Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn môn Lịch sử Khối 10, 11, 12 (Theo CV 4040) - Năm học 2021-2022

docx 38 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn môn Lịch sử Khối 10, 11, 12 (Theo CV 4040) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn môn Lịch sử Khối 10, 11, 12 (Theo CV 4040) - Năm học 2021-2022
TRƯỜNG
TỔ: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
MÔN HỌC: LỊCH SỬ. 	KHỐI LỚP: 10.
(Năm học 2021 - 2022)
Cả năm: 35 tuần (52 tiết) (THỰC HỌC)
- HỌC KÌ I: 18 tiết - Từ tuần 1 đến tuần 18 
STT
Bài học/Chủ đề
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
Gợi ý
Hình thức/địa điểm dạy học
(4)
Gợi ý
Hướng dẫn thực hiện
(5)
1
Chủ đề: 
Xã hội nguyên thủy (Bài 1, Bài 2 và Bài 13)
02(1,2)
Phần này quý thầy cô ở các trường tự làm
Tổ chức dạy học trên lớp, hoặc tự tìm hiểu ở nhà, ngoài nhà trường (sưu tầm tư liệu, hiện vật về xã hội nguyên thủy Việt Nam)
*Tích hợp liên hệ những nội dung của Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy thành những nội dung cụ thể của bài 1. Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy với bài 2 Xã hội nguyên thủy thế giới thành chủ đề: Xã hội nguyên thủy theo hướng tìm hiểu xã hội nguyên thủy thế giới để soi vào xã hội nguyên thủy Việt Nam. (Liên hệ bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy)
1. Nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
+ Phiếu học tập: Quá trình tiến hóa của loài người
Nội dung
Thời gian, địa điểm
Đặc điểm
Công cụ
lao động
Phát minh
Tổ chức xã hội
Người vượn cổ
Người tối cổ
Người tinh khôn
2. Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ.
Nội dung
Thời kỳ bầy người nguyên thủy
Công xã thị tộc mẫu hệ
Đời sống vật chất
Đời sống tinh thần
Tổ chức
3. Thị tộc, bộ lạc.
-Chỉ ra hạn chế của Bầy người nguyên thủy khi dân số tăng? Giải pháp đưa ra?
-Thế nào là thị tộc? Quan hệ trong thị tộc biểu hiện như thế nào? Bộ Lạc là gì? Quan hệ trong bộ lạc biểu hiện như nào?
4. Buổi đầu của thời đại kim khí.
-Công cụ bằng kim khí ra đời ở đâu, trong khoảng thời gian nào?
-Sự ra đời của công cụ bằng kim khí có tác dụng gì đối với cư dân trên trái đất?
-Công cụ bằng kim khí ra đời tác động như nào đến tình hình xã hội cư dân?
5. Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp.
-Nguyên nhân nào dẫn tới sự xuất hiện tư hữu?
-Sự xuất hiện tư hữu đã tác động như thế nào đến sự tan rã của công xã thị tộc, hình thành xã hội có giai cấp?
2
Chủ đề: 
Xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây (Bài 3 và Bài 4).
03(3,4,5)
Tổ chức dạy học trên lớp.
*Tích hợp mục 1,2 của bài 3 thành 
 1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông. Tập trung làm rõ: điều kiện hình thành và khoảng thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.
Tích hợp mục 3, 4 thành mục của bài 3 thành
2. Chế độ chuyên chế cổ đại. Tập trung làm rõ: thể chế chính trị và cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.
3. Văn hóa cổ đại phương Đông. (Lập bảng)
Thành tựu
Phương Đông 
Lịch
Chữ viết
Toán
Văn học
Nghệ thuật
*Tích hợp mục 1,2 bài 4 thành mục 
1. Thị quốc Địa Trung Hải. Tập trung làm rõ: điều kiện hình thành và những đặc trưng của Thị quốc.
2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp - Rô Ma (Lập bảng)
Thành tựu
Phương Tây
Lịch
Chữ viết
Toán
Văn học
Nghệ thuật
3
Bài 5: 
Trung Quốc thời phong kiến
02(6,7)
Tổ chức dạy học trên lớp.
1. Trung Quốc thời Tần - Hán: Sự xác lập chế độ phong kiến thời Tần, Hán (chính trị, kinh tế, xã hội)
2. Sự phát triển chế độ Phong kiến thời Đường. (bộ máy nhà nước, chọn người tài qua thi cử. Kinh tế chú ý chế độ quân điền. Nhấn mạnh cả thời Đường).
3. Trung Quốc thời Minh - Thanh (chính trị): Hướng dẫn HS xây dựng trục thời gian: Hán - Tùy - Đường-Tống - Nguyên - Minh - Thanh (Chú ý kinh tế thời Minh - Thanh).
4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến (Hướng dẫn học sinh lập bảng về thành tựu văn hóa)
Lĩnh vực
Thành tựu
Tư tưởng
Lịch sử
Văn học
Nghệ thuật
Kĩ thuật
4
Chủ đề: 
Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ (Bài 6 và Bài 7)
01(8)
Tổ chức dạy học trên lớp.
1. Ấn Độ từ vương triều Gúp-ta đến Mô Gôn, tập trung vào tóm tắt những nội dung chính của các vương triều.
2. Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến (tôn giáo, kiến trúc, văn hóa.
5
Ôn tập
01(9)
Tổ chức ôn tập trên lớp.
 Ôn tập theo ma trận của Sở.
6
Kiểm tra 
giữa học kì I
01(10)
Tổ chức kiểm tra trên lớp hoặc kiểm tra chung (tùy trường).
7
Chủ đề: 
Đông Nam Á thời phong kiến (Bài 8 và Bài 9)
01(11)
Tổ chức dạy học trên lớp.
+ Mục 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở ĐNA (Khái quát cơ sở hình thành và giới thiệu 1 số vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
+ Mục 2. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến ở ĐNA.
+ Cả bài Vương quốc Cam-Pu-chia và vương quốc Lào chỉ tập trung những sự kiện chính về sự hình thành và phát triển vương quốc CPC, Lào.
8
Chủ đề: 
Tây Âu thời trung đại (Bài 10 và Bài 11)
02 (12,13)
Tổ chức dạy học trên lớp.
+ Mục 1: Thời kỳ hình thành và phát triển (tập trung vào khái quát những việc làm của người Giéc man đã tác động đến sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu, sự ra đời các vương quốc PK Tây Âu; Lãnh địa và thành thị trung đại. 
+ Mục 2: Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (Nguyên nhân, các cuộc phát kiến, hệ quả của những cuộc phát kiến địa lý và sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản).
9
Bài 12: Ôn tập LSTG thời nguyên thủy, cổ và trung đại
01(14)
Tổ chức ôn tập trên lớp.
 Hệ thống hóa được những nội dung chính và sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại.
10
Ôn tập
01(15)
Tổ chức dạy học trên lớp.
Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.
11
Ôn tập
01(16)
Tổ chức dạy học trên lớp.
Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.
12
Ôn tập
01(17)
Tổ chức dạy học trên lớp.
Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.
13
Kiểm tra 
cuối học kì I
01(18)
Kiểm tra theo đề của Sở.
 HỌC KÌ II. 34 tiết/17 tuần - Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học)
STT
Bài học/Chủ đề
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
Gợi ý
Hình thức/địa điểm dạy học
 (4)
Gợi ý
Hướng dẫn thực hiện 
(5)
1
 Bài 13: 
VN thời nguyên thủy
Phần này quý thầy cô ở các trường tự làm
Đã tích hợp ở bài 1 và bài 2 phần lịch sử thế giới
2
Bài 14:
 Các quốc gia cổ đaị trên đất nước VN
1(19)
Tổ chức dạy học trên lớp hoặc tự tìm hiểu ở nhà (tìm hiểu trước những nét chính về quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, quốc gia cổ Cham-pa, quốc gia cổ Phù Nam.).
GV hướng dẫn học sinh tập trung vào các dữ liệu sau:
- Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, quốc gia cổ Cham-pa, quốc gia cổ Phù Nam.
- Trình bày những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, Cham Pa và Phù Nam.
- Lí giải được ba quốc gia trên, vì sao:
+ Văn Lang - Âu Lạc: là tiền thân của nước Việt Nam ngày nay
+ Cham Pa: từ sau thế kỉ XV trở thành một bộ phận lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam
+ Phù Nam: cuối thế kỉ VI suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính
- Những đóng góp của ba quốc gia đối với dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa.
3
	Chủ đề: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X). (Bài 15 và Bài 16)
2(20,21)
Tổ chức dạy học trên lớp.
GV hướng dẫn học sinh tập trung vào các dữ liệu sau:
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
2. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỉ I đến đấu thế kỉ X. (Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu).
4
Chủ đề:
Chế độ phong kiến Việt Nam (TK X - TK XVIII). (Bài 17 và 21)
2(22,23)
Tổ chức dạy học trên lớp.
GV hướng dẫn học sinh tập trung vào các dữ liệu sau:
I. Bước đầu xây dựng nhà nước phong kiến độc lập ở thế kỉ X
II. Quá trình phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV (khái quát tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Tháng Tông)
III. Những biến đổi của nhà nước phong kiến ở các TK XVI - XVIII.
5
Chủ đề:
Kinh tế của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XIX (Bài 18; 22; 25)
3(24,25,26)
Tổ chức dạy học trên lớp.
GV sắp xếp lại các nội dung của 3 bài 18, 22 và mục 2 của bài 25. Với các nội dung:
I. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế từ thế kỉ X-XV
II. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII.
III. Kinh tế nhà Nguyễn thế kỉ ở nửa đầu thế kỉ XIX. (khái quát 1 số chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế)
6
Chủ đề:
Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm thế kỷ X – XVIII (Bài 19; 23)
2(27,28)
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà một số anh hùng dân tộc tiêu biểu và diễn biến một số cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
GV hướng dẫn học sinh:
- Liệt kê được các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm ở các TK X - XVIII.
- Nêu được đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến đó.
- Kể tên các anh hùng dân tộc gắn liền với các cuộc kháng chiến.
- Một số nét tiêu biểu về phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn; vai trò, công lao của phong trào nông dân Tây Sơn nói chung và Quang Trung - Nguyễn Huệ nói riêng đối với lịch sử dân tộc.
7
Chủ đề: 
Văn hoá dân tộc từ thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XIX (Bài 20; 24; 25)
3(29,30,31)
- Tổ chức dạy học trên lớp hoặc tự tìm hiểu ở nhà, (sưu tầm một số tác phẩm văn học tiêu biểu của dân tộc thế kỉ X-XIX).
GV sắp xếp lại nội dung các phần của Bài 20, Bài 24 và mục 3 của Bài 25 thành một chủ đề: Văn hoá dân tộc từ thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XIX với các nội dung: (Lập bảng thống kê)
I. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV 
Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa hoc- kĩ thuật 
II. Tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI-XVIII
1. Tư tưởng, tôn giáo
2. Nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật
III. Tình hình văn hoá ở các thế kỉ ở nửa đầu thế kỉ XIX
1. Tư tưởng, tôn giáo
2. Nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật
- Tích hợp liên môn với Ngữ văn một số tác phẩm văn học tiêu biểu của dân tộc thế kỉ X-XIX.
8
Chủ đề: 
Tình hình chính trị - xã hội dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX (Bài 25; 26)
2(32,33)
Tổ chức dạy học trên lớp.
Gv sắp xếp lại các phần còn lại của Bài 25 và Bài 26 thành một chủ đề: Tình hình chính trị - xã hội dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX với các nội dung:
I. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
II. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân, các phong trào đấu tranh.
9
Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước.
Học sinh tự học 
10
Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc VN thời phong kiến.
11
Ôn tập
1(34)
Tổ chức ôn tập trên lớp.
12
Kiểm tra
giữa học kì II
1(35)
Tổ chức kiểm tra trên lớp hoặc kiểm tra chung (tùy trường).
13
Chủ đề: 
Các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại (Bài 29,30,31; 33)
5(36,37,38,
39,40)
Tổ chức dạy học trên lớp. 
GV hướng dẫn học sinh
* 1. Cách mạng tư sản Anh
- Nêu được tiền đề dẫn đến CM tư sản Anh
- Lập niên biểu những sự kiện chính trong diễn biến cách mạng.
- Nêu được kết quả; phân tích được tính chất, ý nghĩa cách mạng Anh.
* 2. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Nêu được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ và nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
- Lập niên biểu các sự kiện chính trong diễn biến chiến tranh
- Trình bày được kết quả, tính chất, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
* 3. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Nêu ngắn gọn về kinh tế, xã hội, tư tưởng của nước Pháp.
Hướng dẫn HS lập niên biểu tiến trình cách mạng, nhấn mạnh sự kiện 14/7, "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền", nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
* 4. Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX. (Dạy nội dung: nội chiến ở Mĩ 1861-1865) 
(vì mục thống nhất nước Đức, Italia (HS tự học)
14
Chủ đề: 
Cách mạng công nghiệp ở châu Âu, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (Bài 32 và 34)
1(41)
- Tổ chức dạy học trên lớp.
1. Cách mạng CN Anh. (Tiền đề CM, Thành tựu (GV hướng dẫn học sinh lập bảng).
2. Hệ quả của cách mạng CN..
3. Thành tựu KH-KT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.(lập bảng)
15
Bài 35: 
Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
Học sinh tự học
16
Chủ đề: 
Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân ở thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX (Bài 36, 37,38,39,40)
3(42,43,44)
* Tiết 1: 
1. Phong trào công nhân thế kỷ XIX (ghép mục 2 bài 36 với mục 1 bài 39) (mục 1 bài 36 và mục 2 bài 39 HS tự học)
2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
* Tiết 2: Ghép Bài 37 với bài 38 
1. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn Đảng cộng sản.(mục 2 bài 37) (mục 1 bài 37 HS đọc thêm)
2. Giới thiệu nét chính về Quốc tế thứ nhất. (mục I bài 38)
3. Cách mạng 18/3/1871. Công xã Pari - Nhà nước kiểu mới. (mục II.1 và mục II.2 bài 38)
* Tiết 3: Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XX.
GV hướng dẫn HS:
- Nêu được những hoạt động bước đầu của Lênin trong phong trào công nhân ở Nga.
- Nêu và lí giải được cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- So sánh được CMDCTS kiểu cũ và CMDCTS kiểu mới.
17
Lịch sử địa phương
2(45,46)
Tùy từng trường
18
Ôn tập
1(47)
Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.
19
Ôn tập
1(48)
Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.
20
Ôn tập
1(49)
Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.
21
Ôn tập
1(50)
Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.
22
Ôn tập
1(51)
Dạy bổ sung kiến thức và hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận của Sở.
23
Kiểm tra 
cuối học kì II
1(52)
 Kiểm tra theo đề của Sở.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU 	TỔ TRƯỞNG	 NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
* Chú ý: 
- Nếu không dịch covid, vẫn còn học tập trung thì tiếp tục dạy bổ sung kiến thức ở nội dung mà học sinh tự học và ôn tập củng cố kiến thức bằng nhiều hình thức như sử dụng sơ đồ tư duy, trò chơi “đố vui để học”, “rung chuông vàng”
- Những nội dung không có sự thay đổi thầy cô vẫn tiến hành dạy như trước đây.
- Cột (3): Các đơn vị tự làm.
-Cột (4); (5): Chỉ để tham khảo (Tổ (nhóm) bộ môn ở mỗi trường tự linh hoạt).
TRƯỜNG THPT..
TỔ: SỬ 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
MÔN HỌC: LỊCH SỬ. 	KHỐI LỚP: 11.
(Năm học 2021 - 2022)
Cả năm: 35 tuần (35 tiết) ( THỰC HỌC)
- HỌC KÌ I: 18 tiết - Từ tuần 1 đến tuần 18
STT
          Bài học/Chủ đề (1) 
Số tiết (2)
           Yêu cầu cần đạt (3)
Hình thức/địa điểm dạy học (4)
Hướng dẫn thực hiện (5)
1
 Nhật Bản
01(1)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Nêu được những nét chính về tình hình Nhật Bản từ đầu TK XIX, đến trước năm 1868.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
- Lí giải được sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
- Liên hệ với các cuộc cải cách cùng thời ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Nêu được những biểu hiện của Nhật Bản khi bước sang giai đoạn CNĐQ.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, chăm chỉ, tinh thần tự cường, tinh thần đổi mới thông qua tấm gương Nhật Bản.
- Biết căm ghét, phẫn nộ trước các chính sách gây chiến tranh, xâm lược.
  Trên lớp và hướng dẫn HS tự học.
GV hướng dẫn HS tự học Mục 1 và rút ra được nguyên nhân cuộc Duy tân Minh Trị thông qua việc đặt ra câu hỏi: tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868 có những điểm gì nổi bật? Mục 2 và Mục 3 giảng dạy như trước.
2
 Ân Độ
01(2)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Nêu được nét chính về tình hình kinh tế - xã hội Ấn Độ nửa sau TK XIX, dưới sự cai trị của thực dân Anh. 
- Sự thành lập, hoạt động và vai trò của Đảng Quốc Đại.
1.2. Năng lực chung:
- Hình thành năng lực tự học, lập luận, hợp tác, thu thập kiến thức, năng lực tường thuật so sánh, liên hệ, năng lực khai thác lược đồ
Phẩm chất:
Bồi dưỡng tinh thần tình đoàn kết gắn bó dân tộc.
Trên lớp
 Ở mục 3. Đảng Quốc đại ( 1885-1908): 
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu trong phong trào độc lập ở Ấn Độ 1885-1908. Nêu được  ý nghĩa của phong trào 1905-1908. 
  3
  Trung Quốc
01(3)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- HS lập được bảng niên biểu thống kê các cuộc ĐT tiêu biểu gồm các nội dung như:thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa.
- Nêu và phân tích được sự thành lập, cương lĩnh, mục tiêu của t/c Đồng Minh Hội, nhẫn mạnh vai trò của Tôn Trung Sơn đối với tổ chức này.
- Nêu và phân tích được nét chính về CM Tân Hợi (nguyên nhân, thời gian diễn biến, kết quả, ý nghĩa, hạn chế)
1.2. Năng lực chung:
- Hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực khai thác lược đồ, tìm và sử dụng tư liệu, lập bảng thống kê, giao tiếp, hợp tác... 
Phẩm chất:
 - Thái độ chăm chỉ, nhiệt tình khi tham gia các hoạt động tập thể.
 Trên lớp và hướng dẫn HS tự học
- Ở mục 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa TK XIX - đầu TK XX: 
 GV hướng dẫn HS lập bảng  những nét chính: tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa).( chuẩn bị trước ở nhà)
   4
 Chủ đề: Các nước Đông Nam Á(bài 4 và 16)
02(4)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Nêu được quá trình xâm lược của các nước phương Tây vào các nước Đông Nam Á.
- Nêu được những nét chính trong phong trào đấu tranh chống xâm lược ở Cam-pu-chia và Lào.
- Nêu và lí giải về mức độ thành công của cuộc cải cách ở nước Xiêm, qua đó giải thích cho nguyên nhân vì sao nước Xiêm là nước duy nhất trong khu vực vẫn giữ được nền độc lập tương đối của minh.
1.2. Năng lực chung:
- Hình thành năng lực tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, khả năng khai thác lược đồ, lập bảng thống kê, rút ra bài học lịch sử
2. Phẩm chất:
- Có tinh thần đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tiến bộ của các nước trong khu vực.
Trên lớp kết hợp với hướng dẫn HS tự học
- Tích hợp, cấu trúc phần còn lại ( trừ phần giảm tải) của Bài 4 và Bài 16 thành một chủ đề: Phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939). Cụ thể:
1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á ( Hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân CNTD xâm lược ĐNA thông qua câu hỏi về nhà trước.)
2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia.( hướng dẫn HS lập bảng trước ở nhà với nội dung như : tên cuộc KN , người lãnh đạo, thời gian, địa bàn. Từ đó rút ra những điểm mới của phong trào độc lập dân tộc giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới so với cuối TK XIX )
3. Nội dung Cải cách Rama V.
   5
 Châu Phi và khu vực Mĩ latinh (TK XIX-đầu TK XX)
01(5)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Nêu được những nét chung về tình hình của châu Phi và khu vực MLT
- Nêu được quá trình xâm lược Châu Phi và khu vực Mĩlatinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. 
- Liệt kê được những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh.
- Lí giải được: nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi trong thời kì này; quá trình lệ thuộc vào Mĩ ở khu vực MLT.
1. 2. Năng lực chung: 
- Nâng cao kỹ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận. 
2. Phẩm chất:
- Giáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, Mĩ Latinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế. 
Trên lớp và HD HS tự học
Phần phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Châu Phi và Mỹ La tinh cho học sinh nghiên cứu và lập bảng thống kê phong trào đấu tranh tại nhà.
  6
 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) 
01(6)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Lí giải được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Trình bày được diễn biến chủ yếu, kết cục tranh, tính chất của chiến.
- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá.
- Phân biệt các khái niệm: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”. 
- Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh.
1. 2 . Năng lực chung:
- Hình thành năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực tái hiện sự kiện. Năng lực khai thác tư liệu.
2. Phẩm chất:
- Thông qua bài học, bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh chống áp bức, bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trên lớp kết hợp với hướng dẫn HS tự học. 
Mục II. Diễn biến của chiến tranh:
GV hướng dẫn HS tóm tắt diễn biến chiến tranh, không cần sa vào chi tiết . ( Chuẩn bị trước ở nhà)
  7
 Những thành tựu văn hóa thời cận đại
1(7)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Liệt kế được những thành tựu văn học nghệ thuật tiêu biểu mà con người đã đạt được trong thời kỳ cận đại từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.
- Trình bày được cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
1.2. Năng lực chung:
- Hình thành năng lực nhận biết, giao tiếp, học hỏi, năng lực thực hành bộ môn: Lập bảng biểu liệt kê, năng lực sử dụng kiến thức liên môn
2. Phẩm chất:
 - Thông qua bài học, HS biết trân trọng và phát huy những giá trị văn hoá mà con người đã đạt được trong thời cận đại.
Dạy học trên lớp
Giáo viên hướng dẫn HS:
 - Lập bảng hệ thống về tác giả, tác phẩm nổi tiếng thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật buổi đầu thời cận đại.
 - Lập bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa từ đầu TK XIX đến đầu TK XX: tên tác giả, năm sinh, năm mất, tác phẩm tiêu biểu.
  8
 Ôn tập LSTG cận đại
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Hệ thống và khái quát hóa nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại. Các vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đạị: CMTS, CNĐQ, PTCN và sự ra đời của CNXHKH, CTTG thứ nhất, những thành tựu văn hoá.
1.2. Năng lực chung:
- HS biết hệ thống, phân tích lịch sử, nhận biết các sự kiện, hợp tác, phân tích, tổng hợp các sự kiện....
2. Phẩm chất
- Củng cố những tư tưởng, tình cảm đúng đắn đã được hình thành qua các bài học. 
 hướng dẫn HS tự học
Vì giai đoạn LSTG cận đại HS đã được học chi tiết nên chỉ cần hệ thống lại những kiến thức cơ bản theo mẫu gợi ý của SGK trang 44.
GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng hệ thống các sự kiện chính của LSTG cận đại. ( lập bảng trước ở nhà)
 - Mục 2. Hướng dẫn HS nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu 
  (Có thể tổ chức trò chơi lịch sử để kiểm tra lại kiến thức cơ bản của giai đoạn lịch sử này vì LSTG cận đại đã được học ở lớp 10)( CÓ THỂ ĐƯA VÀO TIẾT NKHOA CUỐI HKI)
  9
Kiểm tra giữa HKI
1(8)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Củng cố nội dung kiến thức đã học và
Trả lời được các câu hỏi, bài tập từ các chương I; II; III mà các em đã được học.
- Hình thành năng lực tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp khái quát hóa nội dung để vận dụng giải bài tập thực tiễn.
1.2. Năng lực chung:
- Hình thành ý thức độc lập tự tìm hiểu, khai thác vấn đề, áp dụng cho việc làm bài tập.
 Theo kế hoạch trường
  Bảng đặc tả và ma trận của Sở
 10
Cách mạng tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô (1921-1941)
02(9,10)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Trình bày được những nét chính về tình hình nước Nga đầu XX.
- Lí giải được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc CM: CM tháng Hai và CM tháng Mười.
- Nêu được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917.
- Nhận thức được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực xác định mục tiêu, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tái hiện sự kiện, năng lực khai thác tư liệu, năng lực vận dụng kiến thức, liên hệ.
2. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
Trên lớp và hướng dẫn HS tự học
- Tích hợp, cấu trúc phần còn lại của bài 9 và Bài 10 thành một chủ đề: Cách mạng tháng Mười nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941). Cụ thể:
I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng.( hướng dẫn HS liệt kê tình hình KT, CT, XH nước Nga bằng câu hỏi chuẩn bị trước)
2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười.
3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga. ( HS tự học có hướng dẫn)
II. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (192 - 1925)
1. Chính sách kinh tế mới
2. Sự thành lập Liên bang CHXHCN Xô viết. 
III.  Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô( 1925- 1941) ( Hướng dẫn HS tự thống kê thành tựu tiêu biểu ở nhà)
 11
 Chủ đề: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới( 1918- 1939) Bài 11, 12, 13, 14.
02(11,12,13)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Nắm được tình hình chung của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh; việc xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Bản chất của CNTB 1919 – 1939. 
- Nhận thức được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc. nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. 
- Nêu được những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ.
- Trình bày được những Chính sách mới của Tổng thống Rudơven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kỳ phát triển mới - sự vươn lên về kinh tế của Mĩ từ su Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Nêu được những nét chính về tình hình nước Đức và nước Nhật trong cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).
- Nêu được quá trình phát xít hóa chính quyền ở Đức và Nhật Bản.
- Lí giải được vì sao CNPX lên nắm quyền được ở Đức và vì sao quá trình quân phiệt hóa lại diễn ra trong suốt những năm 30 – tk XX ở Nhật.
1.2. Năng lực chung:
- Biết khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, và biết so sánh, phân tích mối quan hệ quốc tế trong Trật tự thế giới theo hệ thống Véc xai – Oasinhtơn, nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 -1933.
- Hình thành năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tin tưởng vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, ý thức, ngăn chặn sự phát sinh phát triển của chủ nghĩa phát xít.
Trên lớp và hướng dẫn HS tự học
- Tích hợp, cấu trúc phần còn lại của 4 bài thành một chủ đề: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
I. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn
2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó.
II. Các nước tư bản giai đoạn 1929 – 1939
1. Nước Đức
a. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền
b. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939.
2. Nước Mĩ
a. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ.
b. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven
3. Nhật Bản
a. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản
b. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và cuộc đấu tranh của nhân dân
 (Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà với hệ thống câu hỏi như sau: 
- Qúa trình khủng hoảng của các nước .
- Biện pháp giải quyết khủng hoảng.
- Qúa trình phát xít hóa bộ máy nhà nước của Nhật và Đức khác nhau như thế nào.
12
Ngoại khóa
02(14,15)
Tại lớp hoặc trước cờ.
thông qua các trò chơi lịch sử, đố vui,  Đường lên đỉnh Olimpia, Rung chuông vàng, Theo dòng lịch sửNội dung bám sát kiến thức HKI
13
Ôn tập
01(16,17)
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Ôn tập, củng cố và hệ thống lại tất cả các kiến thức của Phần I: Lịch sử thế giới cận đại với các chương I; II; III và phần hai: Lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917- 1945) với các chương I; II.
- Làm được các câu hỏi bài tập được giao.
- Củng cố hơn nữa về ý thức và sự yêu thích học tập bộ môn.
1.2. Năng lực chung:
- Hình thành năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề...
2. Phẩm chất
- Cần cù, chăm chỉ...
Trên lớp. 
thông qua hệ thống câu hỏi mà GV đã cho HS về nhà chuẩn bị hoặc tổ chức trò chơi như ô chữ, mảnh ghép
-Bám sát ma trận của Sở để ôn tập chuẩn bị ktra cuối hk1.
-Ôn tập lại những nội dung hướng dẫn HS tự học ở chủ đề CÁC NƯỚC ĐNA và bài ÔN TẬP LSTG CẬN ĐẠI.
14
 Kiểm tra cuối học kì 1
01(18)
1. Năng lực
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề lịch sử. Vận dụng các kiến thức cơ bản để trả lời các câu hỏi TNKQ.
- Kĩ năng phân tích đề. Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn
2. Phẩm chất
 Giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận, đánh giá khách quan vấn đề lịch sử. Đồng thời có thái độ nghiêm túc trong học tập.
Theo kế hoạch của Sở.
HỌC KÌ II. 17 tiết - Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học)
STT
          Bài học/Chủ đề (1)
Số tiết (2)
           Yêu cầu cần đạt (3)
Hình thức/địa điểm dạy học (4)
Hướng dẫn thực hiện (5)
1
  Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
19,
20
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử:
- Nêu và lí giải được những nguyên nhân cơ bản và con đường dẫn đến chiến tranh.
- Liệt kê và nêu được ý nghĩa các sự kiện chính trong diễn biến của chiến tranh.
- Trình bày được hậu quả và đánh giá được tính chất của cuộc chiến tranh này – So sánh với CTTG I. 
1.2. Năng lực chung:
- Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ lược đồ chiến sự.
2.. Phẩm chất:
- Nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hậu quả khủng khiếp của nó đối với nhân loại. Từ đó nâng cao ý thức lên án, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
- Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội và nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc và bảo vệ hoà bình thế giới.
  Trên lớp và hướng dẫn HS tự học.
- GV phân tích, giảng giải nội dung con đường dẫn tới chiến tranh. Hướng dẫn HS rút ra nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến.
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến chính của chiến tranh, Nêu ý nghĩa các sự kiện chính.( Chuẩn bị trước ở nhà với sự HD của GV)
 Phân tích một số mốc quan trọng trong tiến trình chiến tranh để thấy rõ tính chất của chiến tranh và vai trò của 

Tài liệu đính kèm:

  • docxkhung_ke_hoach_day_hoc_mon_hoc_cua_to_chuyen_mon_mon_lich_su.docx