Hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia môn: Hóa Học

doc 26 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia môn: Hóa Học
TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ
TỔ HÓA HỌC
HƯỚNG DẪN ÔN THI THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2015- 2016
MÔN: HÓA HỌC
Hương Khê, ngày 10 tháng 3 năm 2016
PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG 
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. Lớp 12:
Chương I: ESTE - LIPIT
1. Kiến thức:
a) Este: - Khái niệm, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế este.
- Đồng phân este
b) Lipit: Khái niệm lipit, chất béo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của chất béo
- Các đồng phân của chất béo;
2. Kỹ năng:	- Lập công thức phân tử, Viết công thức cấu tạo các đồng phân este, danh pháp các este, lập công thức các chất béo.
- Giải bài tập về phản ứng este hóa, phản ứng xà phòng hóa.
3. Phát triển năng lực: Năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng về hóa học.
4. Lưu ý:	- este của axit fomic có phản ứng tráng bạc.
	- este dạng RCOOC6H5 khi xà phòng hóa tạo 2 muối.
Chương II: CACBOHIDRAT.
1. Kiến thức: - Nắm công thức cấu tạo, tính chất hóa học của Glucozo, Ftuctozo, nắm công thức phân tử, t/c hóa học của Saccarozơ, tinh bột, Xenluzơ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng hóa học: Như phản ứng thủy phân của Saccarozơ, tinh bột, Xenlulozơ, phản ứng tráng bạc của Glucozơ, Fructozơ....
3. Phát triển năng lực:	- Năng lực nhận biết các chất Cacbohidrat.
	- Năng lực giải bài tập hóa học về phản ứng thủy phân.
Chương III: AMIN - AMINOAXIT - PROTEIN.
1. Kiến thức : Nắm được khái niệm Amin, Aminoaxit, Peptit, Protein, phân loại Amin.
Nắm vững t/c hóa học của Amin, aminoaxit, Peptit, Protein.
2. Kỹ năng : Kỹ năng phân loại amin, kỹ năng viết các đồng phân amin, kỹ năng viết các phương trình phản ứng trùng ngưng của aminoaxit, phản ứng thủy phân của Peptit, kỹ năng nhận biết các amino axit.
3. Phát triển năng lực : Phát triển các năng lực tư duy hóa học, xác định công thức cấu tạo các amin, aminoaxit, các peptit.
4. Lưu ý :	- Phân biệt amino, không no, amin thơm.
	- Chú ý các bài toán về a - Aminoaxit, peptit
CHƯƠNG IV : POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME.
1. Kiến thức :- Nắm khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý các Polime.
	 - Nắm được các phương pháp điều chế Polime.
	 - Nắm được các vật liệu Polime : Chất dẻo, tơ, cao su.
2, Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình phản ứng trùng hợp, trùng ngưng tạo Polime.
Rèn luyện giải được một số dạng bài tập về Polime thiên nhiên, Polime tổng hợp và Polime nhân tạo.
3. Phát triển năng lực :	- Năng lực nhận biết các Polime.
	- Năng lực viết các phương trình phản ứng.
- Năng lực tính toán hóa học.
	- Năng lực vận dụng vàothuc tiễn.
4. Lưu ý : Đặc điểm cấu tạo các Polime.
Chương V : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
1. Kiến thức :
- Nắm được vị trí các kim loại trong bảng tuần hoàn.
- Nắm được đặc điểm lớp Electron ngoài cùng các kim loại.
- Nắm được tính chất vật lý chung của các kim loại.
- Nắm vững tính chất hóa học chung của kim loại.
- Nắm dãy điện hóa của kim loại, quá trình điện phân, các trường hợp điện phân.
- Các khái niệm ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học, điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học.
- Các phương pháp chống ăn mòn kim loại.
- Nắm được nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, thủy luyện).
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí và cấu hình electron của nguyên tử, ion kim loại.
- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình phản ứng oxi hóa khử....
- Rèn luyện kỹ năng tính toán theo phương trình hóa học
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các định luật bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng, bảo toàn mol nguyên tố, bảo toàn mol electron 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng dãy điện hóa kim loại, vận dụng định luật fara đây về điện phân.
3. Phát triển năng lực : 
- Năng lực tư duy hóa học
- Năng lực vận dụng hóa học vào thực tiễn
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực thực hành hoá học.
4. Lưu ý : Chú ý làm nhiều bài tập về phản ứng oxi hóa khử liên quan đến kim loại.
Chương VI : KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM
1. Kiến thức :
- Nắm vị trí của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm trong bảng tuần hoàn
- Nắm cấu hình electron của kim loại kiềm, kiềm thổ
- Nắm vững tính chất hóa học chung của kim loại kiềm, kiềm thổ
- Nắm tính chất hóa học của nhôm
- Phương pháp điều chế kim loại, kiềm, kiềm thổ, nhôm
- Nắm tính chất hóa học một số hợp chất kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
- Biết được Al203; Al(OH)3 là hợp chất lưỡng tính
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng viết cấu hình electron
- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hóa học
- Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán học, kỹ năng nhận biết các chất
3. Phát triển năng lực : Năng lực tư duy hóa học, năng lực vận dụng vào thực tiễn
4. Lưu ý : 
- Chú ý viết các phương trình Ion rút gọn
- Chú ý các bài toán về hợp chất lưỡng tính của nhôm
Chương VII : SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG KHÁC
1. Kiến thức : Vị trí của Fe ; Cr ; Cu ; Zn ; Ag ; Ni ; Sn ; Au ; trong bảng tuàn hoàn
- Cấu hình electron trong nguyên tử của các kim loại Fe ; Cr ; Cu ; Ni ; Zn ; Ag ; Sn ; Au 
- Cấu hình electron của các Ion : Fe2+; Fe3+ ; Cu2+ ; Cu+ ; Cr2+ ; Cr3+ ; Ni2+ ; Zn2+ ; Ag+ ; Sn2+.
- Tính chất hóa học của các kim loại Fe ; Cr ; Cu ; Nn ; Zn ; Ag ; Ni ; Sn ; Pb ; Au.
- Tính chất hóa học của các hợp chất sắt (II), sắt (III) , Cu (II), Cr (II) , Cr (III) Crom có số oxi hóa +6.
- Nắm được phương pháp điều chế các kim loại Cr, Fe, Cu...
2. Kỹ năng : Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của các chất.
- Giải được các bài tập tính hàm lượng %, xác định tên kim loại
- Nhận biết được các Ion Fe2+ ; Fe3+ ; Cu2+ ; Cr2+ ; Cr3+ trong dung dịch
- So sánh được tính chất hóa học giữa các hợp chất cùng loại với nhau
- Sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng kim loại
3. Phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tư duy hóa học, năng lực tính toán, năng lực áp dụng vào thực tiễn
4. Lưu ý : Chú ý khai thác tính chất hóa học ứng với từng trạng thái oxi hóa của kim loại, rèn luyện viết phương trình ion rút gọn, rèn luyện giải các bài toán về oxi hóa khử.
Chương VIII : PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
1. Kiến thức
- Nắm được phương pháp nhận biết (thuốc, thử, hiện tượng, phương trình hóa học) các Cation, Na+, NH4+, Ca2+, Ba2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, Cr3+, Cu2+
- Nắm được phương pháp nhận biết (thuốc thử, hiện tượng, phương trình hóa học) các Anion N03-, S042- , C032-, Cl-, P043-
- Nắm được phương pháp nhận biết (thuốc thử, hiện tượng, phương trình hóa học) một số khí như S02, C02, NH3, H2S, Cl2, N0, N02
2. Kỹ năng:
- Tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét
- Phân biệt một số Cation và một số Anion bằng phương pháp hóa học
+ Chọn thuốc thử thích hợp, phân tích hiện tượng và dấu hiệu đặc trưng để nhận biết.
+ Trình bày sơ đồ nhận biết
- Phân biệt một số chất khí bằng phương pháp hóa học
3. Phát triển năng lực
Năng lực dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của phản ứng hóa học để nhận biết các chất
-Năng lực thực hành hoá học.
4. Lưu ý: 
- Trình bày cho được bài làm của một câu hỏi nhận biết
- Viết được các phương trình phản ứng
Chương IX. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
1. Kiến thức: Biết được ảnh hưởng của hóa học đến sự phát triển kinh tế như các nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến vấn đề năng lượng
- Ảnh hưởng của hóa học đến các vật liệu mới
- Biết được ảnh hưởng của hóa học đến vấn đề tiêu dùng, vấn đề sức khỏe của con người.
- Biết được vấn đề ô nhiễm môi trường và chống ô nhiễm môi trường
2. Kỹ năng: 
- Kỹ năng sử dụng hóa chất trong cuộc sống và kỹ thuật
- Kỹ năng chống ô nhiễm môi trường
- Kỹ năng bảo vệ chống ngộ độc thực phẩm
3. Phát triển năng lực:
- Năng lực vận dụng vào thực tiễn của hóa học
4. Lưu ý:
- Chú ý vấn đề chống ô nhiễm môi trường. Tích cực trồng cây xanh, chống nghiện hút, chống sử dụng nhiều về rượu, bia, thuốc lá
II. LỚP 10, LỚP 11
1. Lớp 10: Viết được cấu hình electron nguyên tử, ion.
- Nắm quy luật biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn
- Nắm các khái niệm trong phản ứng oxi hóa - khử, cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron.
- Tính chất của các Halogen, oxi, lưu huỳnh, hợp chất lưu huỳnh
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học
-Giải bài tập vận dụng các phương pháp đường chéo, bảo toàn khối lượng,tăng giảm khối lượng, bảo toàn mol nguyên tố , bảo toàn electron,...
2. Lớp 11: 
- Viết được các phương trình ion rút gọn
- Tính chất của HNO3, muối Nitrat, muối Amoni
- Tính chất của CO2, CO
-Giải bài toán hoá học bằng phương trình ion rút gọn.
- Các phản ứng đặc trưng của Hidro cacbon no, không no, thơm
- Tính chất hóa học, điều chế các hợp chất Ancol, Andehit, Axit hữu cơ
B. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
1. Đọc kỹ SGK, tìm hiểu thêm tài liệu tham khảo
2. Ôn lý thuyết, luyện giải bài tập theo từng bài học, từng chương, từng chủ đề từ dễ đến khó
3. Chú ý rèn luyện tư duy, phân tích, tổng hợp, suy diễn tổng quát, so sánh
4. Luyện kỹ từng phần, luyện đề thi thử
5. Sắp xếp thời gian học hợp lý, khoa học, hiệu quả kết hợp với nghỉ ngơi
C. KẾ HOẠCH ÔN TẬP
1. THỜI GIAN
Tháng 3/2016
- Ôn luyện theo chương
- Luyện tập theo chủ đề
- Làm đề thi thử
- Từng bước thanh toán chương trình
-Tập dượt thi thử THPT quốc gia theo đề thi thử của trườngTHPT Hương Khê.
Tháng 4/2016
- Ôn luyện theo chương
- Luyện tập theo chủ đề
- Làm đề thi thử
- Thanh toán chương trình
- Chú ý luyện tập nâng cao
- Hệ thống hoá 16 phương pháp giải nhanh toán hoá học .
Tháng 5/2016
- Ôn luyện theo chương
- Luyện tập theo chủ đề
- - Làm đề thi thử
- Chú ý luyện tập nâng cao
- Rèn luyện các bài tập khó
- Hệ thống hoá toàn bộ chương trình hoá học lớp 12 , xem lại một số phần ở lớp 11và lớp 10 như cấu hình electron, hệ thống tuần hoàn , các nhóm VIA,VIIA,,VA,IVA.
Tháng 6/2016
-Củng cố các kiến thức cơ bản ở lớp 12.
-Luyện tập thêm các bài tập có hình vẽ. 
- Trả lời các câu hỏi có vận dụng thực hành ,thực tiễn 
- Hoàn chỉnh các câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu (60%) ..
- Làm thêm các bài tập khó 
.- Làm thêm một số đề thi thử .
D. HƯỚNG DẪN HỌC CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
1. Đối với đối tượng chỉ thi tốt nghiệp
- Nắm kiến thức cơ bản đầy đủ, ôn luyện theo chương, theo chủ đề, luyện tập theo đề thi thử.
- Không mất thời gian vào những bài tập quá khó
2. Đối với đối tượng dự thi Đại học
- Nắm vững hệ thống kiến thức hóa học từ lớp 10 đến lớp 12
- Ôn luyện tốt theo chương, theo chủ đề, làm nhiều đề thi thử
- Làm nhiều bài tập định lượng có sử dụng phương pháp giải nhanh
-Cần tăng cường rèn luyện các bài tập vận dụng,vận dụng cao.
PHẦN HAI: HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1: ESTE - CHẤT BÉO
- Nêu khái niệm este,cách viết đồng phân,danh pháp
- Một số vấn đề cần lưu ý về cấu tạo của este như:
 + Trường hợp gốc R’ của este là C6H5
 + Gốc R’ có chứa nối đôi gần nhóm COO khi thủy phân tạo andehit hoặc xeton chứ không phải ancol
 + Tính chất đặc trưng của este là phản ứng thủy phân,viết được các phản ứng,gọi tên sản phẩm thu được.
- Nêu khái niệm chất béo,công thức tổng quát,cách gọi tên một số chất béo thường gặp
- Tính chất của chất béo,viết được phản ứng thủy phân chất béo
MỘT SỐ BÀI TẬP ÔN TẬP
Nhận biết và thông hiểu
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 3: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 4: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 5: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 6: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. C2H5COOH. 	B. HO-C2H4-CHO. 	C. CH3COOCH3. 	D. HCOOC2H5. 
Câu 7: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat.	B. metyl propionat.	C. metyl axetat.	D. propyl axetat.
Câu 8: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
A. metyl propionat.	B. propyl fomat.	C. ancol etylic.	D. etyl axetat.
Câu 9: Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH . 	B. CH3COOH.	C. CH3COOC2H5 .	D. CH3CHO .
Câu 10: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH.	B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 11: Este etyl fomat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. HCOOC2H5.	C. HCOOCH=CH2. 	D. HCOOCH3.
Câu 12: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 13: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5. 	B. CH3COOCH3 	C. C2H5COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
Câu 14: Este metyl acrilat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2.	C. CH2=CHCOOCH3.	D. HCOOCH3.
Câu 15: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2.	C. CH2=CHCOOCH3.	D. HCOOCH3.
Câu 16: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 17: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
 Vận dụng và vận dụng cao
Câu 18: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. n-propyl axetat. 	B. metyl axetat.	C. etyl axetat. 	D. metyl fomat.
Câu 19: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. 	B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. H-COO-CH3, CH3-COOH. 	D. CH3-COOH, H-COO-CH3.
Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
	Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH. 	B. CH3COOH, CH3OH. C. CH3COOH, C2H5OH.	D. C2H4, CH3COOH.
Câu 21: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-C(CH3)=CH2.	B. HCOO-CH=CH-CH3.	C. CH3COO-CH=CH2.	D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 22: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 23: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4. 	B. 6. 	C. 5. 	D. 3.
Câu 24: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. 	B. glixerol. 	C. ancol đơn chức. 	D. este đơn chức.
Câu 25: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 26: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 27: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.	
C. C15H31COONa và glixerol. 	D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 28: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 29: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là 
A. 50%	B. 62,5%	C. 55%	D. 75%
Câu 30:Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là
A. 13,8	B. 4,6	C. 6,975	D. 9,2
Câu 31: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là
A. 8,0g	B. 20,0g	C. 16,0g	D. 12,0g
Câu 32Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
A. C2H5COOC2H5.	B. CH3COOC2H5. 	C. C2H5COOCH3. 	D. HCOOC3H7.
Câu 33:Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ v (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị v đã dùng là
A. 200 ml.	B. 500 ml.	C. 400 ml.	D. 600 ml.
Câu 34:Trong phân tử este (X) no, đơn chức, mạch hở có thành phần oxi chiếm 36,36 % khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 35:(CĐ_07): Polivinyl axetat là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp 
A. C2H5COOCH=CH2 	B. CH2=CHCOOC2H5.	C. CH2=CHCOOCH3.	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 36:(CĐ_07): Este X không no, mạch hở có tỉ khối so với oxi bằng 3,125. Xà phòng hoá X thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 4	B. 2	C. 3	D. 5
Câu 37(CĐ_07): Cho hợp chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đung nóng thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là
A. CH3COOCH=CH2 B. HCOOCH=CH2.C. HCOOCH3.D. CH3COOCH=CH-CH3.
Câu 38(CĐ_08): Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C 4H6O4 + 2NaOH → 2Z + Y
	Để oxi hoá hết a mol Y thì cần hết 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là
A. 118 đvC	B. 44 đvC 	C. 82 đvC	D. 58 đvC
Câu 39(CĐ_09): Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3.	B. 2.	C. 4	D. 1.
Câu 40(CĐ_09): Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẳn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
Câu 41(ĐH_A_07): Mệnh đề không đúng là 
A. CH3CH2CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3 
B. CH3CH2CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo anđehit và muối 
C. CH3CH2CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2 
D. CH3CH2CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime
Câu 42 (ĐH_B_07): Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo panmitic và stearic, số loại trieste tạo ra tối đa là
A. 3 	B. 4 	C. 5 	D. 6
Câu 43 (ĐH_B_07): Thuỷ phân este có công thức C4H8O2 (xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy X là 
A. Ancol metylic 	B. Axit fomic 	C. etyl axetat	D. Ancol etylic
Câu 44 (ĐH_A_08): Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch brom, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
CHƯƠNG 2 CACBOHIĐRAT
 I. chuẩn kiến thức và kĩ năng ( HÓA 12 : CƠ BẢN )
1. GLUCOZƠ
Kiến thức 
Biết được :
- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat. 
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của glucozơ.
- Cấu trúc phân tử dạng mạch hở
Hiểu được : Tính chất hoá học của glucozơ :
+ Tính chất của ancol đa chức.
+ Tính chất của anđehit đơn chức.
+ Phản ứng lên men rượu.
Kĩ năng 
- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, của glucozơ, fructozơ.
- Dự đoán được tính chất hoá học dựa vào cấu trúc phân tử.
- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của glucozơ.
- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Giải các bài tập có nội dung liên quan đến hợp chất glucozơ, fructozơ
2. SACCAROZƠ.
TINH BỘT VÀ
XENLULOZƠ
Kiến thức
 Biết được :
 - Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
- Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.
Hiểu được : 
- Tính chất hoá học của saccarozơ (phản ứng của ancol đa chức, thuỷ phân trong môi trường axit).
- Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ : Tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với nước Svayde, với axit HNO3). 
Kĩ năng 
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt các dung dịch : Saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Giải các bài tập có nội dung liên quan về saccarozơ tinh bột và xenlulozơ.
II/ BÀI TẬP
 Nhận biết và thông hiểu
1. Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là:
A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
C. hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.
D. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
2. Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng?
A. 1 loại.	B. 2 loại.	C. 3 loại.	D. 4 loại.
 3. Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?
A. phản ứng với Na và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.
B. phản ứng với NaOH và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.
C. phản ứng với CuO và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.
D. phản ứng với Cu(OH)2 và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.
4. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.	
B. Metyl a - glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.
C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.	
D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
5. Các chất Glucozơ (C6H12O6), fomandehit (HCHO), axetandehit CH3CHO, Fomiatmetyl (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm – CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng:
A. CH3CHO 	B. HCOOCH3 	C. C6H12O6 	D. HCHO
6. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở:
A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n - hexan.	
B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc. 
C. Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO	
D. Khi có xúc tác enzim, dung dịch glucozơ lên men tạo rượu etylic 
7. Chất không tan được trong nước lạnh là :
A. saccazozo	B. Fructozo	C. Glucozo	D. Tinh bột
8. Cho các chất sau: glucozo; glixerol; saccazozo; tinh bột; axit axetic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là:
A. 5	B. 3	C. 4	D. 2
9. Đồng phân của glucozơ là
A.	saccarozơ	 B. Mantozơ	C. xenlulozơ 	D. fructozơ
10. Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?
A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
C. Còn có tên gọi là đường nho.
D. Có 0,1% trong máu người.
11. Khi nào bệnh nhân được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ (còn được gọi với biệt danh “huyết thanh ngọt”).
A. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu > 0,1%.
B. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu < 0,1%.
C. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu = 0,1%.
D. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu từ 0,1% ® 0,2%.
12.Tinh bột , Xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia pứ :
A Thuỷ phân 	B.Tráng gương	C. Trùng ngưng	D. Hoà tan Cu(OH)2
13.  Chất hữu cơ thuộc loại polisaccarit là    
A.  xenlulozơ.	B.  saccarozơ. 	C.  glucozơ. 	D.  fructozơ
14. Để xác định glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường người ta dùng 
A. axit axetic 	B. đồng (II) oxit	C. natri hiđroxit 	D. đồng (II) hiđroxit
15. Phản ứng khử glucozơ là phản ứng nào sau đây ?
A. Glucozơ + H2/Ni , to. 	B. Glucozơ + Cu(OH)2.
C. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH.	D. Glucozơ etanol. 
16. Phản ứng chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau là
A. phản ứng với Cu(OH)2.	B. phản ứng tráng gương.
C. phản ứng với H2/Ni. to.	D. phản ứng với kim loại Na.
17. Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là
A.AgNO3/ NH3.	B. Cu(OH)2.	C. dung dịch Br2.	D. H2.
18. Sobit (sobitol) là sản phẩm của phản ứng
A. khử glucozơ bằng H2/Ni, to.	B. oxi hóa glucozơ bằng AgNO3/NH3.
C. lên men rượu etylic.	D. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. 
19. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2/Ni, to.	B. Cu(OH)2.	C. dung dịch brom.	D. AgNO3/NH3.
20. Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất của nhóm andehit	B. Tính chất poliol
C. Tham gia phản ứng thủy phân	D. Lên men tạo rượu etylic
21. Để chứng minh glucozơ có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức andehit của glucozơ?
A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.	B. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.
C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.	D. Khử glucozơ bằng H2/Ni
, t0.	
 Vận dụng và vận dụng cao	
22. Có bốn lọ mất nhãn chứa: Glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên ?
A. AgNO3/NH3	B. Na kim loại.	C. Cu(OH)2 	D. Nước brom.
23. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc nóng .Để có 59,4 kg Xenlulozơ trinitrat ,cần dùng dd chứa m kg axit nitric (hiệu suất pứ đạt 90%).giá trị của m là : 
A.30 kg 	B. 42 kg 	C. 41 kg 	D.10 kg
24. Cho glucozơ lên men tạo thành ancol, khí CO2 tạo thành được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50g kết tủa, biết hiệu suất lên men là 80%, khối lượng ancol thu được là:
A. 23,0g.	B. 18,4g.	C. 27,6g.	D. 28,0g.
25. Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 400 thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%.
A. 3194,4 ml	B. 2785,0 ml	C. 2875,0 ml	D. 2300,0 ml
26. Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ. 
A. 2,16 gam 	B. 10,80 gam	C. 5,40 gam 	D. 21,60 gam
27. Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Tính a.
A. 13,5 gam	B. 15,0 gam	C. 20,0 gam	D. 30,0 gam
28. chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là ?
A.saccarozơ 	B. Xenlulozơ 	C.fructozơ 	D.Tinh bột 
29. Cho 11,25g glucozơ lên men rượu thoát ra 2,24 lít CO2 đkc .hiệu suất của quá trình lên men là : 
A. 80% 	B. 85%	C. 75 % 	D. 70%
30. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực	B. Tráng gương, tráng phích
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic 	D. Nguyên liệu sản xuất PVC 
31. Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là
A. Đều có trong củ cải đường
B. Đều tham gia phản ứng tráng gương
C. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh 
D. Đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”
32. Câu nào sai trong các câu sau:
A. Không thể phân biệt mantozơ và đường nho bằng cách nếm
B. Tinh bột và xenlulozơ không tham gia phản ứng tráng gương vì phân tử đều không chứa nhóm chức – CH=O
C. Iot làm xanh tinh bột vì tinh bột có cấu trúc đặc biệt nhờ liên kết hidro giữa các vòng xoắn amilozơ hấp thụ iot.
D. Có thể phân biệt mannozơ với saccarozơ bằng phản ứng tráng gương
33. Chất lỏng hoà tan được Xenlulozơ là ?
A. Benzen 	B. Nước Svayde 	C. Etanol 	D. Ete
34. Cho các chất: Saccarozơ, glixerol, glucozơ, Tinh bột. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là?
A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
35. Qua nghiên cứu phản ứng este hoá xenlulozơ người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) có
A. 5 nhóm hiđroxyl 	B. 3 nhóm hiđroxyl 	C. 4 nhóm hiđroxyl	D. 2 nhóm hiđroxyl
36. Câu nào đúng trong các câu sau: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
A. Công thức phân tử	B. tính tan trong nước lạnh	
C. Cấu trúc phân tử	D. phản ứng thuỷ phân
37. Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là
A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n.	B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n. 
C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n. 	D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.
38. Khối lượng saccarozơ cần để pha 500 ml dung dịch 1M là:
A. 85,5 gam	B. 171 gam	C. 342 gam 	D. 684 gam 
39. Khi thuỷ phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là
A. fructozơ	B. glucozơ 	C. saccarozơ	D. mantozơ
40. Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. Saccarozơ 	B. Tinh bột 	C. Glucozơ	D. Xenlulozơ 
41. Cho chất X vào dung dịch AgNO3 trong amoniac, đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng bạc. Chất X có thể là chất nào trong các chất sau đây?
A. Glucozơ	B. Fructozơ 	C. Axit fomic	D. Saccarozơ
42.Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ.
A. 10,80 gam	B. 2,16 gam	C. 5,40 gam	D. 21,60 gam
43. Dùng 340,1 kg xenlulozơ và 420 kg HNO3 nguyên chất có thể thu được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%?
A. 0,75 tấn 	B. 0,6 tấn	C. 0,5 tấn	D. 0, 85 tấn
44. Khử glucozơ bằng hidro để tạo socbitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam socbitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam 	B. 22,5 gam	C. 1,44 gam 	D. 14,4 gam
45. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg Xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và axit nitric với hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96% (d = 1,52 g/ml) cần dùng là
A. 14,390 lít 	B. 1,439 lít	C. 15,000 lít 	D. 24,390 lít
46. Thủy phân 1kg saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 76%. Khối lượng các sản phẩm thu được là:      
A. 0,5 kg glucozơ và 0,5 kg frutozơ      	B. 0,4 kg glucozơ và 0,4 kg frutozơ      
C. 0,6 kg glucozơ và 0,6 kg frutozơ       	D. 0,3 kg glucozơ và 0,3 kg frutozơ 
47. Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng?
A. Xenlulozơ dưới dạng tre, gỗ,nứa, ... làm vật liệu xây, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy, ...
B. Xenlulozơ được dùng làm một số tơ tự nhiên và nhân tạo.
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic
D. Thực phẩm cho con người.
ĐÁP SỐ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
B
C
D
D
C
D
D
C
D
C
B
A
A
D
A
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
C
C
A
C
C
C
C
B
A
C
D
B
C
A
D
31
32
33
34
35
36

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG_DAN_ON_THI_THPTQGHOA_HOC.doc