Kỳ kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2015-2016
 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 
Thời gian : 90 phút
( Không kể thời gian phát đề)
_____________________________________________________________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. Văn – Tiếng Việt: (4 điểm).
Câu 1: ( 2 điểm)
a. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản: " Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn? 
 (Ngữ văn 7- Tập 2)
b. Qua văn bản: "Sống chết mặc bay" em hiểu thêm được điều gì về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ ? 
Câu 2: ( 2 điểm)
a. Thế nào là câu đặc biệt? 
b. Xác định câu đặc biệt trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt vừa tìm. 
" Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi."
 ( Nguyễn Trí Huân)
II. Làm văn: (6 điểm).
 Hiện nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
-----Hết-----
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian : 90 phút
Câu/ Bài
Nội dung
Thang điểm
I. Văn – Tiếng Việt:
Câu 1 
a. Văn bản" Sống chết mặc bay" ( Phạm Duy Tốn)
* Nội dung:
"Sống chết mặc bay" đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh" nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
* Nghệ thuật: 
Lời văn cụ thể sinh động, sự kết hợp khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp.
b. Hiểu thêm vể cuộc sống của người nông dân: (HS trình bày suy nghĩ sáng tạo). Gợi ý:
Người dân có cuộc sống lầm than, cơ cực. Họ phải vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe dọa cuộc sống của người dân.
1 điểm.
0,5 điểm.
0,5 điểm 
Câu 2
a. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
b. Câu đặc biệt: Một hồi còi. 
 Tác dụng: thông báo sự xuất hiện của sự vật.
1 điểm.
0.5 điểm
0.5 điểm.
II. Làm văn
Gợi ý:
* Mở bài : 
- Giới thiệu khái quát về hiện tượng lơ là trong học tập hiện nay.
- Lý do viết bài nghị luận này.
* Thân bài: ( HS trình bày được hệ thống luận điểm sau)
1. Những biểu hiện của hiện tượng lơ là trong học tập: không chú ý nghe giảng, không làm bài tập, không thuộc bài, không chép bài, cúp tiết trốn học đi chơi với bạn xấu...
2. Nguyên nhân: 
a /Khách quan: Xã hội, gia đình, bạn bè
b/ Chủ quan: Chưa xác định được mục đích học tập. Do mất kiến thức cơ bản về môn học, dẫn đến chán học...
3. Tác hại của việc lơ là trong việc học:
- Dẫn đến học yếu, chán học, có thể bỏ học, không có tương lai, dẫn nhiều tệ nạn xã hội.
- Gánh nặng cho gia đình và xã hội .
- Xã hội không phát triển.
4. Tác dụng của việc chăm chỉ học tập:
+ Việc học giúp ta có thêm vốn kiến thức, vốn hiểu biết sâu sắc.
+ Biết cách đối nhân xử thế, trở thành người công dân tốt.
+ Tương lai tươi sáng, giúp ích cho gia đình và xã hội.
+ Học là việc cần thiết và quan trọng cần đặt lên hàng đầu, giúp xã hội phát triển, ....
 (Nêu dẫn chứng) 
* Kết bài:
- Lời khuyên, khuyến khích, động viên.
* Biểu điểm:
- Điểm 5- 6: Luận điểm rõ ràng, có luận cứ phù hợp, cụ thể, lập luận chặt chẽ thuyết phục, bố cục đủ 3 phần, diễn đạt trôi chảy, dùng từ chính xác.
- Điểm 3- 4: Đảm bảo ½ yêu cầu điểm 5- 6, đôi chỗ sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài, nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
1 điểm 
1 điểm.
1 điểm.
1 điểm.
1 điểm.
1 điểm
-----HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_dap_an_mon_Ngu_Van_7_ky_kiem_tra_hoc_ki_II_nam_hoc_20152016.doc