Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc Họ và tên giáo viên: Tổ: Xã hội Phan Việt Quốc Tuần 3,4 Tiết 9 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (PHÓ TỪ) Môn học/Hoạt động giáo dục: Ngữ văn ; lớp: 7A,B Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiến thức về phó từ 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù: - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ - Vận dụng kiến thức về phó từ để làm các bài tập 3. Phẩm chất: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBD, SGK, SGV, SBT; PHT số 1; Tranh ảnh; Máy tính, ti vi. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước phần tri thức tiếng Việt về phó từ, thực hiện phần bài tập SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (3 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ Em hãy đặt 3 câu văn thể hiện một sự việc xảy ra trong quá khứ, xảy ra ở hiện tại và xảy ra ở tương lai - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV dẫn dắt vào bài học mới Gv nhấn mạnh vào các từ đã, sẽ đang HS lấy ví dụ. Gợi ý: - Em đã ăn cơm - Em đang ăn cơm - Em sẽ ăn cơm 2. Hoạt động hình thành kiến thức (10 phút) * Hoạt động: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt a. Mục tiêu: - Kiến thức về phó từ - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ b. Nội dung: GV trình bày vấn đề c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv phát PHT số 1, học sinh thảo luận theo nhóm 4-6 hs - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Lí thuyết a. Khái niệm - Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ. Có thể chia phó từ thành hai nhóm sau: b. Phân loại - Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ, chẳng hạn: những, các, mọi, mỗi, từng, - Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ, chẳng hạn: đã, sẽ, đang, vẫn, còn, cứ, không, chưa, chẳng, rất, quá, lắm, c. Chức năng - Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến, - Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng, 3. Hoạt động luyện tập ( 27 phút) a. Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ - Vận dụng kiến thức về phó từ để làm các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bài tập 1 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 theo nhóm. Cùng trao đổi và thảo luận (có thể triển khai theo PHT số 2,3) - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Bài tập 2 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS tự làm vào vở - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV3: Bài tập 3,4 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập ,4. HS tự viết vào vở. Các em trao đổi kết quả theo cặp đôi - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận. - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV4: Bài tập 5,6 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc bài tập 5. GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tiếng việt để tra nghĩa. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 a. Phó từ "chưa" bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ "gieo". b. Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ thì "thầm". c. - Phó từ "vẫn" bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái cho động từ "còn". - Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ "vơi". - Phó từ "cũng" bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái cho động từ "bớt". d. - Phó từ "vẫn" bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn cho động từ "giúp". - Phó từ "những" bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ "lúc". - Phó từ "chỉ" bổ sung ý nghĩa giới hạn phạm vi cho động từ "khuây khỏa". - Phó từ "lại" bổ sung ý nghĩa lặp lại, tái diễn cho động từ "đứng". e. - Phó từ "mọi" bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ "tiếng". - Phó từ "đều" bổ sung ý nghĩa đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng cho tính từ "vô ích". Bài tập 2 a. Phó từ "sẽ" bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ "lớn". b. Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ "về". c. Phó từ "cũng" bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hoạt động cho động từ "cho". d. - Phó từ "quá" bổ sung ý nghĩa mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường cho động từ "quen". - Phó từ "được" bổ sung ý nghĩa biểu thị việc vừa nói đến đã kết quả cho động từ "xa rời". Bài tập 3 a. - Trời vẫn tối => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn - Trời sắp tối => bổ sung ý nghĩa thời gian - Trời tối quá => bổ sung ý nghĩa mức độ - Trời rất tối => bổ sung ý nghĩa mức độ b. - Bọn trẻ thường đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn - Bọn trẻ đã đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian - Bọn trẻ vẫn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn - Bọn trẻ còn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian Bài tập 4 - Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: "mầm đã thì thầm". - Tác dụng: Hạt mầm giống như con người, có tình cảm, suy nghĩ, biết tâm sự, chia sẻ bản thân mình. Bài tập 5 Không thể thay thế từ "phả" bằng từ "tỏa" hay "quyện" vì: - Từ "tỏa" gợi sự lan truyền trong không gian. - Từ "quyện" là gợi sự hòa quyện, trộn lẫn vào không gian thành một khối không thể tách rời. - Từ "phả" là động từ gợi được sự lan tỏa thành luồng của làn hơi, vừa gợi cảm giác bắt đầu nhận ra nhưng cũng rõ rệt để có thể cảm nhận. Từ "phả" cũng thể hiện được cách dùng từ tinh tế, tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên của tác giả hơn. Bài tập 6 - Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa thứ nhất: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết - Lý do xác định như vậy: + Từ "chùng chình" trong câu thơ trước vốn là từ diễn tả hành động cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian nên từ "dềnh dàng" phía sau cũng cần được hiểu theo nghĩa phù hợp như vậy. + Câu thơ sau xuất hiện từ "vội vã", là từ miêu tả trạng thái rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp, phù hợp với diễn tiến tâm trạng, thiên nhiên sang thu của bài thơ. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ Viết một đoạn văn (khoảng 7-10 câu) kể lại một kỉ niệm của em với một vật nuôi, trong đó có sử dụng ít nhất 3 phó từ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV tổ chức hoạt động: thu sản phẩm, đọc lướt sản phẩm Bước 4: Đánh giá, nhận định - Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn Gợi ý 1: Chú chó Rếch là người bạn đặc biệt nhất của tôi. Rếch có vóc dáng nhỏ nhắn, khoác trên mình bộ lông màu vàng đồng. Nhà tôi nằm ngay dưới chân con dốc, mỗi lần đi học về, tôi thường bóp phanh kêu kin kít. Dường như Rếch quá quen thuộc với âm thanh ấy, chỉ cần nghe tiếng là chạy ra cổng đón tôi, cái mặt nó mừng quýnh, cái đuôi quẫy rối rít. Được Rếch chào đón, mọi mệt nhọc trong tôi đều tan biến. Mùa hè năm sau, tôi sẽ đưa Rếch cùng về thăm quê ngoại với tư cách là một thành viên nhí của gia đình. Gợi ý 2: Míc - tên gọi thân thương mà tôi dành cho chú chó béc giê của gia đình. Míc vừa là người bạn, vừa là ân nhân của tôi. Vào một ngày hè cách đây 3 năm, tôi cùng Míc ra vườn trái cây sau nhà chơi. Bất chợt con rắn cặp nia bò ra trước mặt. Tôi sợ quá hét toáng lên, Míc đang lùng sục gần đó thoăn thoắt lao lại. Chỉ sau vài tiếng sủa gâu gâu, nó đã mang chiến lệ phẩm lại khoe với tôi. Dù còn hoảng sợ nhưng tôi cũng không khỏi cảm kích vì Míc đã kịp thời cứu chủ nhân của nó. Tôi sẽ giữ mãi trong tim những kí ức tuyệt vời về Míc. PHT số 2 Bài tập 1 PHT số 3, Bài 2 Câu Phó từ Ý nghĩa bổ sung cho động từ/ tính từ a sẽ Bổ sung cho động từ lớn, ý nghĩa: thời gian (biểu thị sự việc, hiện tượng được nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói). b đã Bổ sung cho động từ về, ý nghĩa: thời gian (biểu thị sự việc, hiện tượng được nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc). c cũng Bổ sung cho động từ cho, ý nghĩa: biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau của hoạt động. d quá được Quá bổ sung cho động từ quen, ý nghĩa: đến mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường. Được bổ sung cho động từ xa rời, ý nghĩa: biểu thị việc vừa nói đến đã đạt kết quả. Tiết PPCT: 10, 11 VIẾT LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Yêu cầu về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù: - Nhận dạng được một số yếu tố của thơ bốn chữ, năm chữ về số tiếng, vần, nhịp thơ. - Bước đầu biết làm bài thơ bốn chữ, năm chữ 3. Về phẩm chất: - Yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - KHBD, SGK, SGV, SBT - PHT số 1,2 - Tranh ảnh - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ 2. Chuẩn bị của học sinh : HS làm một bài thơ lục bát về đề tài quê hương (tối thiểu 2 dòng) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (5 phút) NV1: a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ viết. b. Nội dung: Hỏi và trả lời. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập cần thực hiện. d.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK/tr.22, tên đề mục phần kĩ năng Viết và xác định nhiệm vụ học tập. - GV đặt câu hỏi: Dựa vào yêu cầu cần đạt và tên đề mục phần kĩ năng Viết, các em hãy cho biết: trong bài học này, chúng ta sẽ thực hiện nhiệm vụ viết nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong SGK và tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời trước lớp về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS, xác nhận lại nhiệm vụ học tập: Trong bài học này, HS sẽ làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. *HS xác định được nhịêm vụ học tập - Biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. NV2: Giới thiệu tình huống khi thực hiện bài viết a. Mục tiêu: HS trình bày được tình huống cụ thể cần làm một bài thơ. b. Nội dung: Tình huống làm thơ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình huống cụ thể cần làm một bài thơ. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:Theo em, người ta thường làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc trong hoàn cảnh nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và hướng dẫn HS tổng hợp vấn đề theo một số định hướng tham khảo sau: Một số tình huống có thể làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: có cảm hứng trước một vấn đề, cảm xúc dâng trào muốn thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, thú vị, về cuộc sống; thể hiện cảm xúc về một sự vật/ hiện tượng trong cuộc sống; tham gia một cuộcthi thơ; tặng thơ để bày tỏ tình cảm với người thân, bạn bè, - GV dẫn dắt, giới thiệu nội dung bài học mới. * HS xác định được một số tình huống có thể làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: - thể hiện cảm xúc về cuộc sống; - tham gia cuộc thi thơ; - bày tỏ tình cảm, cảm xúc với người thân, bạn bè, 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (40 phút) NV1: Hoạt động tìm hiểu tri thức về kiểu bài * Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về đặc điểm của một bài thơ bốn chữ học năm chữ đã học trong chương trình lớp 7. b. Nội dung: Kiến thức nền thơ 4, 5 chữ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trình bày hiểu biết nền về một bài thơ bốn chữ học năm chữ. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật động não, HS nhắc lại đặc điểm của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ bằng cách trả lời nhanh câu hỏi sau: Em biết gì về thể thơ bốn chữ học năm chữ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày trước lớp; các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - Dựa trên câu trả lời của HS, GV nhận xét ý kiến của HS, nhắc lại một số đặc điểm về thể thơ và giới thiệu hoạt động viết. * Kích hoạt kiến thức nền - HS nhắc lại những nhắc lại đặc điểm của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ. + số tiếng + số dòng + cách gieo vần * Hoạt động tìm hiểu tri thức về cách làm thơ nói chung và thơ bốn chữ, năm chữ nói riêng. a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của một bài thơ hay nói chung bà đặc điểm của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ. b. Nội dung: Kiến thức cần lưu ý khi làm thơ 4, 5 chữ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của một bài thơ hay nói chung và đặc điểm của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ. d.Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc khung thông tin trong SGK/ tr.22, thảo luận và trả lời những câu hỏi sau: + Theo em, thế nào là một bài thơ hay? + Muốn làm một bài thơ thì cần làm gì? + Một bài thơ bốn chữ, năm chữ cần đảm bảo những yêu cầu gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS trình bày trước lớp ý kiến của mình; các nhóm khác góp ý, bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV câu trả lời của HS và kết luận về đặc điểm của một bài thơ hay hay nói chung và đặc điểm của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ. * Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ: - Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống. - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống. - Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lý để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. - Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản. - Đảm bảo đủ số chữ ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại. * Hoạt động hướng dẫn phân tích kiểu văn bản a. Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu về việc làm một bài thơ thông qua việc đọc và phân tích VB mẫu trong SGK/tr.23. b. Nội dung: Phân tích kiểu văn bản mẫu. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thơ bốn chữ, năm chữ thể hiện qua VB “Nắng hồng” (Bảo Ngọc). Nội dung bài học rút ra về đặc điểm thơ và câu hỏi cần giải đáp. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV trình bày bài thơ “Nắng hồng” lên bảng chiếu, rồi đưa ra hệ thống câu hỏi, tổ chức lớp thảo luận nhóm để trả lời những câu hỏi sau: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Để miêu tả được bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật nào? Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng? Làm thơ không phải là chỉ miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối có đáp ứng được yêu cầu trên không? Hãy lí giải. Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào? Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc VB mẫu, theo dõi các thông tin trong khung hướng dẫn, thảo luận nhóm và tìm câu trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn phân tích văn bản. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Một số HS đại diện nhóm,trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có). - HS nêu câu hỏi thắc mắc (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV góp ý cho câu trả lời của HS, hướng dẫn HS kết luận vấn đề theo định hướng tham khảo. * Hướng dẫn phân tích văn bản mẫu 1. Về đặc điểm thể loại - Về số tiếng: Mỗi câu thơ có 5 tiếng => thơ 5 chữ. - Bài thơ có 6 khổ thơ, mỗi khổ thơ gồm 4 dòng. - Nhịp thơ: 3/2; 2/3. - Vần chân: đâu – nâu, nhà – hoa lửa – đưa, rồi – trôi => Sử dụng vần nhịp một cách hợp lý làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. 2. Về nghệ thuật - Hình ảnh: tấm áo nâu, áo trời, mưa phùn, khói, màn sương, dáng mẹ, đốm nắng, giọt nắng hồng, => hình ảnh gợi cảm, sinh động, thể hiện sự liên tưởng bất ngờ thú vị. - Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ => thể hiện sự sống động của thiên nhiên. 3. Về nội dung Bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước bức tranh thiên nhiên và cuộc sống khi đất trời vào đông. * Hoạt động hướng dẫn quy trình viết a. Mục tiêu: Nhận biết được những thao tác cần làm, những lưu ý khi thực hiện các bước trong quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ. b. Nội dung: Quy trình làm một bài thơ theo yêu cầu c. Sản phẩm: bảng tóm tắt của HS (theo mẫu PHT) d. Tổ chức hực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc phần hướng dẫn quy trình viết trong SGK/tr.24, sau đó thảo luận nhóm và tóm tắt thông tin quy trình làm một bài thơ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp và trả lời nhanh ra giấy. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày trước lớp. Các HS khác bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét quá trình làm việc nhóm của HS thông qua quan sát. GV chú ý đánh giá mức độ chủ động của HS trong việc đề xuất mục đích hợp tác trước khi bắt đầu thảo luận. - GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng như sản phẩm dự kiến. * Quy trình viết gồm bốn bước: Bước 1: Trước khi viết Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ Bước 3: Làm thơ Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ. 3. Hoạt động luyện tập làm thơ bốn chữ , năm chữ (40 phút) * Hoạt động chuẩn bị trước khi viết: xác định mục đích, đối tượng và đề tài a. Mục tiêu: Biết cách xác định mục đích, đối tượng và đề tài cho bài thơ sẽ viết. b. Nội dung: Nội dung cần thiết phải chuẩn bị trước khi viết c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc xác định mục đích, đối tượng và đề tài cho bài thơ sẽ viết. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc đề bài trong SGK/tr.24. Sau đó yêu cầu HS xác định mục đích, đối tượng và đề tài cho bài thơ của mình qua các câu hỏi: + Bài thơ này được viết nhằm mục đích gì? + Người đọc bài thơ của em có thể là ai? + Em định viết về đề tài gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày trước lớp. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá. * Bước 1: Chuẩn bị viết + Đối tượng: người đọc là những người quan tâm đến thơ ca. Đặc biệt là những bài thơ đề cập đến vẻ đẹp thiên nhiên. + Mục đích: chia sẻ cảm xúc của mình về một sự vật, hiện tượng, cảnh đẹp thiên nhiên hoặc cuộc sống với người đọc. + Đề tài: là một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng của thiên nhiên hoặc cuộc sống. * Hoạt động tìm ý tưởng cho bài thơ và làm thơ (có thể thực hiện tại nhà) a. Mục tiêu: Biết cách tìm ý tưởng và làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho b. Nội dung: Ý tưởng để làm thơ c. Sản phẩm: Nội dung đã hoàn thành của PHT do HS viết. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập (1) Từ đề tài đã xác định, GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng cho bài thơ bằng cách điền vào PHT sau: (2) Sau khi HS đã hoàn thành xong PHT, GV thể hiện các ý tưởng lần lượt thành các dòng thơ theo chỉ dẫn của bước 3 trong SGK. GV yêu câu HS viết tối thiểu 1 khổ thơ gồm 4 dòng (bôn chữ hoặc năm chữ). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Với nhiệm vụ (1): HS thực hiện tại lớp. - Với nhiệm vụ (2): HS thực hiện tại nhà. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS chuẩn bị trình bày bài thơ theo hình thức cặp đôi/ nhóm 4-6 HS hoặc trước tập thể lớp. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS trong thời gian viết do GV quy định. * Lưu ý: GV chưa nên đánh giá, nhận xét công khai trước lớp về sản phẩm bài viết của HS. Việc này nên được thực hiện sau khi tổ chức cho HS tự đánh giá lẫn nhau và chỉnh sửa bài viết của mình. * Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý - Sản phẩm là sơ đồ tìm ý, dàn ý của HS. * Hoạt động xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Hoạt động xem lại và chỉnh sửa a. Mục tiêu: Biết cách chỉnh sửa bài viết của bản thân và các bạn; Nhận xét được bài thơ của HS khác. Rút ra được kinh nghiệm khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. b. Nội dung: Phần chỉnh sửa, rút kinh nghiệm khi viết bài thơ c. Sản phẩm: Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS... d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm NV1: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập (1) GV yêu cầu HS dựa vào bảng kiểm trong SGK/tr.24,25 để tự kiểm tra, đánh giá lại bài thơ của mình. (2) Sau khi hoàn thành việc tự chỉnh sửa, GV có thể mời một số HS đọc bài thơ của mình trước lớp và mời các HS khác nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ (1) và (2). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đối với nhiệm vụ (2), một số HS đọc bài thơ của mình trước lớp, sau đó các HS khác chia sẻ, nhận xét về bài thơ của bạn (dựa trên bảng kiểm). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá và nhận xét trên ba phương diện: (1) Những ưu điểm cần phát huy và những điểm cần chỉnh sửa trong các bài thơ của HS. (2) Cách nhận xét, đánh giá bài viết dựa vào bảng kiểm của HS (HS đã biết sử dụng bảng kiểm chưa? HS có nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài thơ của mình và các bạn hay không?) Trong trường hợp HS chưa biết dùng bảng kiểm, GV sử dụng kĩ thuật nói to suy nghĩ để hướng dẫn HS sử dụng bảng kiểm và nhận xét. * Sản phẩm: Phần nhận xét, đánh giá bài viết của HS. Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm NV2: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật trình bày một phút để HS chia sẻ nhanh (những) kinh nghiệm của bản thân sau khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và chuẩn bị những kinh nghiệm của bản thân để chia sẻ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Một số HS chia sẻ những kinh nghiệm mà mình rút ra được. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt ý. * Sản phẩm: Những kinh nghiệm rút ra của HS về quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. 4. Hoạt động vận dung ( Hướng dẫn thực hiện tại nhà)- 5 phút a. Mục tiêu: Vận dụng được quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ vào việc làm thơ. Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. b. Nội dung: Làm thơ 4, 5 chữ. c. Sản phẩm: Bài thơ đã được công bố của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Từ bài thơ đã hoàn thành trên lớp, GV cho HS về nhà lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau và hoàn thành: (1) Sửa bài thơ cho hoàn chỉnh và công bố. (2) Chọn một đề tài khác để viết bài thơ mới và công bố. Sau khi công bố bài thơ, HS tham gia bình chọn bài thơ hay nhất của lớp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS về nhà thực hiện một trong hai nhiệm vụ trên và công bố bài thơ. HS có thể công bố bài viết trên blog cá nhân, trên trang web hoặc bảng tin học tập của lớp, Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Trước tiên, HS công bố một trong hai sản phẩm được giao trên trang Web hoặc bảng tin của lớp. - HS tham gia bình chọn bài thơ hay nhất của lớp. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ tích cực chủ động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập. - GV công bố kết quả bình chọn bài thơ hay nhất của lớp. * Sản phẩm: Bài thơ đã được công bố của HS. HS có thể công bố bài viết trên blog cá nhân, trên trang web của lớp, Tuần 3, 4 Tiết PPCT: 12,13 NÓI VÀ NGHE TÓM TẮT Ý CHÍNH DO NGƯỜI KHÁC TRÌNH BÀY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nhận biết được các thao tác tóm tắt được ý chính của người khác khi trình bày 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù: - Tóm tắt được ý chính của người khác khi trình bày 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBD, SGK, SGV, SBT, Máy tính, ti vi. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn: Kể tên các tình huống, trường hợp người khác trình bày mà bản thân cần phải tóm tắt - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày trải nghiệm cá nhân - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Trong cuộc, có rất nhiều tình huống yêu cầu chúng ta phải biết tóm lược thông tin. Vậy tóm lược như thế nào để đảm bảo hiệu quả - Bài giảng của thầy cô, câu trả lời của bạn, lời nhận xét của BGH trong tiết sinh hoạt dưới cờ, câu chuyện ba mẹ nói trong bữa cơm, bài phát biểu... 2. Hoạt động hình thành kiến thức (80 phút) * Hoạt động 1: Các thao tác tóm tắt a. Mục tiêu: Nhận biết được các thao tác tóm tắt được ý chính của người khác khi trình bày b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Chuẩn bị bài nói Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát, gợi mở, hỗ trợ - HS suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh 1. Các thao tác tóm tắt Bước 1: Nghe ý chính và ghi tóm tắt - Tập trung lắng nghe nội dung và chú ý vào ý chính của bài nói (vấn đề trọng tâm mà người nói sẽ trình bày). + Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc. + Chú ý tốc độ nói. Thường người nói sẽ nói chậm, nhấn mạnh ở những chỗ trình bày ý chính và nói với tốc độ nhanh hơn ở những ý bổ trợ. + Chú ý từ khóa của bài nói. + Chú ý các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: sơ đồ, bảng, hình ảnh,... Các phương tiện này thường được sử dụng để làm rõ ý chính của bài nói. + Kết hợp lắng nghe và ghi chép bằng cách: * Ghi ngắn gọn bằng ngôn từ của mình, ghi dưới dạng cụm từ, từ khóa. * Sử dụng các kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nổi bật các ý. * Thể hiện các ý chính dưới dạng sơ đồ. Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa - Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có). - Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao
Tài liệu đính kèm: