Đề kiểm tra học kì I năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn khối 7 thời gian làm bài: 90 phút

doc 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn khối 7 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn khối 7 thời gian làm bài: 90 phút
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 7 
Thời gian làm bài: 90 phút
I. MÔ TẢ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU NĂNG LỰC HỌC SINH: 	
 1. Kiến thức: Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần trong chương trình học kỳ I Ngữ Văn 7
 2. Kĩ năng:
 Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách toàn diện, tổng hợp theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh gía mới	
 3. Thái độ:	
 HS biết vận dụng các kiến thức đã học .
 Yêu quý, trân trọng Tiếng Việt.
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HS
 MỨC ĐỘ
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
VĂN BẢN
TIẾNG VIỆT
- Nhận biết các thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Nhớ được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm.
- Thuộc lòng các câu ca dao, thơ trung đại, văn bản nhật dụng.
 - Nhận biết đặc điểm từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
 - Nhớ khái niệm các dạng câu.
Chỉ ra được tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong các câu câu ca dao, thơ trung đại, văn bản nhật dụng.
- Hiểu được cách tạo nghĩa của từ ghép, từ láy, 
- Xác định các loại từ, lỗi sai về quan hệ từ, trong các ngữ cảnh cụ thể.
Trình bày được cảm nhận của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của các câu ca dao, thơ trung đại và các văn bản nhật dụng.
Viết câu theo yêu cầu
TẬP LÀM VĂN
Văn biểu cảm.
 -Cấu trúc bài văn
-Dàn bài văn biểu cảm
-Khai thác kiến thức Ngữ văn để làm sáng tỏ vấn đề
- Biết kết hợp cách dùng từ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật, cách biểu lộ cam xúc
II. XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
&VĂN BẢN
A/Câu hỏi nhận biết:(4 câu).
 Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là ca dao, dân ca? 
*Đáp án: 
- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người 
- Nội dung: ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, diễn tả sinh động đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động. Nhân vật trữ tình trong ca dao thường là người mẹ, người vợ, người chồng, người con, chàng trai, cô gái
. 
Câu 2: Chép lại nguyên văn bài thơ Sông núi nước Nam và cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào, em hiểu gì về thể thơ đó. Vì sao bài thơ được xem như làbản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên?
 *Đáp án: 
- Chép nguyên văn bài thơ.
 - Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể thơ này mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng, hiệp vần ở cuối các câu 1, 2, 4 (cư – thư – hư) 
- Bài thơ được xem như làbản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên vì bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, lời khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.
Câu 3. Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh?
*Đáp án: Nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh:
Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp nêu tư tưởng tình cảm, không thông qua một phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả:
- Sông núi nước Nam: thể hiện một chân lí lớn lao và thiêng liêng đó là Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ bị thất bại 
- Phò giá về kinh: ngợi ca khí thế hào hùng của dân tộc qua chiến đấu và khát vọng xây dựng phát triển đất nước trong hoà bình. 
Câu 4. Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Bà Huyện Thanh Quan? Bài thơ thuộc thể thơ nào, em hiểu gì về thể thơ đó? 
*Đáp án: 
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, bà sống ở thế kỉ XIX, quê làng Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan do đó bà được nhân dân gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà làm thơ không nhiều, chỉ để lại sáu bài, nhưng có giá trị nghệ thuật rất cao nên được nhiều người biết đến.
-Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. Là thể thơ mỗi bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, chỉ có một vần đúng ở cuối câu thơ và hiệp vần với nhau ở các câu: 1, 2, 4, 6, 8. Ngoài ra, nó còn có những quy định chặt chẽ vầ niêm, luật, đối. Bố cục gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết (mỗi phần gồm 2 câu).
B. Câu hỏi thông hiểu : (2 câu)
Câu 5: Bài thơ “Bánh trôi nước” có những tầng nghĩa nào, tầng nghĩa nào chính? Bài thơ thuộc loại văn bản nào?
*Đáp án: 
-Bài thơ có hai tầng nghĩa: 
+ Nghĩa tả thực: miêu tả thực chiếc bánh trôi giống như bánh có ngoài đời.
+ Nghĩa ẩn dụ: nói về phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Tầng nghĩa ẩn dụ là nghĩa chính, làm nên giá trị sâu sắc của bài thơ. 
- Bài thơ thuộc kiểu văn bản biểu cảm
Câu 6: Theo em hai hình ảnh đối lập: “Cái cò lặn lội bờ ao..” và “ Chú tôi hay tửu hay tăm” trong bài ca dao số 1 chủ đề châm biếm có ý nghĩa gì? Để phê phán những người lười biếng nhưng lại thích hưởng thụ nhân dân ta có những câu ca dao tục ngữ nào?
*Đáp án: 
- Ý nghĩa việc xây dựng hình ảnh đối lập “Cái cò lăn lội bờ ao..” và “ Chú tôi hay tửu hay tăm”: con cò lam lũ, nhọc nhằn bên cạnh một nhân vật vô cùng lười biếng nhằm phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu và đề cao giá trị lao động trong xã hội..
- Người bình dân thường nhắc nhở nhau, bảo ban nhau phải siêng năng, cần cù lao động, có làm thì mới có ăn, ví dụ như:
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
. 
C. Câu hỏi vận dụng thấp: (2 câu)
Câu 7: Em hãy so sánh hình ảnh “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”? Qua đó em có nhận xét gì về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
*Đáp án: 
-“Ta với ta” trong “Qua Đèo Ngang” là mình với chính mình, lòng mình gặp lòng mình, cô đơn, một mình mình biết, một mình mình hay, nỗi buồn không san sẻ được với ai. 
-“Ta với ta” trong “Bạn đến chơi nhà” là nhà thơ với người bạn, là sự hòa hợp, chia sẻ của hai tâm hồn, hai con người trong một tình bạn chan hòa, 
- Một tình bạn chân thành thắm thiết,sự quí nhau chí nghĩa chí tình.Một tình bạn đáng trân trọng,một tấm lòng nhân hậu đáng quí
Câu 8: Em hãy phân tích giọng điệu bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”? Hãy nêu cảm nhận chung của em về bài thơ?
*Đáp án: 
- Giọng điệu bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
+ Ba câu đầu là giọng của tác giả.
+ Câu cuối là giọng của trẻ thơ: khách ở nơi nào đến chơi?
+ Trong bài thơ có cả tiếng cười, nhưng tiếng cười hồn nhiên của trẻ con càng khiến cảm giác xa lạ của nhà thơ càng lớn hơn.
+ Có sự tương phản trong giọng điệu: vui tươi (của trẻ con) và ngậm ngùi (của người xa quê trở về), hóm hỉnh (trong lời tường thuật) và bi hài (trong tình cảnh của người trở về: không còn ai biết đến mình, về quê mà bị xem là khách).
- Cảm nhận chung của em về bài thơ: Đây là bài thơ hay, nói về tâm trạng của người đi xa lâu năm trở lại quê nhà. Tâm trạng của nhà thơ lẫn lộn quen lạ, vui buồn, nhưng trên hết là tấm lòng tha thiết của nhà thơ dành cho quê nhà.
& TIẾNG VIỆT:
A. Câu hỏi nhận biết: (3 câu)
Câu 1. Có mấy loại từ ghép? Định nghĩa từng loại? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
 - Có hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 
 - Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau.
+ Ví dụ: đỏ tươi, cười duyên, nhà xe 
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính tiếng phụ)
+ Ví dụ: nhà cửa, áo quần, núi sông, tươi vui 
Câu 2. Đại từ được chia làm mấy loại? Nêu rõ từng loại? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
Đại từ được chia làm hai loại: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi
- Đại từ để trỏ gồm có các loại sau
 + Trỏ người, trỏ vật (còn gọi là đại từ xưng hô).Ví dụ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng ta, mày, họ, nó
+ Trỏ số lượng. Ví dụ: bấy, bấy nhiêu
+ Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Ví dụ: vậy, thế
- Đại từ để hỏi gồm có các loại sau
+ Hỏi về người, sự vật.Ví dụ: ai? gì?
+ Hỏi về số lượng. Ví dụ: bao nhiêu? mấy?
+ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. Ví dụ: sao? thế nào?
Câu 3. Thế nào là từ đồng nghĩa? Hãy nêu các loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ chỉ cùng một sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm và có sắc thái khác nhau. Trong mọi trường hợp, chúng có thể thay thế cho nhau. Ví dụ: heo- lợn; thi sĩ- nhà thơ; trái- quả+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ chỉ cùng một sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm nhưng có sắc thái khác nhau. Ví dụ: cho – biếu – tặng; hi sinh- từ trần- chết; 
B. Câu hỏi thông hiểu : (2 câu)
Câu 4. So sánh sự khác nhau về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ: ông nội (ông: chỉ chung người sinh ra cha mẹ mình; nội: chỉ riêng người sinh ra cha mình) 
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Ví dụ: quần áo (quần: chỉ riêng quần; áo: chỉ riêng áo; quần áo: chỉ chung cả quần áo) 
Câu 5. Tìm những cặp từ trái nghĩa biểu thị những khái niệm tương phản về: thời gian, không gian, vị trí, kích thước, dung lượng, hiện tượng xã hội.
*Đáp án: 
- Cặp từ trái nghĩa biểu thị những khái niệm tương phản:
+ Về thời gian: sớm – muộn, lâu – mau, 
+ Về không gian: xa – gần, nam – bắc, ra – vào,
+ Về vị trí: trước – sau, trong – ngoài, 
+ Về kích thước, dung lượng: cao - thấp, lớn – bé, dài – ngắn,
+ Về hiện tượng xã hội: giàu – nghèo, sang – hèn,
C. Câu hỏi vận dụng thấp: (2 câu)
Câu 6 Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách sử dụng các từ trái nghĩa đó.
Ngắn ngày thôi có dài lời làm chi
Bây giờ đất thấp trời cao
Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ
(Nguyễn Du)
*Đáp án: 
- Những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ: dài – ngắn, thấp – cao 
- Cách sử dụng từ trái nghĩa như vậy làm cho câu thơ có tính cân đối, uyển chuyển, thể hiện sự khẳng định về tình cảnh trớ trêu của nhân vật
Câu 7. Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố sau: quốc, sơn, giang, chiến (mỗi yếu tố tìm 2 từ, mỗi từ).
D.Câu hỏi vận dụng cao:).
 & TẬP LÀM VĂN: 
 Đề 1: Hãy trình bày cảm xúc suy nghĩ sâu sắc của em về một bài thơ mà em yêu thích nhất 
 -Mở bài: Giới thiệu bài thơ,tác giả và cảm nghĩ khái quát
 đối với bài thơ ấy . 
-Thân bài:
 * Miêu tả những hình ảnh được nói đến trong từng câu thơ 
 * Kể chuyện về những sự việc được đề cập đến trong bài 
 *Tình cảm, cảm xúc của em đối với những hình ảnh vànhững sự việc trong bài 
 -Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em. Giá trị của bài thơ . 
 (Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả, lời văn mạch lạc
 Đề 2: Hãy nêu tình cảm, suy nghĩ sâu sắc nhất của em về một loài cây em yêu 
 -Mở bài: Giới thiệu loài cây và tình cảm khái quát của em về loài cây ấy 
 -Thân bài:
 * Miêu tả hình dáng, đặc điểm của loài cây
 * Sự sinh trưởng và lợi ích của loài cây đối với con người
 * Loài cây trong cuộc sống của em
 -Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với loài cây.
 Lời hứa, lòng mong ước
 (Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả, lời văn mạch lạc)
 Đề 3: Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, )
 a) Mở bài: Giới thiệu về người thân và cảm nghĩ chung
 b) Thân bài: 
 -Miêu tả sơ lược về hình dáng, những thay đổi của người thân và cảm xúc. (1đ)
 -Tính tình, phẩm chất tốt đẹp của người thân và cảm xúc. 
 -Những kỉ niệm gắn bó với người thân. Mong ước của em. 
 c) Kết bài: Khẳng định lại cảm nghĩ 
 (Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả, lời văn mạch lạc)
III/. XÂY DỰNG KHUNG MA TRẬN ĐỀ 
 CẤP ĐỘ
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
THẤP
CAO
Chủ đề 1:
*Văn bản. - Sông núi nước Nam
*Tiếng Việt.
Từ ghép
-Nhận dạng được thể thơ và cách hiểu về thề thơ đó.
-Nêu được nội dung của bài thơ.
-Phân biệt được sự khác nhau về nghĩa 2 loại từ: TG CP và TGĐL.
-Cho ví dụ.
Số câu:
Số điểm : 
Tỷ lệ:
1
2
20%
1
2
20%
2
4
40%
Chủ đề 2:
*Tập làm văn
Văn biểu cảm.
-Cấu trúc bài tập làm văn
-Dàn bài văn biểu cảm.
-Khai thác kiến thức Ngữ văn để làm sáng tỏ vấn đề
- Biết kết hợp cách dùng từ , đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật, bộc lộ cảm xúc
sâu sắc
Số câu:
Số điểm :
Tỷ lệ:
0.5
3,0
0.5
3,0
1
6,0
60%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỷ lệ:
1
2
20%
1
2
20%
0.5 
3.0 
30%
0.5 
3,0 
30%
3
10 
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 7 
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề).
Câu 1: (2,0 điểm)
 Chép lại nguyên văn bài thơ Sông núi nước Nam và cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? em hiểu gì về thể thơ đó? Vì sao bài thơ được xem như làbản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên?
Câu 2: (2,0 điểm)
 So sánh sự khác nhau về nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ.
Câu 3: (6,0 điểm)
 Hãy nêu tình cảm, suy nghĩ sâu sắc nhất của em về một loài cây em yêu.
-------------------------- HẾT --------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 7 
Câu 1: (2đ)
* Mức tối đa:
 -Chép đúng nguyên văn bài thơ: Sông núi nước Nam. (0,5đ).
 -Nêu đúng thể thơ và cách hiểu về thể thơ đó.(0,5đ).
 -Cho biết vì sao bài thơ được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên.(0,1đ)	
*Mức chưa tối đa: Có thực hiện được một trong ba yêu cầu
* Mức chưa đạt: chưa thực hiện được một trong ba yêu cầu (0đ)
Câu 2: (2đ)
*Mức tối đa:
 -Nêu được sự khác nhau về nghĩa của hai loại từ ghép: CP và ĐL (0,1đ).
 -Cho đúng ví dụ mỗi loại (0,5đ).
*Mức chưa tối đa: Trình bày mỗi loại không hoàn chỉnh một ý -0.25 đ
*Mức chưa đạt: Không thực hiện được.(0đ).	
Câu 3: (6,0 điểm)
a) Nội dung: (5 điểm)
* Yêu cầu:
- Viết đúng thể loại văn bản biểu cảm. 
- Bài viết phải có bộc lộ cảm xúc sâu sắc.
A. Mở bài: (0,1 điểm)
 Giới thiệu loài cây và tình cảm khái quát của em về loài cây ấy.(1đ). .
 B. Thân bài: (3 điểm)
 * Miêu tả hình dáng, đặc điểm của loài cây.(1đ)
 * Sự sinh trưởng và lợi ích của loài cây đối với con người.(1đ)
 * Loài cây trong cuộc sống của em.(1đ)
 C -Kết bài: (1đ)
 Khẳng định lại tình cảm của em đối với loài cây.
 Lời hứa, lòng mong ước.(1đ)
 (Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả, lời văn mạch lạc)(1đ)
&.Cần làm rõ được 3 ý cơ bản sau:
	b/ Hình thức: ( 1đ)
	- Rõ bố cục, cân đối.
	-Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
	-Sai chính tả 5 lỗi trừ 0.5 đ ( trừ không quá 1 đ)
 *-Biểu điểm:
- Điểm 6: Nắm vững kiểu văn bản, bài viết giàu cảm xúc, bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, ý văn mạch lạc, văn phong tốt, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ. Chữ viết đẹp, đúng chuẩn.
- Điểm 5: Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt khá trôi chảy, ý văn mạch lạc, giàu cảm xúc, liên kết khá chặt chẽ, không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ. Chữ viết rõ ràng.
- Điểm 4: Nắm thể loại, hoàn thành các yêu cầu về nội dung, bố cục rõ, diễn đạt khá suôn sẻ, mắc 3-4 lỗi chính tả, chữ viết rõ.
- Điểm 3: Bố cục đủ, hoàn thành tương đối các yêu cầu về nội dung, đôi chỗ ý văn sơ sài và biểu lộ cảm xúc chưa sâu sắc, mắc 5-6 lỗi chính tả, chữ viết tương đối rõ.
 - Điểm 2: Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời văn còn vụng về, chưa bộc lộ được cảm xúc sâu, mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Vẫn hình thành được bố cục ba phần nhưng sơ sài (khoảng 15 dòng ).
- Điểm 1: Chỉ viết một đoạn rồi bỏ hoặc lạc đề
- Điểm 0 : Bỏ trắng, không làm.
-------------------------- HẾT --------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNGAN_HANG_DE_VAN_7.doc