Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 38 đến tiết 42

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 38 đến tiết 42", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 38 đến tiết 42
-
ĐỊA LÍ 10
CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ II
Tiết 38	Ngày soạn 20/12/2012
Tuần 20	Ngày dạy: 24/12/2012
Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò, đặc điểm các ngành công nghiệp năng lượng.
- Tình hình phân bố và phát triển các ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bảng kiến thức, qua bảng kiến thức nắm vững các thông tin nhằm làm rõ trọng tâm nội dung bài học.
- Khai thác kiến thức địa lí từ lược đồ công nghiệp năng lượng
- Kết hợp bảng kiến thức với lược đồ, số liệu và kiến thức lí thuyết để làm rõ các vấn đề trọng tâm bài học.
II. Thiết bị 
Lược đồ, bản đồ công nghiệp của thế giới.
III. Tiến trình hoạt động
1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu, phân tích các đặc điểm của ngành công nghiệp, qua đó cho ví dụ để minh chứng cho các đặc điểm vừa nêu.
3. Bài mới
“ Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò, đặc điểm và tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới. Vậy vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp này là gì?. Tình hình phân bố, phát triển ra sao?. Mời các em làm rõ các vấn đề trên”
3. Tiến trình hoạt động bài mới
Hoạt động của GV & HS
Kiến thức trọng tâm
* Hoạt động 1
- GV: Cho HS nêu lên vai trò của ngành công nghiệp năng lượng.
- Sau khi cho HS nêu lên vai trò, GV tiến hành cho HS thảo luận làm rõ vai trò, đặc điểm phân bố, sản xuất của ba ngành: khai thác than, dầu khí và điện lực.
- HS Cần:
+ Kết hợp bảng kiến thức với bản đồ lược đồ hình 32.3, 32.4 để nêu rõ tình hình sản xuất ở các khu vực, quốc gia trên thế giới.
+ Xem quốc gia nào có trử lượng, sản lượng, của các ngành cao nhất TG, nhóm quốc gia nào xếp thứ 2
+ Lý giải vì sao các quốc gia, khu vực trong lược lại có sự phát triển khác nhau
* Hoạt động 2
- HS: Trình bày, GV lắng nghe, cho HS khác bổ sung, rồi nhấn mạnh các điểm cần làm rõ, cách thức làm rõ nội dung cần đạt được về đặc điểm phân bố, sản xuất công nghiệp năng lượng của các quốc gia, khu vực trên TG.
I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
Đây là một ngành kinh tế quan trọng, cơ bản của quốc gia, là cơ sở cho sự phát triển nền sản xuất hiện đại và tiến bộ khoa học – kỹ thuật.
1. Công nghiệp khai thác than:
- Cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim
- Trử lượng ước tính khoảng 13000 tỉ tấn, chủ yếu là than đá. Các quốc gia phát triển hàng đầu TG như: Trung Quốc, LB Nga, Hoa Kì
2. Công nghiệp khai thác dầu:
- Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng, được xem là vàng đen của nhiều quốc gia, từ dầu mỏ có thể cho ra nhiều sản phẩm khác nhau.
- Ước tính khoảng 400 – 500 tỉ tấn, phát triển mạnh ở nhiều nước khu vực Trung Đông, Nga, Trung Quốc, Mỹ la tinh
3. Công nghiệp điện lực:
- Cơ sở cho phát triển nền công nghiệp hiện đại, tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ,văn hóa của nhân dân
- Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau. Phân bố, phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển như: Hoa Kì, Nhật Bản, Nga, các nước Tây Âu
4. Củng cố:
- Hãy nêu vai trò, tình hình phân bố và phát triển công nghiệp năng lượng trên thế giới.
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
Làm bài tập 1, trang 125.
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 39	Ngày soạn 29/12/2012
Tuần 21	Ngày dạy: 31/12/2012
Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (TT)
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Biết được vai trò, đặc điểm sản xuất và phân bố của các ngành công nghiệp điện tử – tin học .
- Hiểu được vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công nghiệp dệt – may nói riêng, công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm phân bố chúng.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được các ngành công nghiệp điện tử – tin học cũng như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
- Biết phân tích và nhận xét lược đồ sản xuất ô tô và máy thu hình.
3. Thái độ
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta.
II. Phương tiện dạy học
- Sơ đồ công nghiệp trong SGK phóng to.
- Hình ảnh các hoạt động sản xuất công nghiệp (nếu có).
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 Dựa vào hình 32.3 và hình 32.4 cùng kiến thức đã học. Hãy làm rõ tình hình phân bố, phát triển ngành công nghiệp dầu khí, điện trên thế giới.
2. Bài mới. 
Hoạt động của GV & HS
Kiến thức trọng tâm
* Hoạt động 1
- GV: Chia lớp là 6 nhóm, cứ hai nhóm làm rõ một ngành về vai trò, đặc điểm sản xuất, cơ cấu ngành, tình hình phát triển.
- Nhóm 1,2 làm rõ các câu hỏi:
+ CN điện tử – tin học có vai trò, đặc điểm gì?.
+ Cơ cấu ngành gồm những ngành nào?.
- Nhóm 3,4 làm rõ các câu hỏi:
+ Sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng có vai trò, đặc điểm như thế nào?. 
+ Trong cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nổi bật nhất là nhóm ngành nào?. Ngành đó có vai trò, đặc điểm và tình hình sản xuất, phát triển ra sao?.
- Nhóm 5,6 làm rõ các câu hỏi:
+ Công nghiệp thực phẩm có vai trò gì?
+ Phân bố và phát triển ra sao?
- HS: Các nhóm tiến hành hoạt động
* Hoạt động 2
- GV: Cho HS các nhóm trình bày
- HS: Trình bày
- GV: Bổ sung, nhấn mạnh các điểm cần làm rõ
IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ – TIN HỌC
- Công nghiệp điện tử – tin học là ngành công nghiệp trẻ.
- Là ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều nước.
- Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
- Cơ cấu sản phẩm: Máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng và thiết bị viễn thông.
VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
- Là ngành có cơ cấu sản phẩm rất đa dạng và phức tạp về kĩ thuật.
- Chi phí thấp về vốn đầu tư, thiết bị kĩ thuật, nhiên liệunhưng phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. Hoàn vốn nhanh, dễ thu lợi nhuận, nhu cầu tiêu dùng lớn
- Công nghiệp dệt - may có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân loại và thúc đẩy nhiều ngành phát triển, giải quyết việc làm, tích luy vốn... Tuy nhiên sự phân bố và phát triển khá sớm, rộng rãi và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu.
- Các nước phát triển mạnh: Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản
VII. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
- Đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần tích lũy vốn, cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu: Từ ngành chăn nuôi, trồng trọt
- Sản phẩm: thịt hộp, cá hộp, rau quả sấy
- Các nước phát triển có thị trường tiêu thụ lớn, các nước đang phát triển thì đây là ngành quan trọng.
4. Củng cố:
- Dùng phương pháp thuyết trình tóm tắt vai trò, đặc điểm và tình hình phân bố, phát triển của các ngành công nghiệp điện tử – tin học, hàng tiêu dùng và thực phẩm.
5.Hướng dẫn học ở nhà
- Cho HS về nhà kẻ bảng tóm tắt các ngành cong nghiệp theo trình tự cột : Ngành, vai trò, đặc điểm sản xuất, đặc điểm phân bố và lý giải
IV. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*. Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 40 	Ngày soạn 05/01/2013
Tuần 22	Ngày dạy 07/01/2013
Bài 33. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
Phân biệt được một số hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp 
2. Kỹ năng: 
Nhận diện đặc điểm chính của tổ chức lãnh thổ công nghiệp 
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu vai trò của ngành công nhiệp điện tử - tin học, và công nghiệp thực phẩm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung trọng tâm
HĐ1: cả lớp 
Giáo viên cho học sinh dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi gợi ý về vai tró của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp .
Nhằm mục đích gì ?
Có ý nghĩa gì trong giai đoạn hiện nay ?
HĐ2 : Nhóm 
Chia lớp thành 4 nhóm :
( chia theo dãy bàn )
Nhóm 1 : Điểm công nghiệp
Nhóm 2 : Khu công nghiệp tập trung
Nhóm 3 : Trung tâm công nghiệp
Nhóm 4 : Vùng công nghiệp
Mỗi nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi phiếu học tập :
Khái niệm ?
Đặc điểm ?
Quy mô ?
Liên hệ với VN ? cho ví dụ.
 sau khi các nhóm trình bày , giáo viên cần có sự so sánh các hình thức bằng cách phân tích hình vẽ hình 33 .
. liên hệ với VN.
I/ Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp :
-Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất lao động .
- Góp phần thực hiện việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
I/ Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp :
1/ Điểm công nghiệp :
- Là hình thức tổ chức đơn giản nhất. 
- Gồm 1 hoặc 2,3 xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên nhiên liệu 
 Có thể không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp
Mỗi xí nghiệp có sự phân công lao động hoàn chỉnh và độc lập
2/Khu công nghiệp tập trung :
Là không gian sản xuất công nghiệp có giới hạn nhất định , có kết câu hạ tầng hoàn chỉnh có khả năng canh tranh thị trường trên thế giới .
-Không có dân cư sinh sống , có vị trí địa lý thuận lợi
-Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp , tính hợp tác trong sản xuất cao 
-có chế độ ưu đãi riêng
-chi phí sản xuất thấp
-dịch vụ trọn gói
-Quy mô lớn
VN đến tháng 7/2002 có 68 khu công nghiệp và 4 khu chế xuất Tân Thuận , Linh Trung 1, Linh trung 2 ,Đà Nẵng , có 1 khu công nghệ cao (Hoà Lạc )
3/ Trung tâm công nghiệp :
là hình thức tổ chức công nghiệp ở trình độ cao , gắn liền với đô thị vừa và lớn
-Gồm nhiều xí nghiệp lớn , có thể xí nghiệp liên hợp , thể hiện tính chuyên môn hoá cao
(trung tâm công nghiệp TPHCM, Hà Nội,Hải Phòng .. )
4/ Vùng công nghiệp :
Là hình thức tổ chức cao nhất của sản xuất công nghiệp 
Gồm:
- vùng công nghiệp ngành: là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại
- Vùng công nghiệp tổng hợp : gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối quan hệ với nhau.
Có mối tương đồng về điều kiện
Có một vài ngành sản xuất chuyên môn hoá
( Lo ren – Pháp , Rhua - Đức)
4. Cũng cố :Sắp xếp các ý ở cột A và B sao cho đúng
A
B
A-B
1/ Điểm công nghiệp
2/Khu công nghiệp 
3/ Trung tâm công nghiệp
4/ Vùng công nghiệp 
A- Một đến hai xí nghiệp gần vùng nguyên liệu , không có mối quan hệ giữa các xí nghiệp
B- Nhiều điểm công nghiệp khu công nghiệp , trung tâm công nghiệp có mối quan hệ sản xuất và những nét tương đồng trong quá trình sản xuất
C- Bao gồm khu công nghiệp điểm công nghiệp , nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối quan hệ về sản xuất , kỹ thuật , công nghệ
D- Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao
1 A
2 C
3 D
4 B
5. Dặn dò: 
- Học bài, làm bài tập cuối bài
- Chuẩn bị thực hành
* Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 41 	Ngày soạn 10/01/2013
Tuần 23	Ngày dạy 14/01/2013
THỰC HÀNH
VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM
CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức 
	Củng cố kiến thức về công nghiệp năng lượng, luyện kim
2. Kỹ năng: 
	Biết xử lý số liệu ,vẽ biểu đồ đường
	Biết nhận xét về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu qua số liệu
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
	- Học sinh chuẩn bị máy tính 
	- Các dụng cụ thước, compa, bút chì thực hành
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới :
Bước 1 : Giáo viên nêu yêu cầu bài thực hành về nội dung, thời gian
Chia làm 4 nhóm để xử lý số liệu
Nhóm 1 : Than
Nhóm 2 : Dầu mỏ
Nhóm 3: Điện
Nhóm 4 : Thép
Sản phẩm
1950
1960
1970
1980
1990
2003
Than ( tr tân)
1820
263
2936
3770
3387
5300
Dầu mỏ ( Tr tấn )
523
1052
2336
3066
3331
3904
Điện ( tỉ Kwh)
967
2304
4962
8247
11832
14851
Thép ( tr tấn )
189
346
594
682
770
87
Giáo viên hướng dẫn cách xử lý số liệu ( năm 1950 =100% )
Các nhóm trình bày kết quả trên bảng
	Bảng số liệu sau xữ lí
Sản phẩm
1950
1960
1970
1980
1990
2003
Than ( tr tấn)
100
143
161
207
186
291
Dầu mỏ (Tr tấn)
100
201
447
586
637
746
Điện ( tỉ Kwh)
100
238
513
853
1224
1536
Thép ( tr tấn )
100
183
314
361
407
460
Bước 2 : Giáo viên hướng dẫn dạng biểu đồ, các yêu cầu về biểu đồ 
 Các nhóm vẽ biểu đồ, nhận xét
Bước 3 : Cho các nhóm treo biểu đồ trên bảng 
 Giáo viên chấm biểu đồ (so sánh 4 nhóm )
Bước 4 : Nhận xét kết quả
4. Cũng cố: Nhắc lại các yêu cầu, những điểm cần chú ý khi vẽ biểu đồ.
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
	- Về hoàn thành bài thực hành
	- Chuẩn bị bài tiếp theo
* Rút kinh nghiệm
Tiết 42 	Ngày soạn 20/01/2013
Tuần 24	Ngày dạy 21/01/2013
Bài 35. VAI TRÒ , CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
Trình bày được cơ cấu , vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
2. Kỹ năng: 
Đọc và phân tích được tỉ trọng dịch vụ trong GDP của các nước, thiết lập được sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dịch vụ
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
 Một số hình ảnh về hoạt động dịch vụ 
Hình 35 (SGK)
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số hs
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vỡ thực hành
3/ Bài mới : 
Hoạt động GV và HS
Nội dung trọng tâm
HĐ1 :cả lớp 
Giáo viên cho học sinh kể tên một vài nàng sản xuất không thuộc nông nghiệp và công nghiệp để hình thành khái niệm ngành dịch vụ 
-Giáo viên :đặc điểm chung của những ngành nầy là gì ? ( Không trực tiếp làm ra sản phẩm )
HĐ2 : Nhóm (4 nhóm )
+Nhóm 1,2 : cơ cấu ngành dịch vụ 
( cho ví dụ minh hoạ )
+Nhóm 3,4 : Vai trò của ngành dịch vụ
? Nước ta có những tiềm năng nào để phát triển ngành dịch vụ ?
? ( chương dân số ) cho biết nước ta ngành dịch vụ chiếm ?% lao động ?
HĐ3 : cả lớp :
Giáo viên : treo sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng và cho học sinh tìm các ví dụ minh hoạ cho từng nhân tố 
( liên hệ địa phương và các dịp lễ ,tết..)
HĐ4 : cá nhân – học sinh làm việc với SGK
Nhận xét về sự phân hoá về tỉ trọng dịch vụ trong GDP thế giới ( hình 35 )
I/ Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ :
1/ Cơ cấu:
Là ngành phục vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt , gồm 3 nhóm :
-Dịch vụ kinh doanh : vận tải , thông tin liên lạc, tài chính , bảo hiểm
-Dịch vụ tiêu dùng :Buôn bán nhỏ, du lịch , y tế, giáo dục , thể thao
-Dịch vụ công cộng : hành chính , hoạt động đoàn thể .
2/ Vai trò:
-Thúc đẩy sản xuất phát triển 
-Tạo thêm việc làm
 + Các nước phát triển : Lao động trong ngành dịch vụ chiếm 80%( Hoa Kỳ , Tây Âu)
 + Các nước đang phát triển chiếm 30% ( VN 23%)
-khai thác tiềm năng (tự nhiên, di sản, lịch sử... )
II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ :
( nội dung - phần cũng cố )
III/Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới :
-Các nước phát triển : dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP >60% ; các nước đang phát triển chỉ chiếm <50%
-Các thành phố cực lớn là các trung tâm dịch vụ lớn : Tài chính, viễn thông , giao thông vận tải
4/ Cũng cố: Sắp xếp các ý ở cột A và B sao cho đúng
Nhân tố (A)
 Ảnh hưởng (B)
A-B
Trình độ phát triển kinh tế , năng suất lao động xã hội 
 Quy mô, cơ cấu dân số 
Dân cư , quần cư 
 Truyền thống , phong tục 
Mức sống 
 Tài nguyên , cơ sở hạ tầng phân bố ngành dịch vụ .
a-sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ 
b- nhu cầu 
c- mạng lưới ngành dịch vụ 
d- cơ cấu ngành dịch vụ
e -hình thức tổ chức mạng lưới
f- bổ sung lao động cho dịch vụ .
1 f
2 e
3 d
4 c
5 b
6 a
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài, làm bài tập cuối bài
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Vẽ biểu đồ cột về lượng du khách và doanh thu du lịch của các nước theo số liệu trang 137 SGK (Hướng dẫn : Vẽ trên một trục toạ độ với 2 trục tung ký hiệu và chú thích riêng)
* Rút kinh nghiệm :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 40 -41-42.doc