Đề thi thử chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia môn: Hóa Học

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1886Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia môn: Hóa Học
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG IV ĐỀ THI THỬ CHUẨN BỊ CHO KÌ THI THPT QUỐC GIA
 TỔ : HÓA – SINH MÔN : HÓA HỌC. MÃ ĐỀ 001
 (Thời gian làm bài 90 phút) 
Cho: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; 
K = 39 ; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108. Cr = 52; Ba=137; Ca=40
Câu 1: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 2: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A.Mg, Zn, Cu B. Fe, Cu, Ag C. Al, Fe, Cr D. Ba, Ag, Au
Câu 3: Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ là
Ag và Fe3+ B. Zn và Ag+ C. Ag và Cu2+ D. Zn và Cu2+
Câu 4: Kim nào sau đây là kim loại kiềm? A.Zn 	B. Al 	C. Na	D. Cu
Câu 5: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là
	A. nhiệt phân MgCl2.	 B. điện phân dung dịch MgCl2.
	C. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. D. điện phân MgCl2 nóng chảy
Câu 6: Ứng dụng không phải của kim loại kiềm là 
A.Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B.Điều chế kim loại kiềm hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt kim loại. 
C.Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
D.Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ. 
Câu 7: Dùng quỳ tím thì có thể phân biệt 2 dung dịch nào trong các cặp dung dịch sau ?
A.Na2CO3, K2CO3	B. NaCl, KCl 	C. NaCl, Na2CO3 	D. NaCl, KNO3 
Câu 8: Hòa tan 4,6 gam một kim loại kiềm vào 200 ml nước thu được 204,4 g một dung dịch kiềm. Kim loại kiềm đó là A.Li 	B. Na 	C. K 	D. Rb
Câu 9: Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là 	A. 2,24.	B. 3,36.	C. 6,72	D. 4,48.
Câu 10: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là A.9.	B. 14.	C. 18.	D. 20.
Câu 11: Metylacrylat có công thức là
	A. C3H7COOCH3.	B. C2H3COOH.	C.C2H3COOCH3.	D. C2H5COOCH3
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metyl amin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 1,12.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 2,24.
Câu 13: Kết tủa tạo thành khi nhỏ nước brom vào
	A. anilin.	B. ancol etylic.	 C. axit axetic.	D. benzen..
Câu 14: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp
	A. CH3-CH=CHCl.	B. CH2=CH-CH2Cl	 C. CH3CH2Cl.	D. CH2=CHCl.
Câu 15: Số nhóm hydroxyl (-OH) trong một phân tử glixerol là
	A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 16: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C2H6O là
	A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 17: Cho 3,2 gam ancol metylic phản ứng hoàn toàn với Na (dư), thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 1,12.
Câu 18: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
	A. tinh bột.	B. axit axetic.	C. xenlulozơ.	D. mantozơ.
Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng: C2H5OH →X →CH3COOH (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Chất X làA. HCHO.	B. C2H5CHO.	C. CH4.	D. CH3CHO.
Câu 20: Thuốc thử để phân biệt axit axetic và ancol etyilc là
A. phenolphtalein.	B. quỳ tím.	C. nước brom.	D. AgNO3 trong dung dịch NH3.
Câu 21: Cho hỗn hợp gồm 6,72g Mg và 0,8g MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46g muối khan. Số mol HNO3 phản ứng là
 A. 0,68 B. 0,70 C. 0,72 D. 0,74
Câu 22: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. Nồng độ phần trăm MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 12,35%.	B. 3,54%.	C. 10,35%.	D. 8,54%.
Câu 23: Cho amino axit X no, mạch hở, chứa một chức mỗi loại. Cho 0,1 mol X phản ứng hết với HCl dư thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. tên gọi của X là
A. glyxin 	 B. valin 	 C. alanin D. lysin
Câu 24: Cho các chất : (1) : Na, (2) : CuO, (3) : CH3COOH, (4) :NaOH, (5) : H2SO4 đặc, nguội. Dãy các chất đều có khả năng phản ứng với ancol etylic là 
A.(1), (2), (4).	B. (1), (3), (4).	C. (1), (2), (3), (4).	D. (1), (2), (3), (5) 
Câu 25: Kem đánh răng chứa một lượng muối của flo như , có tác dụng bảo vệ lớp men răng vì nó thay thế một phần hợp chất có trong men răng là thành . Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ răng vì 
	A. lớp không bị môi trường axit trong miệng sau khi ăn bào mòn
	B. lớp có màu trắng sáng, tạo vẻ đẹp cho răng
	C. lớp có thể phản ứng với còn lại trong khoang miệng sau khi ăn
	D. lớp là hợp chất trơ, bám chặt và bao phủ hết bề mặt của răng
Câu 26.  Cho 33,35 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3 và Cu tác dụng với dung dịch chứa 0,414 mol H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chứa 2 muối. Cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
	A. 64,4 hoặc 61,52	B. 65,976 hoặc 61,52	 C. 73,122 hoặc 64,4	D. 65,976 hoặc 75,922 
Câu 27. Lấy 5,2 gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối và 12,208 lít hỗn hợp NO2 và SO2 (đktc). Xác định % về khối lượng của FeS2 trong hỗn hợp ban đầu
A. 71,53% hoặc 81,39%	 B. 93,23% hoặc 71,53%	
C. 69,23% hoặc 81,39%	 D. 69,23% hoặc 93,23%
Câu 28: Chất X có công thức phân tử là C4H7O2Cl. Người ta thấy 1 mol X tác dụng được với 2 mol NaOH, tạo ra ancol đa chức. Chất X có công thức cấu tạo là
A.CH3COOCH2CH2Cl	 B. ClCH2COOCH2CH3 
C. CH3COOCH(Cl)CH3 D. HCOOCH(Cl)CH2CH3 
Câu 29: Tổng số liên kết ϭ (xich ma) trong một phân tử ankin có công thức tổng quát CnH2n-2 là
A.3n - 2	B. 3n - 3	C. 3n - 5	D. 3n - 4
Câu 30.Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH? A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 31. Tiến hành các thí nghiệm sau: 
1 Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4; 2 Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4;
3 Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3;4 Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2;
5 Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
6 Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
 A. 5 B. 6.	 C. 3.	 D. 4.
Câu 32: Cho các phát biểu sau: (1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử; (2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen; (3) Oxi hóa ancol bậc 2 thu được anđêhit; (4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3; (5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ; (6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac; (7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên; (8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được sản phẩm là axit và ancol. Số phát biểu luôn đúng là A. 5.	 B. 4.	 C. 3.	 D. 2.
Câu 33: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O2, phản ứng được với Na và dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH. Hiđro hóa hoàn toàn X được chất Y có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Công thức của X là
	A. HO-[CH2]2-CHO.	B. C2H5COOH.	C. HCOOC2H5.	D. CH3-CH(OH)-CHO.
Câu 34. Cho các phản ứng hóa học sau:
1 (NH4)2SO4 + BaCl2 →	2 CuSO4 + Ba(NO3)2	→
3 Na2SO4 + BaCl2 →	4 H2SO4 + BaSO3	→
5 (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →	6 Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. 1, 2, 3, 6.	 B. 1, 3, 5, 6.	 C. 2, 3, 4, 6.	 D. 3, 4, 5, 6.
Câu 35. Có thể dùng CaO mới nung để làm khô các chất khí
	A. NH3, SO2, CO, Cl2.	B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.	
	C. NH3, O2, N2, H2, C2H4.	D. N2, Cl2, O2 , H2.
Câu 36.Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 1. B . 3. C. 2.	 D. 4.
Câu 37: X là một chất hữu cơ đơn chức chứa 54,54 % C, 9,09%H, 36,37%O. X không tác dụng với Na nhưng tác dụng với dung dịch NaOH. Cho 8,8 gam X tác dụng hết với NaOH thu được 9,6 gam muối.Công thức cấu tạo phù hợp củaX là 
A.CH3–COOCH2–CH3	 B. HCOOCH2–CH3	
C.CH3–CH2–COOCH3 D. CH3–COO–CH=CH2
Câu 38: Kết luận nào sau đây đúng? 
 A. C2H4 và C3H6 là đồng đẳng của nhau. B. C2H4 và C4H8 là đồng đẳng của nhau.
 C. C4H10 có ba đồng phân. D. C2H6 và C3H8 là đồng đẳng của nhau.
Câu 39: Trong thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ dưới đây, vai trò của bình đựng NaOH là : 
A. làm khô C2H2.
B. loại CaC2 lẫn trong C2H2.
C. loại các tạp chất khí lẫn trong C2H2.
D. làm xúc tác cho phản ứng giữa C2H2 và nước tạo CH3-CHO
Câu 40: Khi thủy phân từng phần một oligopeptit X có 5 gốc aminoaxit xuất phát từ 3 aminoaxit: alanin, phenylalanin, glyxin thu được hỗn hợp các đipeptit Gly-Ala; Ala-Gly, không thấy có Phe-Gly, Gly-Gly-Phe. Công thức cấu tạo đúng của X là : 
A. Gly-Gly-Ala-Gly-Phe. B. Gly-Ala-Gly-Phe-Gly. 
C. Ala-Gly-Phe-Gly-Gly. D. Gly-Phe-Gly-Ala-Gly.
Câu 41:Đốt cháy hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit adipic, axit propanoic và glyxerol( trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) bằng oxi dư thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,7 mol Ba(OH)2 thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại thấy xuất hiện kết tủa. Cho 23,8 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A.15,8 gam B. 27,8 gam C. 16,6 gam D. 30,8 gam
Câu 42: Cho ancol isoamylic tác dụng với axit axetic để điều chế dầu chuối, người ta thu được một hỗn hợp gồm dầu chuối, axit dư và ancol dư. Để tách dầu chuối ra khỏi hỗn hợp trên, người ta cho vào hỗn hợp một dung dịch X vừa đủ, khi đó axit tan vào lớp nước. Hỗn hợp ancol và dầu chuối hòa tan trong nhau tách thành lớp riêng. Chưng cất hỗn hợp này để tách dầu chuối ra khỏi ancol. Dung dịch X được dùng trong thí nghiệm này là 
A.dung dịch NaOH.	 B. nước vôi trong.	 C. dung dịch Na2CO3 	 D. benzen. 
Câu 43: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam muối trung hòa và 0,896 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 0,44 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,5%.	B. 2,0%. C. 3,0%. D. 2,5%.
Câu 44: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 23. B. 22.	 C. 19.	D. 20.
Câu 45: Cho phương trình hóa học: FeS + HNO3 ® Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + NO2 + H2O.
	Biết tỉ lệ số mol NO và NO2 là 3 : 4. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 76.	B. 63. C. 102.	D. 39.
Câu 46: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung NH4NO3 rắn.	 	(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc). 
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3.	(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư).
(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.	(g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. 
(h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng).	 (i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
Câu 47: Axit cacboxylic X, ancol Y, anđehit Z đều đơn chức, mạch hở, tham gia được phản ứng cộng với Br2 và đều có không quá ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z (trong đó X chiếm 20% về số mol) cần vừa đủ 0,34 mol O2. Mặt khác 14,8 gam hỗn hợp trên phản ứng tối đa với a mol H2 (xúc tác Ni). Giá trị của a là 
A. 0,45.	B. 0,40.	C. 0,50.	D. 0,55.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 35,0.	B. 30,0.	C. 32,5.	D. 27,5.
Câu 49: Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau: 
Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa.
Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa.
Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M.
Giá trị của V là A.200 B. 70 C. 180 D. 110
Câu 50: Cho các nhận xét sau: (1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%; (2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương; (3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại mono saccarit; (4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm; (5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói; (6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím; (7) Saccarozơ là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kỹ thuật tráng gương, tráng ruột phích. Số nhận xét đúng là
A. 5.	 B. 6.	 C. 7.	 D. 4.
----------------------------Hết-----------------------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ. MÔN : HÓA HỌC. MÃ 001
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
B
B
C
D
B
C
B
A
A
C
D
A
D
A
C
D
D
D
B
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
C
B
A
D
A
A
D
A
B
A
D
D
D
A
C
B
C
D
C
A
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
B
C
C
D
C
B
A
C
C
A
HƯỚNG DẪN GIẢI
ChọnD. Các kim loại phản ứng gồm Na, Fe, Zn
Chọn B vì Mg, Ba, Al chỉ điều chế bằng điện phân nóng chảy
Chọn B vì Zn + Fe2+ à Zn2+ + Fe và Fe2+ + Ag+ à Fe3+ + Ag
Chọn C 
Chọn D 
Chọn B
Chọn C vì NaCl không làm đổi màu quỳ, Na2CO3 làm đổi màu quỳ
8. Chọn B. (1) R + H2O ® ROH + H2
(1) Þ nR = 0,2 mol Þ MR = 
9. Chọn A. Cu + H2SO4 à CuSO4 + SO2 + H2O do đó số mol SO2 bằng số mol Cu
10. Chọn A. Fe + 4HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
åhệ số cân bằng = 1+ 4+ 1+ 1+2 = 9
11. Chọn C 
12. Chọn D vì CH5N à ½ N2
 V= 0,1 * 22,4 = 2,24 lit
13. Chọn A vì anilin tạo kết tủa với nước brom.
14. Chọn D 
15. Chọn A vì C3H5(OH)3
16. Chọn C vì 1 đồng phân ancol và 1 đồng phân ete.
17. Chọn D vì CH3OH + Na à CH3ONa + ½ H2 do đó số mol H2 = ½ số mol ancol= 0,05 mol. 
18. Chọn D 
19. Chọn D vì C2H5OHà CH3CHO à CH3COOH
20. Chọn B vì axit làm đổi màu quỳ tìm còn ancol thì không. 
21. Chọn C vì 
22. Chọn B . vì chọn mdd HCl = 100g thì nHCl = 0,9 mol 
CaCO3 có a mol, MgCO3 có b mol 
0,242 = (32,85 – 73a) / (100 + 100a – 44a) à a = 0,1
0,211 = (32,85 – 7,3 – 73b)/ ( 100 + 5,6 + 84b – 44b) à b = 0,1
23. Chọn A vì Mmuối = 11,15/0,1 = 111,5 mà MX = 111,5 – 36,5 = 75. Vậy X là glyxin.
24. Chọn C
25. Chọn A 
26. Chọn A vì TH 1 :2 Muối là CuSO4 và FeSO4
Ta có 
TH2: 2 Muối là CuSO4 và Fe2(SO4)3 
Ta có 
27. Chọn D. 
TH1: 
TH2: 
28. Chọn A vì CH3COOCHClCH3 + NaOH dư (t)à CH3COONa + CH3CHO + NaCl
29. Chọn B vì có 2n-2 liên kết với C-H và có n-1 liên kết C-C
30. Chọn A gồm Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, Al2O3, Zn 
31.Chọn D gồm 2,3,5,6
32. Chọn D gồm 1,4
33. Chọn D 
34. Chọn A 
35. Chọn C vì SO2, CO2 và Cl2 phản ứng với CaO và Ca(OH)2
36. Chọn B gồm a,b,d
37. Chọn C vì 
 nC : nH : nO = = 2 : 4 : 1
CTPT của X có dạng (C2H4O)n. X đơn chức, tác dụng với NaOH, không tác dụng với Na Þ X là este đơn chức nên n = 2.
CTPT : C4H8O2 Þ RCOOR’
nX = 
(1) RCOOR’ + NaOH ® RCOONa + R’OH
(1) Þ nRCOONa = nX = 0,1 mol Þ MRCOONa = .
Vậy, R = 96 – 67 = 29 Þ R : –C2H5
 CTCT đúng của X : CH3–CH2–COO–CH3
38.Chọn D vì C3H6 và C4H8 có thể có đồng phân xicloankan
39. Chọn C
40. Chọn A
41. Chọn C vì CTPT của axit adipic C6H10O4, axit acrylic C3H4O2, axit propanoic C3H6O2 và glixerol là C3H8O3. Vì số mol của axit acrylic và axit propanoic bằng nhau nên thay bằng công thức C3H5O2. 
Gọi số mol của C6H10O4, C3H5O2 , C3H8O3 lần lượt là a,b,c. 
Do đó 146a + 73b + 92c = 73(2a+b)+92c = 23,8 (1)
Đốt cháy X có nCO2 = 6a + 3b + 3c 
 CO2 + Ba(OH)2 à BaCO3 + H2O
 CO2 + Ba(OH)2 à Ba(HCO3)2
nCO2 = 0,9 à 6a + 3b + 3c = 0,9 à 2(3a + b) + 3c = 0,9 (2)
Giải hệ (1) và (2) có 2a + b = 0,2 và c= 0,1
Cho X phản ứng với KOH chỉ có các axit phản ứng. nKOH pu = 2a + b = 0,2 mol = nH2O
Chất rắn thu được gồm muối và KOH dư . 
mR = maxit + mKOH – mH2O = 23,8 – 92*0,1 + 0,3*56 – 0,2 *18 = 27,8 gam. 
42. Chọn C vì Dung dịch kiềm tác dụng với este nên để loại axit dư trong trường hợp này người ta dùng Na2CO3.
43. Chọn C. Bảo toàn khối lượng tìm m, trong Y có Fe2+, Fe3+, NO3-, SO42-. 
44. Chọn B. 5 khí là H2, N2O, NO2, No và N2, trong dung dịch Y có NH4+ 
45. Chọn C
46. Chọn B gồm a, b,c, g, i. 
47. Chọn A
48. Chọn C đặt aminoaxit là CxHyO2N với số mol là a, ta có 
12ax + ay + 84a = 8,19
ax+ 0,25ay – a = 0,1875 từ đó có ax = 0,16 nên m = 31,52 gam 
197ax + 14a = 32,5 
49. Chọn C lập phương trình tìm R là NH4+ 
50. Chọn A gồm 1,4, 5, 6,7 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_va_loi_giai_chi_tiet.doc