Đề kiểm tra học kì I – Lịch sử lớp 10 năm học 2015 - 2016

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I – Lịch sử lớp 10 năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I – Lịch sử lớp 10 năm học 2015 - 2016
Tuần 19, tiết 19
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỊCH SỬ LỚP 10
Năm học 2015 - 2016
I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA 
	Nhằm đánh giá quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên trong học kì I thông qua các bài sau:
+ Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng Ấn Độ
+ Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của CĐPK ở Tây Âu ( TK V – TK XIV)
+ Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại
1. Về kiến thức :
+ Trình bày những nét chính về vương triều Hồi giáo Đê –li. 
+ Nhận xét về chính sách cai trị của vương triều Đê – li.
+ Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Đông với chế độ phong kiến phương Tây về kinh tế, chính trị và xã hội.
+ Lí giải được tại sao các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI ở châu Âu lại là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tri thức và giao thông của lịch sử nhân loại.
2.Về kĩ năng :
Rèn luyện cho HS các kĩ năng : nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức trong bài kiểm tra.
3.Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện lịch sử.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA: Tự luận
III. MA TRẬN ĐỀ
Câu 1( 4.0 điểm)
Nội dung 
kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng 
cao
Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng Ấn Độ
Nêu được những nét chính về vương triều Hồi giáo Đêli.
Nhận xét về chính sách cai trị của vuong triều này dối với Ấn Đố.
Số điểm
3.0 
Câu 2( 3.0 điểm)
Nội dung 
kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng
mức độ cao
Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến phương Tây(từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa CĐPK PĐ với CĐPKPT
Số điểm
Câu 3 ( 3.0 điểm)
Nội dung 
kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
 mức độ cao
Tây Âu thời hậu kì trung đại
Giái thích được tại sao các cuộc phát kiến địa lý lại mở ra một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực tri thức và sánh giữa giao thông.
Số điểm
3.0
SỞ GD – ĐT KIÊN GIANG	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 10 THPT
	TRƯỜNG THPT THOẠI NGỌC HẦU	MÔN: LỊCH SỬ
 ------------------------	Ngày kiểm tra: 19/12/2015
	( Đề thi có 01 trang)	Thời gian làm bài: 45 phút 
Câu 1 ( 4.0 điểm): 
Trình bày những nét chính về vương triều Hồi giáo Đê – li. Em có nhận xét gì về những chính sách cai trị của vương triều này đối với Ấn Độ?
Câu 2 ( 3.0 điểm):
	Lập bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông với chế độ phong kiến phương Tây theo các tiêu chí: đặc điểm kinh tế, đặc điểm chính trị, giai cấp xã hội
Câu 3 ( 3.0 điểm): 
	Tại sao nói các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu vào cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI đã mở ra một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực tri thức và giao thông cho lịch sử nhân loại?
--------------Hết------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ và tên thí sinh: .. Số báo danh: 
.
GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
CÂU 
Ý
NỘI DUNG 
THANG ĐIỂM
Câu 1
(4 điểm)
Hoàn cảnh lịch sử
Do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại sự tấn công của người Hồi gốc Trung Á
0. 5
Quá trình hình thành
Năm 1206, người Hồi tấn công vào lãnh thổ Ấn Độ và thành lập nên vương triều Hồi giáo Đê – li.
0.5
Chính sách cai trị
Áp đạt Hồi giáo đối với người theo Phật giáo và Ấn giáo.
0.5
Tự cho mình quyền ưu tiên ruộng đất và địa vị cao trong bộ máy quan lại.
0.25
Phân biệt săc tộc tôn giáo
0.25
Thi hành chính sách áp bức dân tộc
0.25
Vai trò
Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây
0.25
Truyền bá Hồi giáo đến một số nước ĐNA
0.25
Xây dựng một số công trình kiến trúc HG đặc trưng, đưa Đê – li trở thành kinh đô hùng mạnh nhất trên thế giới.
0.25
Nhận xét
Mặc dù chính sách cai trị của vương triều Đê li mang tính áp đặt, làm cho xã hội Ấn Độ bị phân hóa sâu sắc về dân tộc, tôn giáo nhưng nó cũng làm cho nền văn hóa nước này thêm đa dạng và kinh tế phát triển, chính trị ổn định trong thời gian dài,..
1.0
Câu 2
( 3 điểm)
Nội dung so sánh
Chế độ phong kiến
 phương Đông
Chế độ phong kiến 
phương Tây
Đặc điểm kinh tế
Khép kín, tự nhiên, tự cung, tự cấp
Khép kín, tự nhiên, tự cung, tự cấp
Đặc điểm chính trị
Chế độ phong kiến tập quyền
Chế độ phong kiến phân quyền
Giai cấp xã hội
Địa chủ, nông dân
Lãnh chúa, nông nô
Câu 3
( 3 điểm)
Giải thích
Lần đầu tiên con người có nhận thức đúng về hành tinh, hình dạng trai đất; mở ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, châu lục,
3.0

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hk_i_lich_su_10_2016.doc