan là 3,25. Thành phần % theo số mol của Na2SO3, K2CO3 trong hỗn hợp trên lần lượt là (Cho: Na = 23; S = 32; C = 12; K = 39; H = 1; O = 16):
A. 50%; 50%.
B. 45%; 55%.
C. 40%; 60%.
D. 38%; 62%.
Câu 35: Từ 1,6 tấn quặng có chứa 60% FeS2, người ta có thể sản xuất được khối lượng axit sunfuric là bao nhiêu?
A. 1558kg	B. 1578kg 	C. 1548kg	D. 1568kg
Câu 36.Từ 300 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 người ta sản xuất được bao nhiêu tấn H2SO4 98%, biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 10%.
A. 320 tấn B. 360 tấn C. 400 tấn D. 420 tấn.
dd H2SO4 đặc
Na2SO3 tt
dd Br2
Câu 37. Cho biết phản ứng nào xảy ra trong bình cầu:
A.SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
B.Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O 
C. 2SO2 + O2 → 2SO3
D.Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr
Câu 38: Cho biết phản ứng xảy ra trong bình tam giác?
A.SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 B.Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O 
C. 2SO2 + O2 → 2SO3	 D.Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr
Câu 39: Trong phòng thí nghiệm, một số chất khí có thể điều chế bằng cách cho dung dịch axit thích hợp tác dụng với muối rắn tương ứng.
Sơ đồ điều chế ở trên không sử dụng để điều chế khí nào sau đây?
A. H2S.	B. CO2.	C. Cl2.	D. HCl.
Câu 40: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối):
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?
Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2.
CaCO3 + 2HCl →CaCl2 + CO2 + H2O.
2KMnO4 + 16HCl →2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
D. Cu + 4HNO3 →Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
Câu 41: Khí clo được điều chế trong phòng thí nghiệm thường bị lẫn tạp chất là khí hiđro clorua và hơi nước.
Để loại bỏ tạp chất, cần dẫn khí clo lần lượt qua các bình rửa khí chứa các dung dịch tương ứng là
A. NaHCO3 và H2SO4 đặc.	B. HCl đặc và H2SO4 đặc.
C. H2SO4 đặc và NaCl bão hoà.	D. NaCl bão hoà và H2SO4 đặc.
Câu 42: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí hiđro halogenua:
Hai hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo sơ đồ trên là
A. HBr và HI.	B. HCl và HBr.	C. HF và HCl.	D. HF và HI.
Zn +
HCl
S
dd Pb(NO3)2
2
1
Câu 43. Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là:
A.Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 
B.H2 + S → H2S
C.H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
D.2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3
 Câu 44: Đồ thị ứng với các thí nghiệm A, B, C là:
Thí nghiệm A: Cho từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2.
Thí nghiệm B:Cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
Thí nghiệm C:Cho từ từ dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
A. A-1, B-2, C-3	B. A-3, B-2, C-1	C. A-2, B-3, C-1	D. A-3, B-1, C-2

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_ON_HKII12.doc