Tuần 2.Tiết 5,6Ngày soạn: 10-4-2016. Ngày dạy: 19-4-2016 Chương. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và nhớ được các khái niệm: hiện tượng quang điện ngoài, electron quang điện, dòng quang điện, giới hạn quang điện, dòng quang điện bào hòa, hiệu điện thế hãm. - Hiểu được nội dung và nhận xét kết quả TN khảo sát định lượng hiện tượng quang điện. - Hiểu và phát biểu được các định luật. - Nêu được nội dung cơ bản của giả thuyết lượng tử năng lượng của Plăng và thuyết lượng tử ánh sáng của Anhxtanh. - Viết được công thức Anhxtanh về hiện tượng quang điện. - Nêu được lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng. - Tìm hiểu thế nào là hiện tượng quang điện trong và một số đặc điểm cơ bản của hiện tượng này. - Tìm hiểu về hiện tượng quang dẫn. Giải thích hiện tượng bằng thuyết lượng tử ánh sáng. - Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng quang điện trong: Quang điện trở và pin quang điện. - Hiểu và nắm được các tiên đề của BO và mẫu nguyên tử BO. - Hiểu được sự tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử Hydro. - Hiểu và giải thích được sự phát quang, sự lân quang, sự huỳnh quang. Phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.Hiểu được các ứng dụng của hiện tượng phát quang trong khoa học, kĩ thuật và đời sống. - Hiểu được khái niệm laze, sơ lược về nguyên tắc tạo thành, ứng dụng của tia laze. 2. Kĩ năng: - Vận dụng giải thích được các hiện tượng liên quan đến hiện tượng quang điện trong thực tế: cửa đóng mở tự động; mạch điều khiển đóng mở đèn giao thông... - Vận dụng thuyết lượng tử ánh sáng, giải thích ba định luật quang điện - Vận dụng công thức 47.2 để xác định bước sóng các vạch quang phổ của nguyên tử hydro 3. Thái độ: - Có hứng thú học vật lý - Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tóm tắt lý thuyết của chương câu hỏi trắc nghiệm. Chọn một số bài toán định lượng về việc vận dụng công thức Anhxtanh để kết hợp rèn luyện sự vận dụng cho HS. - HS: Ôn tập các định luật quang điện, các khái niệm: electron quang điện, cường độ dòng quang điện; điều kiện để có dòng điện. Ôn tập kiến thức về dòng điện trong chất bán dẫn. (SGK lớp 11) Ôn tập khái niệm về dòng điện, kiến thức về công của lực điện trường, định lí động năng. III. TỒ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động thầy trò Nội dung cần truyền đạt Gv: kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh, trả bài lý thuyết và công thức chương sóng ánh sáng. Gv: tóm tắt lý thuyết của chương lượng tử ánh sáng Hs: tiếp thu kiến thức giáo viên truyền đạt về hiện tượng quang điện ngoài, hiện tượng quang điện trong, các tiên đề của Bo, hiện tượng quang dẫn Gv: tóm tắt các công thức về giao thoa ánh sáng từ đơn giản đến phức tạp Hs: ghi lại các công thức để giải bài tập Gv: đưa ra từng dạng bài tập cho học sinh từ dễ đến khó, lưu ý các bài tập học sinh thường bị nhầm lẫn, dễ sai. Hs:tiếp thu từng dạng bài tập, làm bài tập áp dụng sau mỗi dạng Gv: sửa sai cho học sinh từng bài tập Lý thuyết của chương và công thức (có tài liệu đính kèm). Các dạng bài tập và câu hỏi trắc nghiệm (có tài liệu đính kèm) Củng cố dặn dò giao nhệm vụ về nhà Học lý thuyết và các công thức chương lượng tử ánh sáng, các dạng bài tập Giải các câu hỏi trắc nghiệm sau: Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì kết luận nào sau đây là sai? A. Nguyên tử hay phân tử vật chất hấp thụ hay bức xạ ánh sáng thành từng lượng gián đoạn. B. Mỗi phôtôn mang một năng lượng ε = hf. C. cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn trong chùm. D. Khi ánh sáng truyền đi, các phôtôn bị thay đổi do tương tác với môi trường. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp. B. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi nó bị nung nóng. C. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong một điện trường mạnh. D. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi nhúng tấm kim loại vào trong một dung dịch. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện. B. Trong cùng môi trường, ánh sáng truyền với vận tốc bằng vận tốc của sóng điện từ. C. Ánh sáng có tính chất hạt. Mỗi hạt ánh sáng được gọi là một phôtôn. D. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng: A.Giải phóng êlectrôn liên kết trong chất bán dẫn khi chiếu ánh sáng thích hợp vào chất bán dẫn đó. B. Bứt êlectrôn ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng. C. Giải phóng êlectrôn ra khỏi kim loại bằng cách đốt nóng. D. Giải phóng êlectrôn khỏi một chất bằng cách bắn phá iôn vào chất đó. Năng lượng của mỗi lượng tử ánh sáng phụ thuộc vào: A. tần số bức xạ ánh sáng. B. nhiệt độ của nguồn phát sáng. C. số lượng tử phát ra từ nguồn sáng. D. vận tốc ánh sáng. Phôtôn không có: A. năng lượng. B. khối lượng tĩnh. C. động lượng. D. tính chất sóng. Ánh sáng phải có điều kiện gì mới gây ra được hiện tượng quang điện? A. Có cường độ mạnh. B. Có tần số thấp. C. Có bước sóng ngắn. D. Cả ba điều kiện trên Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Khi ánh sáng truyền đi, lượng tử ánh sáng không bị thay đổi và không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng. B. Năng lượng của lượng tử ánh sáng đỏ lớn hơn năng lượng của lượng tử ánh sáng tím. C. Nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. D. Mỗi chùm sáng dù rất yếu cũng chứa một số rất lớn lượng tử ánh sáng. Gọi bước sóng là giới hạn quang điện của một kim loại, là bước sóng ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại đó, để hiện tượng quang điện xảy ra thì: A. chỉ cần điều kiện . B. chỉ cần điều kiện . C. phải có cả hai điều kiện và cường độ ánh sáng kích thích phải lớn. D. phải có cả hai điều kiện và cường độ ánh sáng kích thích phải lớn. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng? A. Mỗi một lượng tử ánh sáng mang năng lượng xác định có giá trị B. Mỗi một lượng tử ánh sáng mang năng lượng xác định có giá trị C. Vận tốc của phôtôn trong chân không là D. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn (lượng tử ánh sáng). Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai? A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f xác định thì các phôtôn ứng với ánh sáng đó đều có năng lượng như nhau. B. Bước sóng của ánh sáng càng lớn thì năng lượng phôtôn ứng với ánh sáng đó càng nhỏ. C. Trong chân không, vận tốc của phôtôn luôn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng. D. Tần số ánh sáng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng lớn. Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây? A. Khúc xạ ánh sáng. B. Giao thoa ánh sáng. C. Phản xạ ánh sáng. D. Quang điện. Phát biểu nào là sai? A. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các tế bào quang điện đều dựa trên hiện tượng quang dẫn. B. Điện trở của quang trở giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào. C. Có một số tế bào quang điện hoạt động khi được kích thích bằng ánh sáng nhìn thấy. D. Trong pin quang điện, quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng. Chiếu bức xạ có bước sóng λ tới bề mặt một kim loại. Biết công thoát electron khỏi mặt kim loại này là A. Hiện tượng quang điện xảy ra khi A. B. C. D. Giới hạn quang điện của kim loại natri là . Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi chiếu vào kim loại đó A. tia hồng ngoại. B. bức xạ màu đỏ có bước sóng C. tia tử ngoại. D. bức xạ màu vàng có bước sóng Kim loại dùng làm catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là . Công thoát của êlectrôn khỏi mặt kim loại này bằng A. B. C. D. Giới hạn quang điện của kẽm là , công thoát êlectrôn của kẽm lớn hơn của natri 1,4 lần. Giới hạn quang điện của natri bằng: A. 0,504 mm. B. . C. 0,405 mm. D. . Tính bước sóng của tia hồng ngoại mà phôtôn của nó có năng lượng vào cỡ 0,04 eV. A. B. C. D. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng có bước sóng 768 nm là A. 1,62 eV. B. 16,2 eV. C.. D. 2,6 eV. Công thoát của êlectron ra khỏi natri là 2,5 eV. Giới hạn quang điện của natri là: A. . B. . C. . D. . Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng và vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện . Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? A. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên. B. Chỉ có bức xạ . C. Chỉ có bức xạ . D. Cả hai bức xạ trên. Lần lượt chiếu vào bề mặt một tấm kim loại có công thoát êlectron là 2 eV, các ánh sáng có bước sóng và . Ánh sáng đơn sắc nào có thể làm các êlectron trong kim loại đó bứt ra ngoài? A. Cả và . B. . C. . D. Không có bức xạ nào kể trên. Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện . Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. Công thoát của êlectron ra khỏi vônfram là 4,5 eV. Cần chiếu ánh sáng có bước sóng dài nhất là bao nhiêu để gây ra hiện tượng quang điện trên mặt lớp vônfram? A. 0,276. B. 2,76. C. 0,207. D. 0,138. Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm sẽ phát ra bao nhiêu phôtôn trong 1 giây, nếu công suất phát xạ của đèn là 10W? A. . B. . C. . D. . Độ nhạy của võng mạc của con mắt đối với ánh sáng vàng (0,6 μm) là . Phải có bao nhiêu phôtôn ánh sáng vàng đập vào võng mạc trong một giây mới có thể gây ra cảm giác sáng? A. 6 phôtôn/s. B. 60 phôtôn/s .C. 600 phôtôn/s. D. 6000 phôtôn/s. Với lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì A. B. C. D. Một ống Rơn-ghen phát ra bức xạ có bước sóng ngắn nhất là . Bỏ qua động năng ban đầu của êlectron. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống là A. B. C. D. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là U = 25 kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm êlectron phát ra từ catốt bằng không. Tần số lớn nhất của tia Rơnghen do ống này có thể phát ra là A. B. C. D. Catốt của tế bào quang điện làm bằng vônfram, biết công thoát của êlectrôn với vônfram là 7,2.10-19J. Chiếu vào catốt ánh sáng có bước sóng . Để triệt tiêu hoàn toàn dòng quang điện phải đặt vào giữa catôt và anốt một hiệu điện thế hãm là bao nhiêu: A -6,62 V. B. -4,50 V. C -2,50 V. D. -2,37 V. 31.Catốt của tế bào quang điện làm bằng vônfram, biết công thoát của êlectrôn với vônfram là 7,2.10-19J. Chiếu vào catốt ánh sáng có bước sóng . Động năng cực đại của êlectrôn khi bức ra khỏi catôt là: A.10,6.10-19J. B. 7,2.10-19J. C4,0.10-19J. D. 3,6.10-19J. 32.Catốt của tế bào quang điện làm bằng vônfram, biết công thoát của êlectrôn với vônfram là 7,2.10-19J. Chiếu vào catốt ánh sáng có bước sóng . Vận tốc ban đầu cực đại của êlectrôn khi bức ra khỏi catôt là: A.2,88.105 m/s. B. 1,84.105 m/s. C. 2,76.105 m/s. D. 3,68.105 m/s. Giáo viên Trương Thanh Chí Dũng Duyệt của BHG Duyệt của TP Tuần 2.Tiết 7,8Ngày soạn: 10-4-2016. Ngày dạy: 22-4-2016 Chương. VẬT LÝ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ I.MỤC TIÊU 1. Kiến Thức - Nêu được cấu tạo hạt nhân. Từ kí hiệu hạt nhân, xác định được số lượng các nuclon cấu tạo hạt nhân và tính được khối lượng hạt nhân. - Nêu được lực hạt nhân là gì và các đặc điểm của lực hạt nhân. - Nêu được độ hụt khối của hạt nhân và viết được công thức tính độ hút khối. - Nêu được thế nào là năng lượng liên kết hạt nhân. Hiểu được mối liên hệ giữa năng lượng liên kết với tính bền vững của hạt nhân. - Hiểu được thế nào là phản ứng hạt nhân, phát biểu được các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân. - Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì, thành phần và bản chất các tia phóng xạ. Phát biểu được định luật phóng xạ và viết hệ thức của định luật này. - Nêu được phản ứng phân hạch là gì, phản ứng dây chuyền là gì, các điều kiện để phản ứng xảy ra. - Hiểu được thế nào là phản ứng nhiệt hạch, ưu điểm của năng lượng do phản ứng nhiệt hạch tỏa ra. 2.Kĩ năng -Tính được độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân nguyên tử. - Từ phương trình phản ứng hạt nhân tính được năng lượng tỏa ra hay thu vào trong phản ứng hạt nhân. - Vận dụng được định luật phóng xạ và khái niệm độ phóng xạ để giải được các bài tập. 3. Thái độ: - Có hứng thú học vật lý - Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống II.CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tóm tắt lý thuyết của chương câu hỏi trắc nghiệm. - Hs :nhớ lại các kiến thức đã học III. TỒ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động thầy trò Nội dung cần truyền đạt Gv: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh, trả bài lý thuyết và công thức chương lượng tử ánh sáng. Gv: Tóm tắt lý thuyết của chương vật lý hạt nhân nguyên tử. Hs: Tiếp thu kiến thức giáo viên truyền đạt về vật lý hạt nhân nguyên tử. Gv: Tóm tắt các công thức về vật lý hạt nhân nguyên tử từ đơn giản đến phức tạp Hs: Ghi lại các công thức để giải bài tập Gv: đưa ra từng dạng bài tập cho học sinh từ dễ đến khó, lưu ý các bài tập học sinh thường bị nhầm lẫn, dễ sai. Hs:Tiếp thu từng dạng bài tập, làm bài tập áp dụng sau mỗi dạng Gv: Sửa sai cho học sinh từng bài tập Lý thuyết của chương và công thức (có tài liệu đính kèm). Các dạng bài tập và câu hỏi trắc nghiệm (có tài liệu đính kèm) Củng cố dặn dò giao nhệm vụ về nhà Học lý thuyết và các công thức chương vật lý hạt nhân nguyên tử, các dạng bài tập Giải các câu hỏi trắc nghiệm sau: Định luật bảo toàn nào sau đây không áp dụng được trong phản ứng hạt nhân? A. Định luật bảo toàn điện tích. B. Định luật bảo toàn khối lượng. C. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần. D. Định luật bảo toàn số nuclôn. Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, khối lượng tổng cộng là , khi chúng kết hợp lại với nhau để tạo thành một hạt nhân thì có khối lượng m. Gọi là năng lượng liên kết và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Biểu thức nào sau đây luôn đúng? A. . B. . C. . D. . Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, khối lượng tổng cộng là , khi chúng kết hợp lại với nhau thì tạo thành một hạt nhân có khối lượng m. Gọi c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Năng lượng liên kết của hạt nhân này được xác định bởi biểu thức A. . B. . C. . D. . Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn A. khối lượng tĩnh. B. năng lượng toàn phần. C. điện tích. D. động lượng. Hạt nhân có khối lượng là 55,940 u. Biết khối lượng của prôtôn là 1,0073 u và khối lượng của nơtron là 1,0087 u và . Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là A. 70,5 MeV/nuclôn. B. 70,1 MeV/nuclôn. C. 4231 MeV/nuclôn. D. 54,4 MeV/nuclôn. Theo hệ thức Anh-xtanh giữa năng lượng và khối lượng, một vật có khối lượng 2 g thì có năng lượng nghỉ A. B. C. D. Hạt nhân đơteri có khối lượng 2,0136 u. Biết khối lượng của prôtôn là 1,0073 u và khối lượng của nơtron là 1,0087 u và . Năng lượng liên kết của hạt nhân là A. 0,67 MeV. B. 1,86 MeV. C. 2,23 MeV. D. 2,02 MeV. Cho phản ứng hạt nhân . Khối lượng của các hạt nhân là m(Ar) = 36,956889 u, m(Cl) = 36,956563 u, m(n) = 1,008670 u, m(p) = 1,007276 u và . Năng lượng mà phản ứng này tỏa ra hay thu vào là bao nhiêu? A. Tỏa ra 1,60132 MeV. B. Thu vào 1,60132 MeV. C. Tỏa ra D. Thu vào Khối lượng của hạt nhân là 10,0113 u, khối lượng của nơtron là , khối lượng của prôtôn là và . Năng lượng liên kết của hạt nhân là A. 65,263 MeV. B. 6,5263 MeV. C. 0,6526 MeV. D. 652,63 MeV. Cho khối lượng prôtôn là ; khối lượng nơtron là ; khối lượng hạt là ; . Năng lượng liên kết riêng của là A. 28,4 MeV. B. 7,1 MeV. C. 1,3 MeV. D. 0,326 MeV. Cho phản ứng hạt nhân . Biết . Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 g khí heli từ phản ứng trên là A. . B. . C. . D. . Chất phóng xạ phát ra tia và biến đổi thành . Biết khối lượng các hạt là . Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân Po phân rã là A. 4,8 MeV. B. 5,4 MeV. C. 5,9 MeV. D. 6,2 MeV. Hạt nhân có độ hụt khối bằng 0,03038 u. Biết . Năng lượng liên kết của hạt nhân là A. 28,29897 MeV. B. 82,29897 MeV. C. 25,29897 MeV. D. 32,29897 MeV. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết A. tính riêng cho hạt nhân ấy. B. của một cặp prôtôn – prôtôn. C. tính cho một nuclôn. D. của một cặp prôtôn – nơtron. Cho ; ; ; ; ; . Năng lượng tối thiểu để tách hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt bằng A. 89,4 MeV. B. 44,7 MeV. C. 72,7 MeV. D. 8,94 MeV. Xét một phản ứng hạt nhân . Biết khối lượng của các hạt nhân . Năng lượng phản ứng trên tỏa ra là A. 1,8820 MeV. B. 3,1654 MeV. C. 7,4990 MeV. D. 2,7390 MeV. Kết luận nào về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng? A. Tia đều có chung bản chất là sóng điện từ. B. Tia là dòng các hạt nhân của nguyên tử heli . C. Tia β là dòng hạt mang điện. D. Tia γ là sóng điện từ. Tìm phát biểu sai về tia A. Trong điện trường gây bởi tụ điện, tia bị lệch về phía bản mang điện âm. B. Có khả năng ion hóa môi trường nhưng yếu hơn so với tia . C. Có tầm bay trong không khí dài hơn tia . D. Có thể phóng ra từ hạt nhân cùng với tia . Phát biểu nào sau đây sai ? A. Tia gồm các êlectrôn nên không thể phóng ra từ hạt nhân. B. Tia gồm các hạt có cùng khối lượng với êlectrôn và mang điện tích nguyên tố dương. C. Tia gồm các hạt nhân của nguyên tử hêli. D. Tia lệch trong điện trường ít hơn tia . Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ. C. Chu kỳ phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó. D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ. Chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ là khoảng thời gian để A. quá trình phóng xạ lặp lại như lúc ban đầu. B. một nửa số nguyên tử chất ấy biến đổi thành chất khác. C. chất ấy hoàn thành một phân rã. D. một nửa số nguyên tử chất ấy hết khả năng phóng xạ. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia là dòng các hạt nhân nguyên tử heli . B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản của tụ điện tia bị lệch về phía bản âm. C. Tia ion hóa không khí rất mạnh. D. Tia có khả năng đâm xuyên nên được sử dụng để chữa bệnh ung thư. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hạt và hạt có khối lượng bằng nhau. B. Hạt và hạt được phóng ra từ cùng một đồng vị phóng xạ. C. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ, hạt và hạt bị lệch về hai phía ngược nhau. D. Hạt và hạt khi phóng ra có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã 8 ngày đêm. Lúc đầu có 200 g chất phóng xạ này, sau 8 ngày đêm còn lại bao nhiêu gam chất phóng xạ đó chưa phân rã? A. 50 g. B. 75 g. C. 100 g. D. 25 g. Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có khối lượng , chu kỳ bán rã của chất này là 3,8 ngày. Sau 15,2 ngày khối lượng của chất phóng xạ đó còn lại là 2,24 g. Khối lượng là A. 5,60 g. B. 8,96 g. C. 35,84 g. D. 17,92 g. Chất phóng xạ Pôlôni có chu kỳ bán rã 138 ngày đêm. Thời gian để số hạt nhân Pôlôni còn lại bằng 1/32 số hạt nhân ban đầu là A. 276 ngày đêm. B. 414 ngày đêm. C. 552 ngày đêm. D. 690 ngày đêm. Tại một thời điểm, trong một mẫu phóng xạ còn lại 25% số hạt nhân chưa bị phân rã. Sau đó 1,5 giờ số hạt nhân chưa bị phân rã của chất phóng xạ này chỉ còn 12,5%. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ này là A. 1,5 giờ. B. 2 giờ. C. 1 giờ. D. 3 giờ. Hạt nhân pôlôni phân rã cho hạt nhân con là chì , đã có sự phóng xạ : A. . B. . C. . D. . Một hạt nhân X sau khi hấp thụ một nơtron lại phát ra một êlectron và tự tách thành hai hạt . Hạt X là hạt nhân của nguyên tố nào? A. Liti. B. Beri. C. Bo. D. Nitơ. Hạt nhân sau một số phân rã và biến thành hạt nhân bền . Quá trình này trải qua A. 6 lần phân rã và 8 lần phân rã . B. 8 lần phân rã và 6 lần phân rã . C. 32 lần phân rã và 10 lần phân rã . D. 10 lần phân rã và 32 lần phân rã . Giáo viên Trương Thanh Chí Dũng Duyệt của BHG Duyệt của TP Lê Thị Thu Hiền Tuần 3.Tiết 9,10Ngày soạn: 10-4-2016. Ngày dạy: 26-4-2016 DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA CON LẮC LÒ XO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thông qua quan sát có khái niệm về chuyển động dao động, dao động tuần hoàn, chu kì. - Biết cách thiết lập phương trình động lực học của con lắc lò xo và dẫn đến phương trình dao động. - Hiểu rõ các đặc trưng của dao động điều hòa: biên độ, pha, pha ban đầu, tần số góc. - Biết điều kiện ban đầu tuỳ theo cách kích thích dao động, và từ điều kiện ban đầu suy ra biên độ A và pha ban đầu . - Biết biểu diễn một dao động điều hòa bằng vectơ quay. 2. Kĩ năng: - Vận dụng tốt kiến thức về doa động điều hào, từ điều kiện ban đầu suy ra được biên độ, pha ban đầu. - Giải tốt các bài tập về dao động điều hòa. 3. Thái độ: Có hứng thú học vật lý. Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống II.Chuẩn bị: Giáo viên: Chuẩn bị tóm tắt lý thuyết của chương câu hỏi trắc nghiệm các dạng bài tập về dao động điều hòa. Học sinh: Ôn tập về đạo hàm của hàm số, ý nghĩa cơ học của đạo hàm: trong chuyển động thẳng: Vận tốc của chất điểm bằng đạo hàm của tọa độ theo thời gian; Gia tốc bằng đạo hàm của vận tốc. III.Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy trò Nội dung cần truyền đạt Gv: kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh, trả bài lý thuyết và công thức các chương đã học ở học kì 2. Gv: tóm tắt lý thuyết về dao động điều hòa con lắc lò xo. Hs: tiếp thu kiến thức giáo viên truyền đạt vềdao động điều hòa con lắc lò xo Gv: tóm tắt các công thức về dao động điều hòa con lắc lò xo từ dễ đến khó. Hs: ghi lại các công thức để giải bài tập Gv: đưa ra từng dạng bài tập cho học sinh từ dễ đến khó, lưu ý các bài tập học sinh thường bị nhầm lẫn, dễ sai. Hs: tiếp thu từng dạng bài tập, làm bài tập áp dụng sau mỗi dạng Gv: sửa sai cho học sinh từng bài tập Lý thuyết của chương và công thức (có tài liệu đính kèm). Các dạng bài tập và câu hỏi trắc nghiệm (có tài liệu đính kèm) Củng cố dặn dò giao nhệm vụ về nhà Học lý thuyết và các công thứcvề dao động điều hòa con lắc lò xo, các dạng bài tập Giải các câu hỏi trắc nghiệm sau: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình . Nếu chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật A. qua vị trí cân bằng theo chiều dương của trục Ox. B. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox. C. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox. D. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox. Tại cùng một vị trí địa lý, nếu chiều dài con lắc đơn giảm 4 lần thì chu kỳ dao động của con lắc A. giảm 4 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m dao động điều hòa với tần số f. Nếu khối lượng vật nặng là 2m thì tần số dao động của vật là: A. 2f . B. . C. . D. f . 4.Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào A. khối lượng quả nặng. B. gia tốc trọng trường. C. chiều dài dây treo. D. vĩ độ địa lí. 5.Một vật dao động điều hòa với tần số góc. Động năng của vật ấy A. là một hàm dạng sin theo thời gian với tần số góc. B. là một hàm dạng sin theo thời gian với tần số góc 2. C. biến đổi tuần hoàn với chu kỳ . D. biến đổi tuần hoàn với chu kỳ 6.Chọn phát biểu sai. Trong dao động cưỡng bức của một hệ A. dao động riêng tắt dần do lực cản của môi trường. B. năng lượng dao động của hệ được bổ sung tuần hoàn nhờ ngoại lực. C. biên độ dao động chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực. D. tần số dao động của hệ bằng tần số của ngoại lực. 7.Một con lắc lò xo gồm vật nặng treo dưới một lò xo đủ dài. Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là T. Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc khi lò xo bị cắt bớt đi một nửa là T’ được xác định bằng biểu thức A. T’ . B. T’ = 2T. C. T’ . D. T’ . 8.Khi gắn quả nặng có khối lượng m1 vào một lò xo, thấy nó dao động với chu kỳ T1. Khi gắn quả nặng có khối lượng m2 vào lò xo đó, nó dao động với chu kỳ T2. Nếu gắn đồng thời hai quả nặng trên vào lò xo đó, chu kỳ dao động của chúng là A. . B. . C. . D. . 9.Cơ năng của dao động điều hòa thay đổi ra sao khi có chu kỳ tăng 2 lần và biên độ tăng 3 lần? A. Tăng lần. B. Tăng 36 lần. C. Tăng 6 lần. D. Tăng lần. 10.Con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A. Khi động năng của vật nặng bằng 2 lần thế năng của lò xo thì li độ của vật A. B. C. D. 11.Một con lắc lò xo gồm vật m và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Khi mắc thêm vào vật m một vật khác có khối lượng gấp 3 lần vật m thì chu kỳ dao động của con lắc A. tăng lên 3 lần. B. tăng lên lần. C. tăng lên 2 lần. D. tăng lên lần. 12.Một vật dao động điều hòa theo phương trình . Ở thời điểm , li độ của vật là A. 14,1 mm. B. 5 mm. C. 0 mm. D. 14,1 mm. 13.Một vật dao động điều hòa theo phương trình (x tính bằng cm, t tính bằng s). Ở thời điểm ban đầu, gia tốc của vật là A. 0 cm/. B. cm/. C. cm/. D. cm/. 14.Con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ 0,5 s, khối lượng quả nặng là 400 gam. Lấy . Độ cứng của lò xo là A. 0,156 N/m. B. 32 N/m. C. 64 N/m. D. 6400 N/m. 15.Một vật dao động điều hòa theo phương trình (x tính bằng cm, t tính bằng s). Vận tốc của vật tại thời điểm t = 7,5 s là A. 75,4 cm/s. B. 6 cm/s. C. 0 cm/s. D. 75,4 cm/s. 16.Một con lắc lò xo gồm vật nặng 400 g gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40 N/m. Kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương theo chiều kéo vật, gốc thời gian là lúc thả cho vật dao động. Phương trình dao động của vật là A. . B. . C. . D. . 17.Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu dưới gắn với một quả cầu và kích thích cho hệ dao động với chu kỳ 0,4 s. Cho m/. Độ dãn của lò xo khi quả cầu ở vị trí cân bằng là A. 2 cm. B. 2,5 cm. C. 3 cm. D. 4 cm. 18.Khi mắc vật m vào lò xo k1 thì nó dao động với chu kỳ 0,6 s. Khi mắc vật m vào lò xo k2 thì nó dao động với chu kỳ 0,8 s. Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo k1 song song với k2 thì chu kỳ dao động của nó là A. 1,0 s. B. 1,4 s. C. 0,48 s. D. 0,70 s. 19.Ở nơi mà con lắc đơn đếm giây (chu kỳ 2 s) có độ dài 1 m, thì con lắc đơn có độ dài 3 m sẽ dao động với chu kỳ là A. 6 s. B. 3,46 s. C. 4,24 s. D. 1,5 s. 20.Một con lắc lò xo có độ cứng k = 900 N/m, dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Thế năng và động năng của con lắc ở li độ x = 5 cm là A. . B. . C. . D. . Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa. Vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua A. vị trí cân bằng. B. vị trí vật có li độ cực đại. C. vị trí mà lò xo không bị biến dạng. D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không. Trong dao động điều hòa A. vận tốc biến đổi điều hòa cùng pha với li độ. B. vận tốc biến đổi điều hòa ngược pha với li độ. C. vận tốc biến đổi điều hòa sớm pha so với li độ. D. vận tốc biến đổi điều hòa trễ pha so với li độ. Nếu chọn gốc tọa độ trùng với vị trí cân bằng thì ở thời điểm t, biểu thức quan hệ giữa biên độ A, li độ x, vận tốc v và tần số góc của chất điểm dao động điều hòa là A. . B. . C. . D. . Hai dao động điều hòa ngược pha khi độ lệch pha của chúng là A. B. C. D. Trong dao động điều hòa li độ, vận tốc, gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian và có A. cùng biên độ. B. cùng pha. C. cùng tần số góc. D. cùng pha ban đầu. Một con lắc lò xo có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Nếu tăng khối lượng lên 2 lần và giảm độ cứng đi 2 lần thì chu kỳ sẽ A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần. Điều nào sau đây là sai khi nói về năng lượng trong dao động điều hòa của con lắc lò xo? A. Cơ năng tỉ lệ với bình phương biên độ dao động. B. Có sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn. C. Cơ năng tỉ lệ với độ cứng của lò xo. D. Cơ năng biến thiên theo thời gian với chu kỳ bằng nửa chu kỳ biến thiên của vận tốc Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T. Động năng của vật sẽ A. biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm số sin. B. biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T/2. C. biến đổi tuần hoàn với chu kỳ T. D. không thay đổi theo thời gian. Con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc . Chu kỳ dao động của con lắc sẽ là A. . B. . C. . D. . Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do là g. Khi viên bi ở vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn . Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc này là A. T=. B. T=. C. T=. D.T= . Giáo viên Trương Thanh Chí Dũng Duyệt của BHG Duyệt của TP Lê Thị Thu Hiền Tuần 3.Tiết 11,12Ngày soạn: 10-4-2016. Ngày dạy: 29-4-2016 CON LẮC ĐƠN, DAO ĐỘNG TẮT DẦN, DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC, TỔNG HỢP DAO ĐỘNG I.Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Biết cách thiết lập phương trình động lực học của con lắc đơn - Củng cố kiến thức về DĐĐH - Biết cách tính toán và tìm ra biểu thức động năng, thế năng và cơ năng của con lắc lò xo. - Củng cố kiến thức về bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động dưới tác động của lực thế. - Hiểu được nguyên nhân làm tắt dần doa động cơ học là do ma sát nhớt tạo nên vật cản đối với vật dao động. Ma sát nhỏ dẫn đến tắt dần chậm. Ma sát lớn dẫn đến tắt dần nhanh và dẫn đến không dao động. - Biết được: dao động tắt dần chậm có thể coi gần đúng là dao động dạng sin với tần số góc xác định và biên độ giảm dần theo thời gian. - Biết được nguyên tắc làm cho dao động có ma sát được duy trì. - Biết thế nào là dao động cưỡng bức; dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số ngoại lực, có biên độ phụ thuộc vào tần số ngoại lực. - Biết được khi tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ thì biên độ dao động cưỡng bức cực đại. Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức cực đại gọi là cộng hưởng. Cộng hưởng thể hiện rõ khi ma sát nhỏ. - Biết có thể thực hiện việc cộng hai hàm dạng sinx1 và x2 cùng tần số góc bằng việc cộng hai vectơ quay tương ứng ở thời điểm t = 0.Nếu x1« , x2« thì x1 + x2«. - Hiểu được tầm quan trọng của độ lệch pha khi tổng hợp dao động. 2) Kĩ năng: - Nắm vững những công thức về con lắc và vận dụng trong những bài toán đơn giản. - Có kĩ năng giải bài tập có liên quan, VD tính thế năng, động năng, cơ năng của con lắc đơn. - Giải thích được nhiều ứng dụng torng thực tế về cộng hưởng va 2ke63 ra được một vài ứng dụng khác. -Có kĩ năng dùng phương pháp giản đồ Fresnen để tổng hợp 2 dao động cùng tần số. II.Chuẩn bị: Giáo viên: GV: Kiến thức lượng giác, phiếu học tập với nội dung KT. Chuẩn
Tài liệu đính kèm: