Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2013 - 2014 đề thi môn: Địa lí dành cho học sinh thpt chuyên thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2013 - 2014 đề thi môn: Địa lí dành cho học sinh thpt chuyên thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2013 - 2014 đề thi môn: Địa lí dành cho học sinh thpt chuyên thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh THPT chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu I (2,5 điểm).
	1. Tại sao phong hóa lí học diễn ra mạnh mẽ ở vùng hoang mạc và vùng địa cực còn phong hóa hóa học lại diễn ra mạnh mẽ ở vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm?
	2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông.
Câu II (2,0 điểm).
	1. Hãy phân biệt quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Phân tích mối quan hệ giữa hai quá trình này. 
	2. Nếu đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa sẽ gây ra những hậu quả gì về mặt kinh tế, xã hội và môi trường?
Câu III (2,5 điểm).
	Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm chế độ nước của hệ thống sông Hồng ở nước ta.
Câu IV (3,0 điểm).
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản ở nước ta
Năm
1990
1995
2000
2005
Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)
890,6
1584,4
2250,5
3465,9
 - Khai thác
728,5
1195,3
1660,9
1987,9
 - Nuôi trồng
162,1
389,1
589,6
1478,0
Giá trị sản xuất thủy sản (tỉ đồng)
8135
13524
21777
38726,9
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản ở nước ta, thời kì 1990 – 2005.
2. Nhận xét và giải thích về sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản ở nước ta thời kì trên.
-------Hết-------
Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài.
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; SBD: ....
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh THPT chuyên
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
1
Phong hóa lí học diễn ra mạnh mẽ ở vùng hoang mạc và vùng địa cực còn phong hóa hóa học lại diển ra mạnh mẽ ở vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm vì:
2,0
* Phong hóa lí học có đặc điểm:
- Làm cho đá và khoáng vật bị vỡ vụn, thay đổi kích thước nhưng không làm thay đổi thành phần hóa học.
0,25
- Ở miền hoang mạc, phong hóa lí học diễn ra mạnh mẽ do sự co dãn của nham thạch (ban ngày nở ra, ban đêm co lại), sự co dãn này làm cho nham thạch bị nứt vỡ.
0,25
- Ở miền cực khi trời ẩm, nước ngấm vào các khe hở của đá. Khi lạnh, nước đóng băng, thể tích tăng lên làm cho nham thạch vỡ từng mảng và vỡ vụn.
0,25
* Phong hóa hóa học có đặc điểm:
- Làm biến đổi thành phần hóa học cũng như tính chất của nham thạch.
0,25
- Trong quá trình phong hóa hóa học, nước, ôxi, khí cacbonic và axit hữu cơ của các sinh vật là những nhân tố phá hủy mạnh.
0,25
- Nước có tác dụng hòa tan tất cả các khoáng vật (nhiệt độ càng cao khả năng hòa tan càng lớn).
0,25
- Các loài sinh vật có thể tiết ra các chất a xít hữu cơ làm biến đổi thành phần, tính chất của nham thạch, hòa tan các lớp đá.
0,25
- Khu vực xích đạo và nhiệt đới ẩm là nơi có độ ẩm lớn, mưa nhiều, đồng thời cũng là nơi có số lượng sinh vật nhiều nhất. Vì vậy ở những nơi này quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ nhất.
0,25
2
Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông.
0,5
- Độ dốc của lòng sông: Độ dốc của lòng sông càng lớn làm độ chệch lệch mặt nước càng lớn thì tốc độ dòng chảy càng lớn.
0,25
- Chiều rộng của lòng sông: Nước chảy nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào chiều ngang của lòng sông rộng hay hẹp. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, ở khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn.
0,25
II
1
Phân biệt quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Phân tích mối quan hệ giữa hai quá trình này. 
1,0
* Phân biệt sự khác nhau.
- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp. 
0,25
- Đô thị hóa là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
0,25
* Mối quan hệ giữa hai quá trình.
- Chức năng của đô thị chủ yếu là hoạt động công nghiệp và dịch vụ còn sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp. Khi công nghiệp phát triển dẫn tới đô thị hóa phát triển.
0,25
- Đô thị hóa phát triển với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển sẽ tạo điều kiện thu hút và phát triển công nghiệp. Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau và là nhân quả của nhau.
0,25
2
Nếu đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa sẽ gây ra những hậu quả sau:
1,0
- Về kinh tế:
+ Sự không phù hợp giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa (đô thị hóa nhanh hơn công nghiệp hóa) gây khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và các cơ sở kinh tế.
0,25
- Về xã hội:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao, còn nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực.
0,25
+ Nhà ở, quản lí đô thị, trật tự xã hội, an ninh phức tạp, sự phân hóa giàu nghèo gia tăng.
0,25
- Về môi trường:
+ Áp lực về môi trường đô thị (giao thông, diện tích cây xanh.), môi trường bị ô nhiễm (rác thải, tiếng ồn, nước sạch và nước thải).
0,25
III
Trình bày và giải thích đặc điểm chế độ nước của hệ thống sông Hồng ở nước ta.
2,5
Khái quát chung: Sông Hồng là một trong những hệ thống sông lớn nhất ở nước ta (chiếm tới 21,91% diện tích lưu vực), bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ. Thủy chế của sông Hồng tiêu biểu cho miền thủy văn Bắc Bộ.
0,5
* Lưu lượng nước trung bình.
- Sông Hồng có lưu lượng nước trung bình năm lớn (2705,75 m3/s). 
0,25
- Nguyên nhân: Sông Hồng có diện tích lưu vực lớn, phần lớn diện tích lưu vực sông Hồng có lượng mưa lớn.
0,25
* Sự phân mùa của chế độ thủy văn.
- Thủy chế sông Hồng khá đơn giản gồm 1 mùa lũ và 1 mùa cạn.
+ Mùa lũ (tháng 6-10), có lưu lượng trung bình đạt 4770m3/s, tháng đỉnh lũ là tháng 8 với lưu lượng trung bình đạt 6660m3/s.
0,25
+ Mùa cạn (tháng 11-4 năm sau) với lưu lượng trung bình chỉ đạt 1231,29m3/s, tháng kiệt nhất là tháng 3 chỉ đạt 765m3/s.
0,25
+ Chênh lệch lượng dòng chảy giữa 2 mùa khá lớn: trung bình lưu lượng nước trong mùa lũ gấp 3,9 lần mùa cạn, tháng lũ lớn nhất gấp 8,7 lần tháng kiệt nhất.
0,25
- Nguyên nhân: Do sông Hồng chịu tác động chế độ phân mùa của khí hậu (dẫn chứng).
0,25
* Chế độ lũ của sông.
- Đặc điểm lũ lên nhanh, rút chậm. 
0,25
- Nguyên nhân:
+ Sông Hồng có nhiều phụ lưu lớn, sông có dạng nan quạt nên lũ tập trung về dòng chính.
0,25
+ Hình thái lưu vực sông Hồng ở thượng nguồn có độ dốc lớn, kết hợp với rừng đầu nguồn lại bị chặt phá nên hạn chế khả năng giữ nước trong mùa mưa lũ.
0,25
+ Ở hạ nguồn sông Hồng độ dốc nhỏ, mặt khác khi đổ ra biển chỉ có 3 cửa sông nên khả năng thoát lũ chậm. 
0,25
IV
1
Vẽ biểu đồ.
- Kết hợp (cột chồng thể hiện sản lượng, đường thể hiện giá trị sản xuất). Các biểu đồ khác không cho điểm.
- Yêu cầu: Tương đối chính xác, thẩm mỹ, vẽ bằng bút mực, đủ các tiêu chí số liệu, đơn vị đo, ký hiệu, chú giải, tên biểu đồ (thiếu hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí).
1,5
2
Nhận xét và giải thích.
1,5
* Nhận xét.
- Sản lượng thủy sản tăng liên tục (dẫn chứng).
0,25
- Sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng đều tăng liên tục, nhưng sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn (dẫn chứng).
0,25
- Sản lượng khai thác luôn cao hơn sản lượng nuôi trồng (dẫn chứng).
0,25
- Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản (dẫn chứng).
0,25
* Giải thích.
- Sản lượng thủy sản tăng là do sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng tăng, còn giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh là do sản lượng và chất lượng thủy sản tăng, thị trường mở rộng
0,25
- Sản lượng khai thác cao hơn sản lượng nuôi trồng do ngành khai thác là ngành truyền thống có từ lâu đờiSản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác là do mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng, sự tiến bộ của KHKT và các dịch vụ phục vụ nuôi trồng
0,25
-------Hết-------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG.doc