Hướng dẫn học tập Chương 7: Hidrocacbon thơm - Hoá học 11

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4968Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học tập Chương 7: Hidrocacbon thơm - Hoá học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn học tập Chương 7: Hidrocacbon thơm - Hoá học 11
TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
TỔ HOÁ HỌC
CHƯƠNG 7:HIDROCACBON THƠM...
HOÁ HỌC 11
Giáo viên : PhanThọ Nhật trườngTHPTHươngKhê-H.HươngKhê-T.Hà Tĩnh
1. KIẾN THỨC : - Đồng đẳng , đồng phân , danh pháp của hidrocacbon thơm đồng đẳng của ben zen; công thức cấu tạo của stiren và đồng đẳng của stiren 
 - Tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng của benzen; Tính chất hoá học của stiren và đồng đẳng của stiren ;Điều chế benzen và các đồng đẳng benzen ; Viết các phương trình điều chế stiren 
- Nhận biết hidrocacbon thơm 
2. KỸ NĂNG : - Viết các đồng phân cấu tạo của các an kylbenzen có số nguyên tử cacbon7≤ n ≤9,gọi tên các an kylbenzen theo danh pháp thay thế 
- Giải bài tập xác định công thức phân tử ,công thức cấu tạo , thành phần % số mol, % khối lượng trong hỗn hợp hidrocacbon thơm 
- Nắm vững và vận dụng tốt quy tắc thế ở vòng thơm ;thế ở nhánh .
3. THÁI ĐỘ : Vượt khó , tính kiên trì, nhẫn nại ,vv...
4. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC : Năng lực tư duy hoá học , năng lực thực hành ,năng lực vận dụng vào thực tiễn . năng lực hợp tác , năng lực làm việc nhóm ,vv...
 BÀI TẬP TỰ LUYỆN : 
I. Dạng 1: Đồng đẳng,đồng phân, danh pháp an kylbenzen.
Câu 1: Cho các chất: 	C6H5CH3 (1) 	p-CH3C6H4C2H5 (2) C6H5C2H3 (3) o-CH3C6H4CH3 (4)
 Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
A. (1); (2) và (3).	B. (2); (3) và (4).	C. (1); (3) và (4).D. (1); (2) và (4).
Câu 2: Chât cấu tạo như sau có tên gọi là gì ? 
A. o-xilen.	B. m-xilen.	C. p-xilen.D. 1,5-đimetylbenzen.
Câu 3: CH3C6H2C2H5 có tên gọi là:
A. etylmetylbenzen.	B. metyletylbenzen.C. p-etylmetylbenzen.D. p-metyletylbenzen.
Câu 4: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:
A. propylbenzen.	B. n-propylbenzen.	C. iso-propylbenzen.D. đimetylbenzen.
Câu 5: Cấu tạo của 4-cloetylbenzen là:
A. 	B. 	C. D. 
Câu 6: Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa :
A. vòng benzen.	B. gốc ankyl và vòng benzen.
C. gốc ankyl và 1 benzen.	D. gốc ankyl và 1 vòng benzen.
Câu 7: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là:
A. phenyl và benzyl.	B. vinyl và anlyl.	C. anlyl và Vinyl.D. benzyl và phenyl.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là:
A. C9H12.	B. C8H10.	C. C7H8.	D. C10H14.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O (lỏng). Công thức của CxHy là:
A. C7H8.	B. C8H10.	C. C10H14.	D. C9H12.
II.Dạng 2: Phản ứng thế ở vòng thơm, thế nhánh.
Câu 10: + Br2 . Sản phẩm chính của phản ứng trên là chất nào ?
Câu 11: Cho phản ứng clo hoá một đồng đẳng của benzen + Cl2 ? Sản phẩm chính của phản ứng trên là chất nào sau đây?
A. .	B. .	C. .D. .
Câu 12: Cho phản ứng clo hoá một đồng đẳng của benzen + Cl2 ? Sản phẩm chính của phản ứng trên là chất nào sau đây?
A. .	B. .	C. .D. .
Câu 13: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là
A. p-bromtoluen và m-bromtoluen.	B. benzyl bromua.
C. o-bromtoluen và p-bromtoluen.	D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.
Câu 14: Cho 15.6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột sắt). Nếu hiệu suất phản ứng đạt 80% thì khối lượng clobenzen thu được là bao nhiêu?
A. 18 g.	B. 19 g.	C. 20 g.	D. 21 g.
Câu 15: Muốn điều chế 7.85 gam brombenzen, hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng benzen cần dùng là bao nhiêu?
A. 4.57g.	B. 5g.	C. 4.875g.	D. 6g.
Câu 16: Cho clo tác dụng với 78g benzen (bột sắt làm xúc tác), người ta thu được 78 gam clobenzen. Hiệu suất của phản ứng đạt khoảng
A. 69.33	B. 75.33%.	C. 71%.	D. 65%.
III. Dạng 3: Phản ứng o xi hoá ben zen và các đồng đẳng.
Câu 17: a. Đốt cháy hoàn toàn m gam A (CxHy), thu được m gam H2O. Công thức nguyên của A là:
A. (CH)n. 	B. (C2H3)n. 	C. (C3H4)n. 	D. (C4H7)n. 
b. Đốt cháy hoàn toàn 1,3 gam A (CxHy) tạo ra 0,9 gam H2O. Công thức nguyên của A là:
A. (CH)n. 	B. (C2H3)n. 	C. (C3H4)n. D. (C4H7)n. 
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1,75 : 1 về thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với X ?
 	A. X không làm mất màu dung dịch Br2 nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 đun nóng.
 	B. X tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.
 	C. X có thể trùng hợp thành PS.
 	D. X tan tốt trong nước.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon A, thu được m gam H2O. Công thức phân tử của A (150 < MA < 170) là:
A. C4H6. 	B. C8H12. 	C. C16H24. 	D. C12H18. 
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là: 
A. C9H12. 	B. C8H10. 	C. C7H8 D. C10H14. 
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O (lỏng). Công thức của CxHy là: 
A. C7H8. 	B. C8H10. 	C. C10H14. D. C9H12. 
Câu 22: A (CxHy) là chất lỏng ở điều kiện thường. Đốt cháy A tạo ra CO2 và H2O và mCO2 : mH2O = 4,9 : 1. Công thức phân tử của A là:
A. C7H8. 	B. C6H6. 	C. C10H14. 	D. C9H12. 
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn hơi A (CxHy) thu được 8 lít CO2 và cần dùng 10,5 lít oxi. Công thức phân tử của A là:
A. C7H8. 	B. C8H10. 	C. C10H14. 	D. C9H12. 
Câu 24: Cho a gam chất A (CxHy) cháy thu được 13,2 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Tam hợp A thu được B, một đồng đẳng của ankylbenzen. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:
A. C3H6 và C9H8. 	B. C2H2 và C6H6. 
C. C3H4 và C9H12. 	 D. C9H12 và C3H4. 
Câu 25: 1,3 gam chất hữu cơ A cháy hoàn toàn thu được 4,4 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Tỉ khối hơi của A đối với oxi là d thỏa mãn điều kiện 3<d<3,5. Công thức phân tử của A là:
A. C2H2. 	B. C8H8. 	C. C4H4. 	D. C6H6. 
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với mCO2 : mH2O = 44 : 9. Biết MA < 150. A có công thức phân tử là
A. C4H6O.	 	B. C8H8O.	 C. C8H8.	 	D. C2H2.
Câu 27: Tính chất nào không phải của benzen 
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). 	B. Tác dụng với HNO3(đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4. 	D. Tác dụng với Cl2 (as).
Câu 28: Benzen + X etyl benzen. Vậy X là 
A. axetilen. 	B. etilen. 	C. etyl clorua. D. etan.
Câu 29: Tính chất nào không phải của toluen ?
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). 	B. Tác dụng với Cl2 (as).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4, to. 	D. Tác dụng với dung dịch Br2. 
IV. Dạng 4: Phản ứng cộng hợp 
Câu 30: Cho benzen vào 1 lọ đựng Cl2 dư rồi đưa ra ánh sáng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 kg chất sản phẩm. Tên của sản phẩm và khối lượng benzen tham gia phản ứng là:
A. clobenzen; 1,56 kg. 	B. hexacloxiclohexan; 1,65 kg.
C. hexacloran; 1,56 kg. 	D. hexaclobenzen; 6,15 kg.
V. Dạng 5: Bài tập về stiren
Câu31: A là dẫn xuất benzen có công thức nguyên (CH)n. 1 mol A cộng tối đa 4 mol H2 hoặc 1 mol dd Br2 Vậy A là:
A. etyl benzen. 	B. metyl benzen. C. vinyl benzen. D.ankyl benzen.
Câu 32: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. Brom (dd). 	B. Br2 (Fe). 	
C. KMnO4 (dd). 	D. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd)
Câu 33: Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd Br2. 	B. không khí H2 ,Ni,to. C. dd KMnO4 D. dd NaOH. 
Câu 34: A + 4H2 etyl xiclohexan. Cấu tạo của A là:
A. C6H5CH2CH3. 	B. C6H5CH3. C. C6H5CH2CH=CH2. D. C6H5CH=CH2. 
Câu 35: A có công thức phân tử là C8H8, tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol 2 chức. 1 mol A tác dụng tối đa với:
A. 4 mol H2; 1 mol brom. 	B. 3 mol H2; 1 mol brom. 
C. 3 mol H2; 3 mol brom. 	D. 4 mol H2; 4 mol brom.
Câu 36: A là hiđrocacbon có %C (theo khối lượng) là 92,3%. A tác dụng với dung dịch brom dư cho sản phẩm có %C (theo khối lượng) là 36,36%. Biết MA < 120. Vậy A có công thức phân tử là
A. C2H2.	B. C4H4.	C. C6H6.	 D. C8H8. 
Câu 37: Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là 
A. 60%.	B. 75%.	C. 80%.	 D. 83,33%.
Câu 38: Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:
A.13,52 tấn. 	B. 10,6 tấn. 	C. 13,25 tấn. D. 8,48 tấn.
Lưu ý : Học sinh cần làm đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa hoá 11 và làm các bài tập trong sách bài tập hoá 11sau đây:7.1 đến 7.18.
....................................................Hết.....................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG_DAN_HOC_TAP_VE_HI_DROCACBON_THOM.doc