Kiểm tra học kì I – Lớp 9 năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát, chép đề)

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 917Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I – Lớp 9 năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát, chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I – Lớp 9 năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát, chép đề)
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
 KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 9
NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
TL
TL
Chủ đề 1: 
Văn bản
- Văn học trung đại
- Văn học hiện đại
- Nhớ thuộc lòng các câu thơ trong đoạn trích đã học.
-Trình bày tình huống truyện trong văn bản cụ thể.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
2
2,0
20%
2
2,0
20%
Chủ đề 2:
Tiếng Việt
- Nghĩa của từ
- Phương châm hội thoại.
- Giải thích được nghĩa của các thành ngữ.
- Hiểu được việc vi phạm phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,0
20%
1
2,0
20%
Chủ đề 3
Tập làm văn
Tạo lập văn bản tự sự
Tưởng tượng trong tình huống cụ thể gặp nhân vật trong bài thơ đã học và kể lại
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1
6,0
60%
1
6,0
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
2,0
20%
1
2,0
20%
1
6,0
60%
4
10
100%
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 9
NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
Đề: (Đề kiểm tra có 1 trang)
I. Câu hỏi: (4 điểm)
Câu 1: (1điểm) Chép thuộc lòng 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Câu 2: (1điểm) Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống khá bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên và hợp lý. Em hãy nêu rõ tình huống của truyện.
Câu 3: (2 điểm) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
- Nói như đấm vào tai.
- Nửa úp nửa mở.
- Đánh trống lãng.
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy.
II. Làm văn: (6 điểm)
 	Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
------- HẾT -------
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP: 9
NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
BIỂU ĐIỂM
Câu hỏi: (4điểm)
Câu 1:
- Mức đầy đủ: Chép nguyên văn 6 câu thơ cuối trong đoạn trích” Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du):
 Tà tà bóng ngả về tây ,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
 Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
 Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
- Mức chưa đầy đủ: + Mức 1: Học sinh chép sai từ 1à 3 lỗi.
 + Mức 2: Học sinh chép sai từ 4à 6 lỗi.
 + Mức 3: Học sinh chép sai từ 7à 8 lỗi.
- Mức không tính điểm: Học sinh chép sai hoàn toàn hoặc không làm bài.
1đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
0đ
Câu 2:
- Mức đầy đủ: Nêu chính xác tình huống truyện của văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (mỗi tình huống đúng hoàn toàn 0,5đ)
TH1: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách. Bé Thu từ chối quyết liệt và khi nhận ra cha là lúc họ phải chia tay.
TH2 : Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Mức 1: Học sinh nêu được hai tình huống nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ.
Ví dụ: TH1: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách.
 TH2 : Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
+ Mức 2: Học sinh nêu đúng hoàn toàn một trong hai tình huống trên hoặc ½ ý của hai tình huống.
Ví dụ: TH1: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách. Bé Thu từ chối quyết liệt và khi nhận ra cha là lúc họ phải chia tay.
Hoặc: TH2 : Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
Hoặc: TH1: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách.
 TH2 : Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà.
+ Mức 3: Học sinh chỉ nêu được ½ ý của từng tình huống.
Ví dụ: TH1: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách.
Hoặc: TH2 : Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
- Mức không tính điểm: Học sinh ghi hoàn toàn hoặc không làm bài.
1đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
0,0đ
Câu 3:
- Mức đầy đủ: HS giải thích đúng nghĩa của các thành ngữ và nói đúng vi phạm phương châm hội thoại nào (mỗi câu đúng hoàn toàn tương ứng 0,5đ):
- Nói như đấm vào tai: nói dở, khó nghe, gây ức chế.(phương châm lịch sự)
- Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức)
- Đánh trống lãng: né tránh không muốn tham dự vấn đề mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ)
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói thô thiển, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự)
- Mức chưa đầy đủ: HS chỉ giải thích đúng nghĩa của các thành ngữ hoặc chỉ nêu được các thành ngữ này vi phạm phương châm hội thoại nào (mỗi ý đúng ứng với 0,25đ).
Ví dụ: Nói như đấm vào tai: nói dở, khó nghe, gây ức chế.
Hoặc: Nói như đấm vào tai: vi phạm phương châm lịch sự.
- Mức không tính điểm: Học sinh có câu trả lời khác hoặc không trả lời.
2đ
Từ 1,75đ ->0,25đ
0đ
Làm văn: (6điểm)
* Các tiêu chí về nội dung bài viết (4,5điểm)
1.Mở bài: (0,75điểm) 
- Mức đầy đủ: 11HS tạo tình huống để các nhân vật gặp gỡ: đến thăm gia đình thương, thăm bảo tàng quân đội, thăm nghĩa trang liệt sĩgặp được người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa hoặc có thể tưởng tượng đến Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ và gặp các chiến sĩ lái xe.
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Mức 1: HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề vấn đề bằng tình huống nhưng chưa hay.
 + Mức 2: HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề vấn đề bằng tình huống nhưng chưa hay / còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Mức không tính điểm: lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra / hoặc không có mở bài.
2.Thân bài: (3điểm)
- Người lính lái xe Trường Sơn kể chuyện.
- Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, đánh giá làm rõ ý nghĩa câu chuyện.
2.1/ Những gian khổ mà người lính lái xe phải chịu đựng :sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe bị vỡ, xe bị hư hỏng nặng nề, bị méo mó, bị biến dạng hoàn toàn (kết hợp yếu tố miêu tả) (1điểm)
- Mức đầy đủ: Nhân vật “tôi” dẫn dắt để người lính kể đầy đủ những ý trên có kết hợp yếu tố miêu tả một cách nhuần nhuyễn.
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Mức 1: Nhân vật “tôi” dẫn dắt để người lính kể những gian khổ mà người lính phải chịu đựng nhưng chưa đầy đủ, có sử dụng yếu tố miêu tả.
+ Mức 2: Nhân vật “tôi” dẫn dắt để người lính kể những gian khổ mà người lính phải chịu đựng nhưng chưa đầy đủ.
+ Mức 3: Nhân vật “tôi” dẫn dắt để người lính kể những gian khổ mà người lính phải chịu đựng nhưng sơ sài. 
- Mức không tính điểm: lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra / hoặc không đề cập đến ý này.
2.2/ Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàng của nghề nghiệp, trẻ trung nhưng sống có lý tưởng, có trách nhiệm với Tổ quốc.. (kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm, nghị luận) (1,5điểm)
- Mức đầy đủ: Nhân vật “tôi” dẫn dắt để người lính kể một cách sâu sắc và truyền cảm để thấy được những phẩm chất cao đẹp của họ. Kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm, nghị luận thật hay và sâu sắc.
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Mức 1: Nhân vật “tôi” dẫn dắt để người lính kể để thấy được những phẩm chất cao đẹp của họ. Biết kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm, nghị luận.
+ Mức 2: Nhân vật “tôi” dẫn dắt để người lính kể để thấy được những phẩm chất cao đẹp của họ.
+ Mức 3: Nhân vật “tôi” dẫn dắt để người lính kể để thấy được những phẩm chất cao đẹp của họ nhưng còn sơ sài.
- Mức không tính điểm: lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra / hoặc không đề cập đến ý này.
2.3/ Sự khâm phục, yêu mến, kính trọng của nhân vật “tôi. (0,5điểm)
- Mức đầy đủ: Nhân vật “tôi” nêu được những suy nghĩ, tình cảm của mình về người lính lái xe một cách sâu sắc và cảm động.
- Mức chưa đầy đủ: HS nêu được những suy nghĩ, tình cảm của mình về người lính lái xe.
- Mức không tính điểm: lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra / hoặc không đề cập đến ý này.
3. Kết bài: (Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận) (0,75điểm)
 Kết thúc cuộc nói chuyện:
- Chia tay người lái xe.
- Ấn tượng của nhân vật “tôi”.
- Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh.
- Quan điểm về lý tưởng sống của thế hệ trẻ hôm nay.
.- Mức đầy đủ: Nhân vật “tôi” nêu được những suy nghĩ của mình về người lính lái xe, về thế hệ cha anh, trình bày được quan điểm sống của thế hệ trẻ hôm nay.
- Mức chưa đầy đủ: Nhân vật “tôi” nêu được những suy nghĩ của mình về người lính lái xe, về thế hệ cha anh.
- Mức không tính điểm: lạc đề, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra / hoặc không đề cập đến ý này.
* Các tiêu chí khác (1,5điểm)
1. Hình thức: (0,5điểm)
.- Mức đầy đủ: HS viết được một bài văn với đầy đủ với 3 phần (MB,TB,KB), các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số lỗi chính tả.
- Mức không tính điểm: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết hoặc các ý trong phần thân bài chưa chia tách hợp lý, hoặc chữ viết quá xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài.
2. Sáng tạo: (1điểm)
- Mức đầy đủ: HS đạt được 3-4 yêu cầu sau:
1) Tạo được tình huống để gặp được nhân vật hợp lý và hấp dẫn. 
2) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 
3) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.
4) Có quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân.
- Mức chưa đầy đủ : 
+ Mức 1: HS đạt được 2 trong số các yêu cầu trên.
+ Mức 2: HS đạt được 1 trong số các yêu cầu trên. Hoặc đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên.
- Mức không tính điểm: GV không nhận ra những yêu cầu trên trong bài viết của HS.
0,75đ
0,5đ
0,25đ
0đ
1đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
00đ
1,5đ
1đ
0,5đ
0,25đ
00đ
0,5đ
0,25đ
00đ
0,75đ
0,5đ
0đ
1,5đ
0,5đ
0đ
1đ
0,75đ
0,5đ
0đ
------- HẾT -------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT HKI NGU VAN 9 HUE.doc