Hướng dẫn ôn Hóa hữu cơ lớp 12 THPT

doc 16 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1457Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn Hóa hữu cơ lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn Hóa hữu cơ lớp 12 THPT
HD ôn hóa hữu cơ lớp 12 THPT ( chương I, II, III, IV)
CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. ESTE
- Đặc điểm cấu tạo phân tử: RCOOR’
- Viết công thức cấu tạo các đồng phân este:
 	 Este no, đơn chức (CnH2nO2): số đồng phân: 2n-2 (1<n<5)
- Danh pháp (gốc – chức): tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO + “at”
- Là chất lỏng hoặc rắn, nhẹ hơn nước, có mùi thơm, rất ít tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp (do không tạo liên kết hiđro).
- Phản ứng thủy phân este:
 trong axit: C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
 	 etyl axetat
 trong kiềm: CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
- Điều chế: Đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có axit H2SO4 đặc làm xúc tác (phản ứng este hoá).
 RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O 
II. LIPIT
- Công thức cấu tạo chung của chất béo:
(trong đó là gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau)
Thí dụ:	(C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin) ;
(C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein) ;
(C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin).
- Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, có tổng só nguyên tử cacbon là số chẵn (thường từ 12C.đến 24C).
 - Thuỷ phân:
 tristearin 	 axit stearic glixerol
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
B1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa.
B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
D. Este chỉ bị thủy phân trong môi trường axit.
Câu 2: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 2 ml etylaxetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, thêm vào ống thứ hai 2 ml NaOH 30%. Lắc đều cả 2 ống nghiệm.Lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong 5 phút. Hiện tượng thu được sẽ là:
A. Ở ống nghiệm 1, chất lỏng phân thành 2 lớp; ở ống nghiệm 2 chất lỏng thành đồng nhất.
B. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều phân thành 2 lớp.
C. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều trở thành đồng nhất.
D. Ở ống nghiệm 1 chất lỏng thành đồng nhất; ở ống nghiệm 2 chất lỏng phân thành 2 lớp.
Câu 3: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COC2H5; 
(5) CH3CH(COOCH3)2; (6) HOOCCH2CH2OH; (7) CH3OOC – COOC2H5. 
Những chất thuộc loại este là
 A. (1), (2), (3), (4), (5), (6)	B. (1), (2), (3), (5), (6), (7) 
 C. (1), (2), (3), (5), (7) 	D. (1), (2), (3), (6), (7)
Câu 4: Chỉ ra câu nhận xét đúng:
A. Este của axit cacboxylic thường là những chất lỏng khó bay hơi.
B. Este sôi ở nhiệt độ thấp hơn so với các axit cacboxylic có cùng số cac bon.
C. Các este đều nặng hơn nước, khó tan trong nước.
D. Các este tan tốt trong nước, khó tan trong dung môi hữu cơ.
Câu 5:Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH2O. X tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của X là:
 A. HOCH2CH2COOH	 B. HOOC-CH3	C. HCOOCH3	D. OHC-CH2OH
B2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 6: Khi thủy phân vinyl axetat trong môi trường a xit thu được
A. axit axetic và ancol vinylic. 	B. axit axetic và anđehit axetic.
C. axit axetic và ancol etylic. 	D. axit axetat và ancol vinylic. 
Câu 7: Khi thủy phân một triglyxerit thu được Glixerol và muối của các axit stearic, oleic, panmitic. Số CTCT có thể có của triglyxerit là: 
 A. 6. 	 	B. 15. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no đơn chức thì thể tích khí CO2 sinh ra luôn bằng thể tích khí O2 cần cho phản ứng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tên gọi của este đem đốt là:
A. etyl axetat	 B. metyl fomat	C. metyl axetat	D. propyl fomat
Câu 9: Xà phòng hóa hoàn toàn một hợp chất có công thức C10H14O6 trong lượng dư dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp gồm 3 muối (không có đồng phân hình học) và glixerol. Công thức của 3 muối lần lượt là:
	A. CH2=CH-COONa, HCOONa, CHC-COONa.
 B. CH3-COONa, HCOONa, CH3-CH=CH-COONa.
 C. HCOONa, CHC-COONa, CH3-CH2-COONa.	
 D. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa, HCOONa
Câu 10: X là este tạo từ ancol no đơn chức mạch hở và axit hữu cơ no mạch hở. X không tác dụng với Na. Trong phân tử X có chứa 2 liên kết p. Hãy cho biết công thức chung nào đúng nhất với X ?
A. CnH2n-4O4	B. CnH2n-2O4	C. R(COOR’)2	D. CnH2n(COOCmH2m+1)2
B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 12: Cho 4,4g este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,8g muối natri. Công thức cấu tạo của E có thể là 
A. CH3COOCH3 B. C2H5COOCH3	C. CH3COOC2H5	D. HCOOC2H5
Câu 13: Hiđro hoá hoàn toàn m(gam) triolein (glixerol trioleat) thì thu được 89gam tristearin (glixerol tristearat). Giá trị m là
A. 84,8gam	B. 88,4gam	C. 48,8gam	D. 88,9gam
Câu 14: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B hơn kém nhau một nhóm -CH2- Cho 6,6g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M thu được 7,4g hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo chính xác của A và B là 
 	A. CH3-COOC2H5 và H-COOC2H5 	B. CH3-COO-CH=CH2 và H-COO-CH=CH2
C. CH3-COOC2H5 và CH3-COOCH3 	D. H-COOCH3 và CH3-COOCH3
Câu 15: Cần bao nhiêu tấn chất béo chứa 85% tristearin để sản xuất được 1,5 tấn xà phòng chứa 85% natri stearat (về khối lượng). Biết hiệu suất thuỷ phân là 85%
A. 1,500 tấn	B. 1,454 tấn	C. 1,710 tấn	D. 2,012 tấn
B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 16: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là 
	A. 3. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 2.
Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là 
	A. 4,05. 	B. 8,10. 	C. 18,00. 	D. 16,20. 
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
	A. 8,88. 	B. 10,56. 	C. 6,66. 	D. 7,20.
Câu 19: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là 
	A. 32,36 gam. 	B. 31,45 gam.	C. 30 gam.	D. 31 gam
Câu 20: Chất X có công thức phân tử là C10H`10O2. Đun nóng X trong dd NaOH thu được 2 muối đều có phân tử khối > 100. Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu đồng phân thỏa mãn cho X.
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
C. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
A
C
B
C
B
C
B
D
D
C
B
B
D
C
C
B
A
D
B
CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. GLUCOZƠ
- Cấu tạo phân tử của Glucozơ:
 	 6 	 5 4 	 3 	 2 1
 CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O
- Tính chất hh:
+ Tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam,
+ Phản ứng tráng bạc ở nhiệt độ cao, H2
(
 	 sobitol
- Phản ứng lên men: 
- Cấu tạo phân tử của Frutozơ: Tính chất tương tự như glucozơ
6 	 5 	 4 	 3 2 1
 CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2OH
Lưu ý: 
II. SACCAROZƠ - TINH BỘT VÀ XEN LULOZƠ
1. SACCAROZƠ:
- Tính chất của ancol đa chức hợp chất màu xanh lam
- Thuỷ phân: C12H22O11 + H2O 2C6H12O6
2. TINH BỘT: 
- Thuỷ phân: 
- Tinh bột màu xanh tím
3. XENLULOZƠ:
- Tính chất của ancol đa chức hợp chất màu xanh lam
- Thuỷ phân: 
- Tác dụng với HNO3:
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
B1. CẤP ĐỘ BIẾT 
Câu 1: Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không đúng ?
A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n-hexan, chứng tỏ glucozơ có 6 nguyên tử cacbon tạo thành một mạch dài không phân nhánh.
B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc, do phân tử glucozơ có nhóm –CHO
C. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH ở vị trí kề nhau.
D. Trong phân tử glucozơ có nhóm -OH có thể phản ứng với nhóm -CHO cho các dạng cấu tạo vòng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
 A. Fructozơ tồn tại ở dạng rắn, vòng 5 cạnh ở trạng thái tinh thể. 
 B. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được amoni gluconat.
 C. Metyl glucozit có thể chuyển được từ dạng mạch vòng sang dạng mạch hở. 
 D. Khử glucozơ bằng H2 thu được sobitol.
Câu 3: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch),đó là loại đường nào?
 A. Glucozơ	B. Mantozơ 	C. Saccarozơ 	D. Fructozơ 
Câu 4: Nhận xét nào sau ðây không đúng về tinh bột?
A. Là chất rắn màu trắng, vô định hình.	
B. Có phản ứng tráng bạc.
C. Là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin.	
D. Thủy phân hoàn toàn cho glucozơ.
Câu 5: Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là
 A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n.	B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n. 	
 C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n. 	 	D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.
B2. CẤP ĐỘ HIỂU 
Câu 6: Cho một số tính chất : có dạng sợi (1) ; tan trong nước (2) ; tan trong nước Svayde (3) ; phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4) ; tham gia phản ứng tráng bạc (5) ; bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là 
 A. (2), (3), (4) và (5)	B. (1), (3), (4) và (6)	 
 C. (3), (4), (5) và (6)	D. (1), (2), (3) và (4).
Câu 7: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
A. Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân.	B. Độ tan trong nước.
C. Thành phần phân tử.	D. Cấu trúc mạch phân tử.
Câu 8: Giữa Saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là:
A. Ðều được lấy từ củ cải đường.	 
B. Ðều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt”
C. Ðều bị oxi hóa bởi dd Ag2O/NH3.	
D. Ðều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dd màu xanh lam.
Câu 9: Cho một số tính chất: 
(1) là polisaccarit.
(2) là chất kết tinh, không màu.
(3) khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ.	 
(4) tham gia phản ứng tránggương.
(5) phản ứng với Cu(OH)2.
Các tính chất của saccarozõ là
A. (3), (4), (5).	B. (1), (2), (3), (4).	C. (1), (2), (3), (5).	D. (2), (3), (5).
Câu 10: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
	A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột, mantozơ 
	B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ,mantozơ	
	C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ,tinh bột	 
	D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ, mantozơ
B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Để phân biệt được dung dịch của các chất: glucozơ, glixerol, etanol, formanđehit, chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. Cu(OH)2/ OH-	B. [Ag(NH3)2]OH 	C. Nước brom	D. Kim loại Na
Câu 12: Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủA. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. giá trị của m là
A. 400	B. 320 	C. 200	D. 160
Câu 13: Cho Xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (H2SO4 là xúc tác) thu được 11,10 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat và 6,60 gam axit axetic. Thành phần phần % theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là
A. 76,84%; 23,16%.	B. 70,00%; 30,00%.	
C. 77,84%; 22,16%.	D. 77,00%; 23,00%.
Câu 14: Khối lượng glucozơ cần dùng dể tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là:
 A. 2,25 gam.	B. 1,44 gam. 	C. 22,5 gam. 	D. 14,4 gam.
Câu 15: Khối lượng đồng (II) hiđroxit phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9 gam glucozơ là:
 A. 1,225 gam. 	B. 4,9gam. 	C.10,80 gam 	D. 21,6 gam.
B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO 
Câu 16: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và đều làm mất màu nước brom là
 A. glucozơ, etilen, anđehit axetic, fructozơ.B. axetilen, glucozơ, etilen, anđehit axetic.
 C. axetilen, glucozơ, etilen, but-2-in.	D. propin, glucozơ, mantozơ, vinylaxetilen.
Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng:
Tinh bột A B D E
Chất E trong sơ đồ phản ứng trên là:
A. Cao su Buna
B. Buta-1,3-đien
C. axit axetic
D. polietilen
Câu 18: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 594 g xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là 
A. 324,0 ml	B. 657,9 ml	C. 1520,0 ml	D. 219,3 ml
Câu 19: Thuỷ phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Nếu hiệu suất mỗi giai đoạn là 80% thì giá trị m là
A. 949,2 	B. 607,6	C. 1054,7	D. 759,4 
Câu 20: Thủy phân dung dịch chứa 34,2 gam mantozơ một thời gian. Lấy toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 31,32 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân mantozơ là 
 A. 50%	B. 72,5%	C. 55,5%	D. 45%
C. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
C
A
B
B
B
D
D
D
B
A
B
C
A
B
D
A
D
A
B
CHƯƠNG 3: AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. AMIN
- Bậc của amin: amin bậc một, bậc hai, bậc ba. Thí dụ:
CH3CH2CH2NH2
CH3CH2NHCH3
(CH3)3N
Amin bậc một
Amin bậc hai
Amin bậc ba
Danh pháp: tên gốc hiđrocacbon + ”amin”
Bảng 3.1. Tên gọi của một số amin
Hợp chất
Tên gốc (chức
Tên thay thế
Tên thường
CH3NH2
C2H5NH2
CH3CH2CH2NH2
CH3CH(NH2)CH3
H2N[CH2]6NH2
C6H5NH2
C6H5NHCH3 C2H5NHCH3
Metylamin
Etylamin
Propylamin
Isopropylamin
Phenylamin
Metylphenylamin
Etylmetylamin
Metanamin
Etanamin
Propan – 1-amin
Propan – 2-amin
Hexan-1,6-điamin
Benzenamin
N-Metylbenzenamin
N-Metyletan-1-amin
Hexametylenđiamin
Anilin
N-Metylanilin
N-Metyletanamin
- Tính chất hoá học:
 Tính bazơ: amin thơm < NH3 < ankyl amin
 CH3NH2 + HCl ( [CH3NH3]+Cl–
 Phản ứng với a xit nitrơ C2H5NH2 + HONO ( C2H5OH + N2(+H2O
 Thế ở nhân thơm:
II. AMINOAXIT
- CTPT: (H2N)xR(COOH)y ; (x, y 1)
- Tên thay thế: axit + vị trí nhóm NH2 + ” amino” + tên axit tương ứng.
- Tên hệ thống: axit + chữ cái () chỉ vị trí nhóm NH2 + ” amino” + tên axit tương ứng.
Công thức
Tên thay thế
Tên bán
hệ thống
Tên thường
Kí hiệu
Axit aminoetanoic
Axit aminoaxetic
Glyxin
Gly
Axit
2-aminopropanoic
Axit 
a-aminopropionic
Alanin
Ala
Axit 2-amino-3-
-metylbutanoic
Axit 
a-aminoisovaleric
Valin
Val
Thêm công thức
Axit 2-amino-3(4-
-hiđrophenyl)
propanoic
Axit
amino-(p-
-hiđroxiphenyl)
propionic
Tyrosin
Tyr
Axit 
2-aminopentan-1,5-
-đioic
Axit 
a-aminoglutaric
Axit glutamic
Glu
Axit-2,6-điamino hexanoic
Axit điaminocaproic
Lysin
Lys
- Tính chất hóa học: 
 Tính lưỡng tính: H2N – CH2 – COOH + HCl ( ClH3NCH2COOH
 H2N – CH2 – COOH + NaOH (H2N – CH2 – COONa + H2O
 Este hoá: H2NCH2COOH + C2H5OH NH2CH2COOC2H5 + H2O
 với HNO2: H2NCH2COOH + HNO2 HOCH2COOH + N2( + H2O
 trùng ngưng: nH2NCH2COOH ( HNCH2CO )n + nH2O 
 Tính axit- bazơ: (H2N)xR(COOH)y ; x > y: quì tím → xanh
 x = y: quì tím không chuyển màu 
 x < y: quì tím → đỏ
III. PEPTIT VÀ PROTEIN
- Liên kết peptit: -CO-NH-
- Loại peptit = số amino axit tạo nên nó.
- Số liên kết peptit = số amino axit tạo nên nó - 1.
VD: tripeptit tạo nên từ 3 amino axit
 Số lk peptit = 3 – 1 = 2
- Cách gọi tên:
 Glyxyl alanylleuxin (Gly-Ala-Val)
- Tính chất: 
 Bị đông tụ (t0, bazơ, axit, muối)
 Thuỷ phânpepit ngắn hơnamino axit
 Phản ứng màu biure hợp chất màu tím.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
B1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?
A. Metyl -,etyl -,đimetyl-,trimeltyl – là chất khí, dễ tan trong nước.
B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.
D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng.
Câu 2: Khi thủy phân polipeptit sau:
	H2N-CH2-CO-NH-CH—CO-NH-CH — CO-NH- CH- COOH
	 CH2COOH CH2-C6H5 CH3
Số amino axit khác nhau thu được là
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 3: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X? 
A. Val-Phe-Gly-Ala.	B. Ala-Val-Phe-Gly.
C. Gly-Ala-Val-Phe. 	D. Gly-Ala-Phe-Val. 
Câu 4: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? 
	A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
	B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit. 
	C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit. 
	D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 5: Điều nào sau đây SAI?
A. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ tím đổi màu.
B. Các amino axit đều tan được trong nước.
C. Khối lượng phân tử của amino axit gồm một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH luôn là số lẻ.
D. Hợp chất amino axit có tính lưỡng tính.
B2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 6: Các chất sau được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần:
A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3
B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3, C2H5NH2
C. NH3, C6H5NH2, CH3NH2, CH3NHCH3
D. NH3, C2H5NH2, CH3NHC2H5, CH3NHCH3
Câu 7: Cho các dung dịch của các hợp chất sau: NH2-CH2-COOH (1) ; ClH3N-CH2-COOH (2) ; NH2-CH2-COONa (3); NH2-(CH2)2CH(NH2)-COOH (4) ; HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH (5). 
Các dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là
A. (1), (3)	B. (3), (4) C. (2), (5) 	D. (1), (4).
Câu 8: C4H11N có số đồng phân amin bậc 1 là
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 9: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit?
	A. 1 chất. 	B. 2 chất. 	C. 3 chất. 	D. 4 chất. 
Câu 10: Dung dịch metylamin có thể tác dụng với chất nào sau đây: Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, quỳ tím.
	A. FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, Na2CO3.	 
 B. Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng.
	C. FeCl3, quỳ tím, H2SO4 loãng, CH3COOH	 
 D. Na2CO3, H2SO4 loãng, quỳ tím
B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic và lòng trắng trứng ta dùng:
A. NaOH	B. AgNO3/NH3	C. Cu(OH)2/OH-	D. HNO3
Câu 12: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
 A. Dung dịch NaOH	B. Giấy quỳ tím
 C. Dung dịch phenolphtalein	D. Nước brom
Câu 13: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là 
A. C3H5N 	B. C3H7N 	C. CH5N 	D. C2H7N
Câu 14: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức của X là
A. H2N-C3H6-COOH.	 	B. H2N-C2H4-COOH. 
C. H2NC3H5(COOH)2. 	D. (NH2)2C3H5COOH.
Câu 15: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là 
 A. 100 ml 	B. 150 ml 	C. 200 ml 	D. 250 ml
B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm NH3, CH5N, C2H7N biết số mol NH3 bằng số mol C2H7N đem đốt cháy hoàn toàn thu được 20,16 lit CO2(đktc) và x mol H2O. Vậy giá trị của m và x là
 A. 13,95g và 16,20g	B. 16,20g và 13,95g 
 C. 40,50g và 27,90g	D. 27,90g và 40,50g
Câu 17: Hợp chất hữu cơ X là este tạo bởi axit glutamic (axit a- amino glutaric) và một ancol bậc nhất. Để phản ứng hết với 37,8 gam X cần 400 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. C2H3(NH2)(COOCH2- CH3)2 	B. C3H5(NH2)(COOCH2- CH2- CH3)2
	C. C3H5(NH2)(COOH)(COOCH2- CH2- CH3)	D. C3H5NH2(COOH)COOCH(CH3)2
Câu 18: Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí metan. CTCT phù hợp của X là 
A. CH3COOCH2NH2 	B. C2H5COONH4 
C. CH3COONH3CH3 	D. Cả A, B, C 
Câu 19: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,50.	B. 0,65.	C. 0,70.	D. 0,55.
Câu 20: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của M là 	
	A. 51,72	B. 54,30	C. 66,00	D. 44,48
C. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
D
D
D
A
A
C
C
D
C
C
D
C
C
A
D
C
C
B
A
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. POLIME:
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Gọi tên: poli+ tên monome
VD: poli etilen
 -CH2-CH2-: mắt xích
 n: hệ số polime hoá 
.
 polime trùng ngưng
- Phân loại: polime tổng hợp polime trùng hợp
 polime bán tổng hợp: xenlulozơ trinitrat, tơ visco,...
 polime thiên nhiên: cao su, xenlulozơ,... 
- Cấu trúc: Mạch có nhánh: amilozơ
 Mạch không nhánh: amilopectin, glicogen
 Mạch không gian: cao su lưu hoá, nhựa bakelit
Phương pháp điều chế: 
 Trùng ngưng: 
 Trùng hợp: 
II. VẬT LIỆU POLIME:
1. Chất dẻo:
- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. 
	- Một số polime dùng làm chất dẻo:
 	* Polietilen (PE)
PE dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng,
* Poli(vinyl clorua), (PVC)
PVC là chất vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa, da giả,..
 	* Poli(metyl metacrylat)
- Từ bằng phản ứng trùng hợp :
(metyl metacrylat) Poli(metyl metacrylat)
- Dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas (xem tư liệu).
* Poli(phenol-fomanđehit) (PPF)
PPF có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit.
2. Tơ : 2 loại tơ thiên nhiên
 Tơ hoá học tơ tổng hợp
 Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo.
3. Cao su : 2 loại cao su thiên nhiên
 cao su tổng hợp 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
B1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1 : Khái niệm đúng về polime là
A. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử lớn
B. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử có phân tử khối nhỏ hơn
C. Polime là sản phẩm duy nhất của phản trùng hợp hoặc trùng ngưng
D. Polime là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành 
Câu 2 : Trong các chất sau đây chất nào không phải là polime
A. Tri stearat glixerol	 B. Nhựa bakelit	 C. Cao su	D. Tinh bột
Câu 3 : Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo là:
A. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron.	B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ visco và tơ nilon-6,6.	D. Tơ visco và tơ axetat.
(CH2 - CH=CH-CH2-CH2-CH)n
C6H5
Câu 4: Chất có công thức cấu tạo sau được tạo thành từ phản ứng 
A. CH3-CH=CH-CH3 và CH2=CH-C6H5 	B. CH2=CH2 và CH2=CH-CH2-CH2-C6H5
C. CH2=CH-CH3 và CH2=CH-CH2-C6H5 D. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-C6H5
Câu 5 : Tơ nilon – 6,6 là:
A. Hexaclo xiclohexan 	B. Poliamit của axit ađipic và hexametylendiamin 
C. Poliamit của - aminocaproic 	D. Polieste của axit ađipic và etylenglycol
B2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 6: Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
A. amilozơ	B. glicogen	C. cao su lưu hóa 	 D. xenlulozơ 
Câu 7: Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 1. X là polime nào dưới đây?
A. Polipropilen	 	B. Tinh bột 
C. Polivinyl clorua (PVC)	D. Polistiren (PS)
Câu 8: Để giặt áo len (lông cừu) cần dùng loại xà phòng có tính chất nào dưới đây?
 A. Xà phòng có tính bazơ B. Xà phòng có tính axit 	
 C. Xà phòng trung tính	 D. Loại nào cũng được
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. PVA bền trong môi trường kiềm khi đun nóng
B. Tơ olon được sản xuất từ polome trùng ngưng.
C. Tơ nilon -6 được điều chế bằng phản ứng đồng trùng ngưng hexametylen điamin với axit ađipic.
D. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrylonitrin được cao su buna-N.
Câu 10: Nhóm các vật liệu polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. Cao su buna-S, tơ lapsan, tơ axetat	B. Tơ enang, thuỷ tinh hữu cơ, PE
C. Poli(vinyl clorua), nhựa rezol, PVA	D. Polipropilen, tơ olon, cao su buna
B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X là
A. C3H4O2	B. C10H14O7 	C. C12H14O7	D. C12H14O5
Câu 12: Cho các polime: polietilen (1), poli(metylmetacrilat) (2), polibutađien (3), polisitiren(4), poli(vinylaxetat) (5); tơ nilon-6,6 (6).Trong các polime trên các polime bị thủy phân trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm là:
A. (1),(4),(5),(3)	B. (1),(2),(5);(4)	C. (2),(5),(6),	D. (2),(3),(6);
Câu 13: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 u và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 u. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152 	 B. 113 và 114 	 	C. 121 và 152	D. 121 và 114
Câu 14: Khi trùng ngưng a gam axit aminoaxetic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit dư người ta còn thu được m gam polime và 2,88 gam nước. Giá trị của m là
A. 7,296 gam 	B. 11,40 gam 	C. 11,12 gam 	D. 9,120 gam
Câu 15: Từ 15kg metyl metacrylat có thể điều chế được bao nhiêu gam thuỷ tinh hữu cơ có hiệu suất 90%?
A. 13500n (kg)	B. 13500 g 	C. 150n (kg)	D. 13,5 (kg)
B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 16: Phản ứng nào sau đây mạch polime bị thay đổi?
A. Cao su Isopren + HCl 	B. PVC + Cl2 
C. PVA + NaOH 	D. Nhựa Rezol 
Câu 17: Một loại cao su thiên nhiên đã được lưu hóa có chứa 2,05% lưu huỳnh về khối lượng. Hỏi cứ bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua -S-S-, giả thiết rằng S đã thay thế nguyên tử H ở nhóm metylen trong mạch cao su?
	A. 46.	B. 47.	C. 45.	D. 23.
Câu 18: Đem trùng hợp 10,8 gam buta-1,3-đien thu được sản phẩm gồm caosu buna và buta-1,3-đien dư. Lấy 1/2 sản phẩm tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư thấy 10,2 g Br2 phản ứng.Vậy hiệu suất phản ứng là
A. 40% B. 80% C. 60%	 D.79%
Câu 19: PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ sau:
	CH4 (C2H2 (CH2 = CHCl (PVC.
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy để điều chế 1 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chứa 100% metan về thể tích):
	A. 1792 m3.	B. 2915 m3.	 C. 3584 m3.	D. 896 m3.
Câu 20: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien: stiren) trong loại polime trên là 
A. 1: 1.	B. 1: 2. C. 2: 3. 	D. 1: 3.
C. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
A
D
D
B
C
A
C
D
D
B
C
C
D
B
C
A
B
C
B
Xem tiếp phần hóa vô cơ ( chương 5 – 9) cùng trang violet này

Tài liệu đính kèm:

  • docHD ôn hóa hữu cơ lớp 12 THPT.doc