Khảo sát lần 2 thi THPT quốc gia năm 2015 - 2016 môn thi: Hóa học - THPT Chuyên Hạ Long

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2456Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát lần 2 thi THPT quốc gia năm 2015 - 2016 môn thi: Hóa học - THPT Chuyên Hạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát lần 2 thi THPT quốc gia năm 2015 - 2016 môn thi: Hóa học - THPT Chuyên Hạ Long
TRƯỜNG THPT 
CHUYÊN HẠ LONG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 06 trang)
KHẢO SÁT LẦN 2 THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 - 2016
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 132 
Họ và tên thí sinh:.; số báo danh:.
Cho KLNT: C = 12; N = 14; P = 31; O = 16; S = 32; H = 1; Li = 7; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 87,5; Ba = 137; Al = 27; Zn = 65; Cu = 64; Pb = 207; Ag = 108; Fe = 56; Cu = 64; Mn = 55; Cl = 35,5; Br = 80.
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đo ở đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 11,20 lít.	B. 17,92 lít.	C. 4,48 lít.	D. 8,96 lít.
Bảo toàn khối lượng
Câu 2: Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của
A. anken.	B. ankan.	C. ankađien.	D. ankin.
Dựa vào bản chất Số H=2*số C + 2
Câu 3: Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?
A. Xi măng.	B. Thủy tinh thường.	C. Thủy tinh hữu cơ.	D. Đồ gốm.
Câu 4: Ý nào sau đây đúng?
A. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
C. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
D. Ở trạng thái cân bằng, thể tích các chất hai vế phương trình hóa học phải bằng nhau.
Câu 5: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với metan bằng 6,25 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
M=100; công thức dạng RCOOCH=CHR’ => R+R’=30; 
Các chất: HCOOCH=CHC2H5; HCOOCH=C(CH3)2; CH3COOCH=CHCH3; C2H5COOCH=CH2
Câu 6: Dung dịch X gồm HCl và H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa hoàn toàn 0,59 gam hỗn hợp hai amin no, mạch hở, đơn chức bậc một (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn hoặc bằng 4) phải dùng 1 lít dung dịch X. Hai amin có thể là
A. CH3NH2 và C4H9NH2.
B. C3H7NH2 và C4H9NH2.
C. C2H5NH2 và C4H9NH2.
D. CH3NH2 và C4H9NH2 hoặc C2H5NH2 và C4H9NH2.
[H+]=0,01=n amin; M amin = 59; R = 43; R là C3H7; loại đáp án B.
Câu 7: Cho 0,15 mol ancol X phản ứng với kim loại natri (dư) thì thu được 3,36 lít khí hiđro (đo ở đktc). Số nhóm chức ancol trong X là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Công thức: nH2= (số nhóm OH/2)* n ancol = > nH2= n ancol; nên ancol có 2 nhóm OH; 
Câu 8: Cho các chất sau: 
Có bao nhiêu chất là đồng đẳng của Benzen?
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Chất 2, 3, 4, chất 1 và 5 có gốc vinyl nên loại;
Câu 9: Khi cho 5,6 gam Fe tác dụng với 250 ml dung dịch AgNO3 1M thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 27,0 gam.	B. 20,7 gam.	C. 37,0 gam.	D. 21,6 gam.
nAgNO3/nFe=2,5 nên tạo 2 muối Fe2+ và Fe3+; bào toàn Ag; 
Câu 10: Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO, Cl, SO. Chất có khả năng làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. HCl.	B. NaHCO3.	C. Na3PO4.	D. BaCl2.
Câu 11: Cho các gluxit: mantozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Có bao nhiêu chất vừa làm nhạt màu nước brom vừa có phản ứng tráng bạc?
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Mantozơ và fructozơ
Câu 12: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, Al2O3, Zn.
Câu 13: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?
A. CO2.	B. CuO.	C. Cl2.	D. Al.
Câu 14: Công thức cấu tạo thu gọn của glixerol là
A. CH2(OH) – CH2 – CH2(OH).	B. CH2(OH) – CH2(OH).
C. CH2(OH) – CH(OH) – CH2(OH).	D. CH2(OH) – CH2(OH) – CH2(OH).
Câu 15: Cho các cặp oxi hóa khử sau: Sn4+/Sn2+; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cho biết tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự: Sn4+, Cu2+, Fe3+; tính khử giảm dần theo thứ tự: Sn2+, Cu, Fe2+. Dự đoán các phản ứng sau đây có xảy ra không? 
1. Cu + FeCl3 	 2. SnCl2 + FeCl3
A. 1 ( có), 2 ( có).	B. 1 ( không), 2 ( có).
C. 1 ( có), 2 ( không).	D. 1 ( không), 2( không).
Dùng quy tắc anpha;
Câu 16: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là
A. 3-etylpent-2-en.	B. 3, 3-đimetylpent-2-en.
C. 3-etylpent-3-en.	D. 3-etylpent-1-en.
Viết CTCT ancol và dùng pp tách nước để tìm anken;
Câu 17: Dẫn khí than ướt qua m gam hỗn hợp X gồm các chất Fe2O3, CuO, Fe3O4 (có số mol bằng nhau) đun nóng thu được 36 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 11,2 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị của m là
A. 48,2.	B. 54,2.	C. 47,2.	D. 46,4.
Coi số mol mỗi oxit là a mol; => nFe=5a, nCu=a, nO dư =b ; 344a + 16b = 36; bảo toàn e cho hỗn hợp 36 gam;
3*Fe + 2*nCu = 3*nNO + 2* nO dư => 15a + 2a = 2b + 3*0,3; a=0,1; b=0,1; m = 472*0,1=47,2 gam
Câu 18: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,24 lít H2 (đo ở đktc). Khối lượng Fe thu được là
A. 15 gam.	B. 17 gam.	C. 16 gam.	D. 18 gam.
m Fe = 17,6 – mO = 17,6 – 0,1*16=16 gam
Câu 19: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HxO vừa phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to), vừa phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng?
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Chất phải có liên kết 3 ở đầu mạch hoặc có nhóm CHO;
TH1: x= 2; C3H2O; CHºC-CHO
TH2: x=4; C3H4O; (k=2) CH2=CH-CHO; CHºC-OCH3; CHºC-CH2OH
TH3: x=6; C3H6O; C2H5CHO; 
Câu 20: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.	
(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch H2S.
(3) Sục hỗn hợp khí thu được khi nhiệt phân Cu(NO3)2 vào nước.
(4) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(5) Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là
A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
Câu 21: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc) là
A. 4,48 lít.	B. 3,36 lít.	C. 2,24 lít.	D. 1,12 lít.
Phương pháp tăng giảm khối lượng: nCl2 =1/2n muối =4,45/(80-35,5)=0,05 mol;
Câu 22: Khi xà phòng hóa hoàn toàn tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glixerol.	B. C15H31COONa và etanol.
C. C17H35COONa và glixerol.	D. C15H31COOH và glixerol.
Câu 23: Hình vẽ sau do một học sinh vẽ để mô tả lại thí nghiệm ăn mòn điện hóa học khi cắm hai lá Cu và Zn (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào dung dịch H2SO4 loãng: 
Trong hình vẽ bên chi tiết nào chưa đúng?
A. Chiều dịch chuyển của ion Zn2+.
B. Bề mặt hai thanh Cu và Zn.
C. Chiều chuyển dịch của các electron trong dây dẫn.
D. Kí hiệu các điện cực
Zn
Cu
e
 Dung dich H2SO4
 ←Zn2+
─
H+
Kim loại có tính khử mạnh hơn luôn là cực âm và nó bị ăn mòn;
Câu 24: Hệ số trùng hợp của tơ nilon-6,6 (M = 2500 đvC) và tơ capron (M = 15000 đvC) lần lượt là
A. 11 và 123.	B. 11 và 133.	C. 22 và 123.	D. 22 và 133.
Câu 25: Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là
A. CrO3.	B. P.	C. Cu.	D. Fe2O3.
Câu 26: Cho các bước để tiến hành thí nghiệm tráng bạc bằng andehit fomic:
(1). Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm.
(2). Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.
(3). Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 -70 oC trong vài phút. 
(4). Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là
A. (4), (2), (1), (3).	B. (4), (2), (3), (1). C. (1), (4), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 27: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem làm khô. Muối nào được tạo thành và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
A. 14,2 gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4.	B. 15 gam Na3HPO4.
C. 19,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na2HPO4.	D. 50 gam Na3PO4 .
Dùng pp tỉ lệ và bảo toàn nguyên tố để tìm số mol từng muối;
Câu 28: Thủy phân 5,13 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất 35%, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc (hiệu suất 100%) đối với dung dịch sau phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 2,268 gam.	B. 4,374 gam.	C. 1,134 gam.	D. 2,106 gam.
nAg = 4*n mantozơ bị thủy phân + 2*n mantozơ dư =4*0,015*0,35+2*0,015*0,65=0,0405 mol
Câu 29: Ion M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d3. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong bảng tuần hoàn M nằm ở chu kì 4, nhóm VIB.
B. Cấu hình electron của nguyên tử M là: [Ar]3d44s2.
C. M2O3 và M(OH)3 có tính chất lưỡng tính.
D. Ion M3+ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
M là kim loại crom;
Câu 30: Cho các polime: polietilen (1); poli (metyl metacrylat) (2); polibutađien (3); polistiren (4); poli (vinyl axetat) (5); tơ nilon – 6,6 (6). Trong các polime trên, những polime có thể bị thủy phân cả trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là
A. (1), (2), (5).	B. (2), (5), (6).	C. (2), (3), (6).	D. (1), (4), (5).
Câu 31: Đốt cháy este 2 chức mạch hở (X được tạo từ axit cacboxylic no, đa chức) thu được tổng thể tích CO2 và H2O gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng. Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của m là
A. 26,2	B. 28,0	C. 24,8	D. 24,1
Giải Gọi CTTQ este hai chức CxHyO4
CxHyO4 + (x+y/4-2)O2 ®x CO2 + y/2H2O
x + y/2 = 5/3*(x+y/4-2) => nghiệm đúng ( x = 6 ; y = 8)
CTPT của este là C6H8O4 nX = 0,15 mol ; nNaOH = 0,4 mol số mol NaOH dư 0,1 mol 
CTCT CH3OOC-CH2-COOCH=CH2
CH3OOC-COO-CH2CH=CH2
TH1 CH3OOC-CH2-COOCH=CH2 + 2NaOH ( NaOOC-CH2-COONa + CH3OH + CH3CHO
0,15 0,3 0,15 
mrắn = 0,15x 148 + 0,1x40 = 26,2
TH2 CH3OOC-COO-CH2CH=CH2 + 2NaOH ( NaOOC-COONa + CH3OH +CH2=CH-CH2OH 
0,15 0,3 0,15 
mrắn = 0,15x 134 + 0,1x40 = 24,1
Câu 32: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là
A. 18,035.	B. 14,485.	C. 16,085.	D. 18,300.
Vì có khí H2 ===> ion NO3- hết ==> phương trình II
Giải bằng bảo toàn mol e phương trình ion nhanh hơn
Tính được mol N2 = 0,02, mol H2 = 0,005 
mol Mg = 0,145 ==> mol e nhường = 0,29 ==> mol NH4+ = 0,01
2 NO3- + 10e + 12 H+ ----> N2 + 6 H2O
0,04-------0,2------0,24-------0,02
NO3- + 8e + 10 H+ ----> NH4+ + 3 H2O
0,01----0,08------0,1-------0,01
2 H+ + 2e ----> H2 
0,01----0,01------0,005
mol HCl = mol Cl- = mol H+ = 0,35
mol KNO3 = mol K+ = mol NO3- = 0,05
muối gồm : Mg2+ = 0,145 mol, NH4+ = 0,01 mol, K+ = 0,05 và mol Cl- = 0,35
khối lượng muối = 24*0,145 + 39*0,05 + 35,5*0,35 = 18,035
Câu 33: Hỗn hợp X gồm nhiều ancol, andehit và axit cacboxylic đều mạch hở. Cho NaOH dư vào m gam X thấy có 0,2 mol NaOH phản ứng. Nếu cho Na dư vào m gam X thì thấy có 12,32 lít khí H2 (đo ở đktc) bay ra. Cho m gam X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thấy có 43,2 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 57,2 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tổng số mol các ancol trong X là 0,4 mol, trong X không chứa HCHO và HCOOH. Giá trị đúng của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 43.	B. 41.	C. 40.	D. 42.
Cách 1 :
- Coi hỗn hợp gồm COOH ; CHO và R(OH)n ; (phần C và H của axit và anđehit được dồn vào gốc R của ancol)
- nCOOH=0,2 mol ; nCOOH + nOH = 2*nH2 ; => nOH = 0,9 mol ; nCHO=0,2 mol ; nC=1,3 mol ; n ancol =0,4 ; nC trong gốc R =0,9 ; 
- Ta nhận thấy nC trong gốc R =nOH => số nhóm –OH bằng số C ; coi ancol là hỗn hợp 2 chất C2H4(OH)2 xmol ; C3H5(OH)3 y mol ; x + y =0,4 ; 2x+3y=0,9 ; x=0,3 ; y=0,1 ;
Vậy m = 0,2*45+0,2*29+ 0,3*62+ 0,1*92=42,6 gam
Cách 2: Vì ancol có số C = số nhóm OH nên ancol có k=0; số C trung bình =0,9/0,4=2,25 => số H trung bình = 2*2,25+2=6,25; vậy công thức trung bình ancol là C2,25H6,25O2,25 0,4 mol
Vậy m = 0,2*45+0,2*29+0,4*69,5=42,6 gam.
Câu 34: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là
A. 104,28.	B. 116,28.	C. 109,5.	D. 110,28.
Ta có : nGlyxin : n Alanin = (81 :75) : ( 42,72: 89) = 9/4
Mà nX : nY = 1 : 3 và tổng số nhóm –CO-NH- trong X và Y bằng 5 ; X và Y chỉ cấu tạo từ 1 loại 
amino axit nên => X là tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala và Y là tripeptit Gly-Gly-Gly (dựa vào tỉ lệ mol và tỉ lệ gốc) A4 + 3H2O®4A ; G3 + 2H2O ®3G 
Suy ra nX = nAla : 4 = 0,48 :4 = 0,12 => nY = 0,12 x 3= 0,36 (mol)
Suy ra mM = 0,12x(89x4 – 18x3) + 0,36x(75x3-18x2) = 104,28 gam
Câu 35: Cho một hợp chất hữu cơ X có công thức C2H10N2O3. Cho 11 gam chất X tác dụng với một dung dịch có chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 24,6.	B. 10,6.	C. 14,6.	D. 28,4.
X có công thức: CH3NH3OCOONH4+ 2NaOH®CH3NH2+ NH3 + Na2CO3 + 2H2O
nNaOH=0,3; nX=0,1; m chất rắn = 0,1*106+0,1*40= 14,6 gam
Câu 36: Chất X là một aminoaxit thiên nhiên, mạch không nhánh, trong phân tử chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 13,1 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 16,75 gam muối khan. Tên gọi của X là
A. Axit 2-amino-2-metylpentanoic.	B. Axit -aminovaleric.
C. Axit -aminocaproic.	D. Axit 2-aminohexanoic.
H2NRCOOH ; R=70 ; R là C5H10
Câu 37: Hỗn hợp X chứa 4 hiđrocacbon đều ở thể khí có số nguyên tử cacbon lập thành cấp số cộng và có cùng số nguyên tử hiđro. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với He bằng 9,5. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy số mol Br2 phản ứng là a mol; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy toàn bộ T thu được 4,32 gam nước. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là
A. 0,12 mol.	B. 0,14 mol.	C. 0,13 mol.	D. 0,16 mol.
4 chất là CH4, C2H4, C3H4, C4H4. a, b, c, d mol tương ứng
nT=0,3 mol; MS=38; m phần không no =3,68 gam;n phần no =0,08 mol; nH2O=0,24 mol;
nCO2=0,24-0,08=0,16 mol; m phần no =0,16*12+2*0,24= 2,4 gam;mS=3,68+2,4 =6,08; 
=> nS=6,08/38=0,16; nH2 ban đầu= nT-nS=0,3-0,16=0,14 mol; nX =0,16 mol;
mX=6,08-0,14*2=5,8; =>nC(trong X)=(5,8-0,16*4)/12=0,43 mol;
Bảo toàn C và tổng số mol: a+ 2b+3c+4d=0,43; a+b+c+d=0,16; =>b+2c+3d= 0,27= nH2+nBr2
=> nBr2=0,13 mol
Câu 38: Trong tự nhiên Agon có 3 loại đồng vị bền với tỉ lệ % nguyên tử là:
0,337%
0,063%
99,6%
Cho rằng nguyên tử khối của các đồng vị trùng với số khối của chúng. Thể tích của 20 gam Agon (đo ở đktc) bằng
A. 1,121 dm3.	B. 11,204 dm3.	C. 11,214 dm3.	D. 1,120 dm3.
Tính M và tính mol
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đo ở đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 15,2.	B. 13,5.	C. 17,05.	D. 11,65.
m chất rắn =m Kl + mCl + mOH-
Câu 40: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đo ở đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,0.	B. 8,0.	C. 8,5.	D. 9,5.
ban đầu, mkl=0,75m, mO=0,25m
giải hệ pt=>CO2=CO=0,03 => nO trong oxit đã bị lấy=0,03=> nO còn:0,25m/16-0,03
nHNO3 pư=2nO +4NO=0,25m/8 +0,1
bảo toàn N: nNO3 tạo muối= HNO3-NO=0,25m/8 +0,06
m muối=mkl +mNO3-=>3,08m=62*(0,25m/8 +0,06) +0,75m
m=9,48=> đán án D 
Câu 41: Hợp chất hữu cơ X thuần chức (chỉ chứa C,H,O). Cho 5,8 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 được 43,2 gam Ag. Hidro hóa hoàn toàn 0,1 mol X được chất Y. Toàn bộ Y phản ứng vừa hết 4,6 gam Natri. Đốt cháy hoàn toàn X thu được
A. 	B. 	C. 	D. 
Y có 2 nhóm OH; X là OHC-CHO; 
Câu 42: Những cặp khí nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một bình khí kín ở điều kiện thường?
 	CO2 và Cl2 (1); 	SO2 và H2S (2); 	Cl2 và H2S (3); 	Cl2 và O2 (4);	
HBr và N2 (5); 	N2 và NH3 (6); 	Cl2 và NH3 (7); 	NO2 và O2 (8)
A. (1), (4), (7), (8).	B. (1), (3), (4), (5), (6).
C. (1), (4), (5), (6), (8).	D. (1), (3), (4), (5), (8).
Câu 43: Điện phân (với điện cực trơ) 300 ml dung dịch Cu(NO3)2 nồng độ a mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 72 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 67,2 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 31,2 gam hỗn hợp kim loại. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của a là
A. 3,60.	B. 4,05.	C. 3,90.	D. 3,75.
nCu tạo ra =2x; nO2=x (bảo toàn e); 64*2x+32x=72; => x=0,45 mol; nH+=4*nO2= 1,8 mol; nCu2+ dư =y mol; bảo toàn e: 2*nFe=2y + 3*nNO; nNO=1/4*nH+ =0,45 mol; 
(1,2-nFe)*56+64y=31,2; giải hệ => nFe phản ứng =0,9; nCu2+ dư = y =0,225 mol;
=> nCu2+ ban đầu = 0,9+0,225=1,125 mol; => a=1,125/0,3=3,75 mol;
Câu 44: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các điều kiện sau:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
- Ytác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra . 
X, Y, Z lần lượt là
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.	B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
C. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.	D. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
Câu 45: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. 
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. 
(4) Nối một dây Cu với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2), (4), (6). 	B. (1), (3), (5).	
C. (1), (3), (4), (5).	D. (2), (3), (4), (6).
Câu 46: Khi thủy phân hết pentapeptit X (Gly-Ala-Val-Ala-Gly) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm chứa gốc glyxyl mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure?
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 9.
Tripeptit trở lên có phản ứng màu biure.
Câu 47: Dẫn hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen qua bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 28,8 gam kết tủa và thấy có 2,912 lít khí (đo ở đktc) thoát ra. Phần trăm khối lượng của axetilen trong X là
A. 53,85%.	B. 46,15%.	C. 50,15%.	D. 49,85%..
Kết tủa C2Ag2;
Câu 48: Cho hơi nước qua than nung đỏ, sau khi làm khô hết hơi nước thu được hỗn hợp khí X (gồm CO, H2 và CO2) có tỉ khối của X so với H2 bằng 7,875. Cần bao nhiêu kg than có chứa 4% tạp chất trơ để thu được 960 m3 hỗn hợp khí X trên đo ở 1,64 atm và 127oC, biết rằng có 96% cacbon bị đốt cháy?
A. 225,000 kg.	B. 156,250 kg.	C. 216,000 kg.	D. 234,375 kg.
M=15,75; nX= 48 k mol;
C + H2O ® CO + H2 	C + 2H2O ® CO2 + 2H2
x----------------x------x y------------------y----------2y 
Lập hệ tìm x, y rồi tính kết quả: 2x + 3y=48; 30x+48y=756; =>x=6; y=12; m=18*12/(0,96*0,96)=234,375
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít khí CO2 (đo ở đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 10 gam Na thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 9,2 và 22,6.	B. 23,4 và 13,8.	C. 13,8 và 23,4.	D. 9,2 và 13,8.
nCO2=0,5; nH2O=0,7; n ancol = 0,2 mol; số C = 2,5 => ancol là C2H4(OH)2; 
m =mC+mH+mO=0,5*12+1,4+0,4*16=13,8; nNa=0,25; nH2=1/2nOH=0,2, bảo toàn khối lượng
13,8+ 10 = m chất rắn + 0,2*2 ; => m chất rắn =23,4 gam
Câu 50: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là
A. 0,65.	B. 0,4.	C. 0,6.	D. 0,7.
Dùng công thức n Zn(OH)2=(4nZn2+ - nOH-)/2 khi kết tủa bên phải đồ thị;

Tài liệu đính kèm:

  • docLoi_giai_chi_tiet_chuyen_Ha_long_lan_2_nam_2016.doc