Kì thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn sinh học khối 7 thời gian làm bài 60 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 641Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn sinh học khối 7 thời gian làm bài 60 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn sinh học khối 7 thời gian làm bài 60 phút ( không kể thời gian phát đề)
TRƯỜNG THCS TRUNG HIẾU KÌ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016	
 MÔN SINH HỌC KHỐI 7
	Thời gian làm bài 60 phút ( không kể thời gian phát đề)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: { 3 điểm)
 Học sinh chọn câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm
1.Vịt trời thuộc bộ nào? 
A. Bộ ngỗng	 
B. Bộ gà	
C. Bộ chim ưng	 
D. Bộ cú
2.Những đại diện thuộc nhóm chim bay là: 
A. Đà điểu, gà, vịt	
B. Chim cánh cụt, gà, cú
C. Đà điểu, chim cánh cụt, công	
D. Công, gà, vịt, cú
3.Đại diện nào thuộc bộ guốc lẻ
 A. Ngựa	 
 B. Hươu	
 C. Bò	 
 D. Lợn
4.Các lớp động vật có hệ tuần hoàn hoàn thiện nhất là : 
A. Lớp bò sát và lớp thú 
B. Lớp lưỡng cư và lớp thú
C. Lớp lưỡng cư và lớp chim 
D. Lớp chim và lớp thú
 5.Các nhóm động vật biến nhiệt là:
A. Ếch, thằn lằn,cá sấu,bồ câu. 
B. Ếch,thằn lằn,đà điểu,thỏ.
C. Thỏ,bồ câu,cá sấu,ếch. 
D. Ếch, thằn lằn, rắn, cóc nhà. 
 6.Động vật nào dưới đây thuộc nhóm chim chạy 
A. Chim cánh cụt 
B. Vịt trời
C. Đà điểu 
D. Chim ưng 
7.Tim của chim bồ câu khác so với thằn lằn ở chỗ : 
 A. Tim 3 ngăn máu đỏ tươi 
 B. Tim 2 ngăn, máu pha
 C. Tim 4 ngăn, máu không pha trộn 
 D. Tim 3 ngăn có vách hụt
8.Đặc điểm đặc trưng của hệ tuần hoàn bò sát là:
 A. Có một vòng tuần hoàn,tim hai ngăn,máu pha. 
 B. Có hai vòng tuần hoàn,tim ba ngăn,máu pha. 
 C. Có hai vòng tuần hoàn,tim hai ngăn,máu pha. 
 D. Có hai vòng tuần hoàn,tim ba ngăn,máu đỏ tươi
9.Hình thức sinh sản của bò sát là:
A. Đẻ trứng, thụ tinh trong. 
B. Đẻ trứng,thụ tinh ngoài.
C. Đẻ con,thụ tinh trong. 
D. Đẻ con,thụ tinh ngoài. 
10.Loại răng nào của thú ăn thịt có chức năng róc xương?
A. Răng nanh 
B. Răng hàm
C. Răng cửa 
D. Răng cửa và răng hàm
11.Nhóm động vật nào có bộ phận di chuyển phân hóa thành chi 5 ngón để cầm nắm? 
A. Gấu, chó, mèo	 
B. Vượn, khỉ, tinh tinh	
C. Khỉ, sóc, dơi	
D. Voi, khỉ, tê giác
12.Cơ quan hô hấp của ếch là : 
A. Mang và da 
B. Da 
C. Da và phổi 
D. Phổi
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1; .(2 điểm).
Nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư? Lưỡng cư có vai trò gì đối với đời sống con người ?
Câu 2: .(2 điểm)
Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù? 
Câu 3: (2 điểm)
Bộ cá voi có những đặc điểm gì thích nghi với đời sống ở nước?.(2 điểm)
Câu 4 : (1 điểm)
Giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm(1 điểm)
	 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 
 	HỌC KÌ II- LỚP 7-Năm học 2015-2016
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: { 3 điểm).Mỗi câu đúng 0,25 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CHỌN
A
D
A
D
D
C
B
B
A
C
B
C
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. Trình bày đúng đặc điểm chung của lớp lưỡng cư và vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người.(2 điểm)
Câu 2.Trình bày đúng đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù .(2 điểm)
Câu 3.Đặc điểm của bộ cá voi thích nghi với đời sống ở nước.(2 điểm)
-Đại diện: cá voi xanh, cá heo
-Cơ thể hình thoi lớp mỡ dưới da rất dày, vây đuôi nằm ngang bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc
-Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo,chi sau tiêu giảm
- cá voi sinh sản trong nước nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu 4 Giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm(1 điểm)
-Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước ếch sẽ chết.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 7 HKII 15-16.doc