Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 9 thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2777Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 9 thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 9 thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT
HẬU LỘC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề này có 01 trang, gồm 04 câu
Câu 1(4,0 điểm): Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
	 	 	“ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
	Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
	Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
	Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.”
 	 (Đoàn Văn Cừ - Chợ tết )
Câu 2(5,0 điểm): Nhà viết truyên cổ tích nổi tiếng thế giới An-đéc-xen từng quan niệm : 
	 "Người sống lâu nhất không phải là người nhiều tuổi nhất mà là người có cảm xúc trước cuộc đời nhiều nhất" .
	Theo em, cảm xúc đóng vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách con người cũng như trong việc học Văn.
Câu 3 (1,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và cho biết những địa danh được nhắc đến trong đoạn thơ thuộc huyện nào của tỉnh Thanh Hóa? Những địa danh ấy khắc họa điều gì trong lòng của tác giả Nguyễn Duy.
 	 “ Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
	bà mò cua, xúc tép ở Đồng Quan
	bà đi gánh chè xanh Ba Trại
	Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”
	 	 (Đò Lèn - Nguyễn Duy)
Câu 4 (10,0 điểm): 
	“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.
	Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1)
------------------Hết----------------
PHÒNG GD&ĐT
HẬU LỘC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 9
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
1.Yêu cầu:
- Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ: 
+ Biện pháp so sánh: “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”: Hình ảnh giọt sương “rỏ” xuống được so sánh như “giọt sữa”. Gợi dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết của giọt sương ban mai. 
+ Biện pháp nhân hoá: Tia nắng “nháy”, “núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “đồi thoa son”-“nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết. 
+ Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh”: ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân. 
-> Các biện pháp biện pháp tu từ đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. 
4.0 đ
1.0 đ
đ
đ
1.0 đ
Câu 2
*Về hình thức:
 Yêu cầu bài viết cần được trình bày dưới dạng một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mắc ít lỗi diễn đạt .
*Về nội dung: Đảm bảo đầy đủ các ý sau :
1. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con người. 
- Cảm xúc là những biểu hiện tình cảm của con người trước cuộc sống, những vui buồn, yêu ghét, mừng lo. Nhờ nó mà cuộc sống của mỗi cá nhân được kết nối với cộng đồng, với xã hội. Lạnh lùng, vô cảm là tự tách mình ra khỏi cuộc sống của con người.
- Cảm xúc dẫn con người tới những hành động, giúp con người có những trải nghiệm về đời sống, nhờ đó mà rút ra những bài học, những kinh nghiệm sống làm trí tuệ ngày càng được mở mang, tâm hồn ngày càng trở nên phong phú (HS cho dẫn chứng). Chính vì lẽ đó mà nhà văn An-đéc-xen mới gọi họ là "những người sống lâu nhất" . 
- Tất nhiên không phải cảm xúc nào cũng có tác dụng tích cực đối với đời sống con người. Sự thù hận, thói ganh ghét, kiêu căng, tự phụ có thể đầu độc cuộc sống con người. Chính vì thế mà con người phải biết làm chủ cảm xúc của mình, phải biết trau dồi nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp. Đó cũng là một phần trong quá trình hoàn thiện nhân cách con người .
2. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc học văn:
- Tác phẩm văn học là sự kết tinh trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của nhà văn. Không có cảm xúc thật mãnh liệt, nhà văn không thể sáng tác được những tác phẩm có giá trị (dẫn chứng) .
- Đọc tác phẩm văn học, nếu người đọc không có được sự đồng cảm với người viết, không hòa mình vào dòng cảm xúc dâng trào của nhà văn thì sẽ không nghe được cái tiếng nói của nhà văn.
(HS có cách viết khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung GK vẫn linh hoạt để cho điểm)
đ
2.0 đ
Câu 3
Yêu cầu HS trình bày được:
- Bốn địa danh được nhắc đến trong đoạn thơ: Đồng Quan, Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao thuộc vùng Đò Lèn huyện Hà Trung Tỉnh Thanh Hóa.
- Các địa danh(quê ngoại của Nguyễn Duy) -> Gợi nhớ những vùng đất đã in dấu bước chân bà, khắc họa hình ảnh người bà suốt đời cực nhọc, tần tảo. bộc lộ sự thấu hiểu, cảm thông, biết ơn bà sâu sắc của người cháu. 
1,0 đ
Câu 4
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học (có suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc...)
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về
chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc.
3.0
b. Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
 - Trích dẫn ý kiến
2.Thân bài
 2.1. Giải thích khái quát vấn đề 
- Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống. Đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người. 
- Xứ sở của cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức.
+ Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu, các lĩnh vực khác mà nhà văn mang tới cho người đọc.
+ Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện...
=> Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời. 
Để người đọc cảm nhận được xứ sở của cái đẹp đó thì nhà văn chân chính là người dẫn đường cho người đọc khám phá cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn.
2.2. Chứng minh qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá của nhà văn Huy Cận
a, Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở trước hết ở phương diện nội dung :
a.1. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện ở vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển Hạ Long : 
+ Đó là cảnh thiên nhiên bao la, bát ngát, hùng vĩ khiến cảnh lao động thêm hùng tráng.
+ Thiên nhiên kì ảo, thơ mộng khiến cảnh lao động trở lên thi vị
+ Thiên nhiên đầy sức sống, ấm áp, gần gũi với con người
+ Thiên nhiên giàu có ban tặng bao loài các với vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ làm nên kết quả tốt đẹp của người lao động, ... 
 (Lấy được dẫn chứng, phân tích) 
->Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn gợi ra cho ta bao liên tưởng và yêu mến.
3.0
a.2. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá còn được thể hiện ở vẻ đẹp hấp dẫn của con người: 
+ Làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương, miệt mài, hăng say lao động, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước.
+ Tâm hồn phơi phới lạc quan.
+ Lao động đạt kết quả tốt đẹp.
+ Hình ảnh họ được khắc họa trong sự hòa hợp với thiên nhiên, nổi bật ở vị trí trung tâm, gắn với đoàn thuyền đánh cá, trong lao động tập thể hào hùng, đầy niềm vui. Tầm vóc của họ được phóng to trên nền vũ trụ, mang kích thước vũ trụ. Vẻ đẹp của họ vừa thực, vừa lãng mạn.
 (Lấy được dẫn chứng, phân tích) 
->Tất cả đã tạo nên xứ sở của cái đẹp: thiên nhiên đẹp, con người đẹp
3.0
b. Xứ sở của cái đẹp trong Đoàn thuyền đánh cá không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, được thể hiện:
- Cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo, vừa thực, vừa ảo, vừa rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài.. 
- Bài thơ cũng là một khúc ca, khúc ca về lao động, về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy phơi phới, khỏe khoắn, mạnh mẽ, được tạo nên bởi âm hưởng, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần, ... góp phần làm nên âm hưởng ấy. Cách gieo vần có nhiều biến hóa, linh hoạt...
- Bút pháp phóng đại khoa trương đạt hiệu quả thẩm mĩ và tạo dấu ấn riêng cho bài thơ...
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: liệt kê gợi sự giàu có của biển khơi, các hình ảnh ẩn dụ...nghệ thuật nhân hóa gợi một không gian sống động, lung linh, kì ảo mà gần gũi, ấm áp
2.0
3. Kết bài:
- Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn kết tinh từ cuộc sống.
- Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn.
- Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống.
0.5
Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_dap_an_thi_HSG_mon_Ngu_van_lop_9_nam_hoc_2015_2016_huyen_Hau_Loc_Thanh_Hoa.doc