Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 30 đến tiết 35

doc 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 30 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 30 đến tiết 35
Tiết 30 	Ngày soạn 10/11/2012
Tuần 15	Ngày dạy: 16/11/2012
ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP
BÀI 27. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : sau khi học HS cần :
	Trình bày được vai trò, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 
	Phân tích được các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của nông nghiệp.
Biết được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu
2. Kỹ năng : 
	Phân tích sơ đồ , bảng thống kê
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
 Một số hình ảnh, thông tin về các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số hs
2/ Kiểm tra bài cũ : 
- Trình bày các nguồn lực chính để phát triển kinh tế -xã hội ?
- Cơ cấu nền kinh tế bao gồm những cơ cấu nào ?
3/ Bài mới : 
Hoạt động Gv và HS
Nội dung cơ bản
HĐ1 : cả lớp 7 phút
Phương pháp đàm thoại 
? Nông nghiệp bao gồm những ngành nào ?
Hoạt động nông nghiệp xuất hiện từ bao giờ ?
? Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm chủ yếu gì cho con người ?
? Tại sao phát triển nông nghiệp là chiến lược đối với các nước đông dân ?
?Nông nghiệp thúc đẩy công nghiệp phát triển thông qua vai trò cụ thể nào ?
Trên cơ sở câu trả lời của học sinh , giáo viên chuẩn kiến thức vè vai trò .
HĐ2 : cả lớp 10 phút
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK và trình bày ngắn gọn về đặc điểm của ngành nông nghiệp .
HĐ3 : Nhóm 10 phút
Phân lớp thành 6 nhóm , giáo viên giao cho mỗi nhóm trình bày cô đọng một nhân tố kèm theo ví dụ .
Nhóm 1 :Đất 
Nhóm 2 :Khí hậu
Nhóm 3:Sinh vật 
Nhóm 4 : Dân cư –lao động 
Nhóm 5 : Sở hữu đất đai 
Nhóm 6: Khoa học -kỹ thuật .
Giáo viên trình bày nhân tố thị trường
I/ Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp 
1/ Vai trò :
- Cung cấp lương thực thực phẩm 
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp 
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu
2/ Đặc điểm :
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu
- Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên 
- Nông nghiệp ngày nay trở thành nềgn nông nghiệp hàng hoá
II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố nông nghiệp :
1.Tự nhiên :
+ Đất : Cơ cấu cây trồng , vật nuôi , quy mô sản xuất nông nghiệp 
+ Khí hậu - nước :Thời vụ ,Cơ cấu cây trồng , vật nuôi 
+ Sinh vật : Giống , cơ sở thức ăn.
Kinh tế-xã hội :
+ Dân cư –lao động :Cơ cấu , phân bố cây trồng , vật nuôi 
+ Sở hữu đất đai : sự phát triển , hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp .
+ Khoa học -kỹ thuật :Năng suất
+ Thị trường : tác động thúc đẩy nông nghiệp phát triển .
4/ Cũng cố :
Xếp các ý dưới đây vào bảng sau sao cho hợp lý
Gắn bó với quá trình công nghiệp hoá
Sử dụng có hiệu quả vị trí và các điều kiện sản xuất 
Phân bố hợp lý và chuyên môn hoá trong nông nghiệp 
Thuê nhân công lao động
Sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao
Mục đích sản xuất nông sản hàng hoá
Liên kết giữa xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp nông nghiệp 
Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 
Có điều kiện sinh thái nông nghiệp , trình độ thâm canh, chế độ canh tác , CSVC đều nhau
5. Hướng dẫn học ở nhà: hoc bài, chuẩn bị bài tiếp theo
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 31	Ngày soạn: 10/11/2012
Tuần: 16	Ngày dạy: 22/11/2012
Bài 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức - Nắm được vai trò, đặc điểm sinh thái của ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp, ngành trồng rừng.
- Biết được hiện trạng phát triển, phân bố của một số cây trồng tiêu biểu và của ngành trồng rừng.
2. Kỹ năng - Xác định được trên bản đồ những khu vực phân bố cây lương thực chính.
 - Nhận diện, phân loại được hình thái của một số trồng chủ yếu trên thế giới.
3. Thái độ
- Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng thế mạnh của ngành trồng trọt.
- Tham gia tích cực và ủng hộ chủ trương, chính sách phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng của Đảng và Nhà nước.
II. Thiết bị:
Tranh ảnh, hình, băng đĩa về các cây lương thực, cây công nghiệp liên quan đến bài học.
Phương tiện trình chiếu
III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Vào bài mới: Dùng hệ thống câu hỏi SGK
3. Tiến trình hoạt động bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung trọng tâm
* Hoạt động 1
- Tiến hành đàm thoại cho HS phát hiện và nêu lên vai trò của ngành trồng trọt, vai trò của cây lương thực.
- GV: Cho HS quan sát bảng các loại cây lương thực chính làm rõ những yêu cầu sau:
+ Tên cây, so sánh đặc điểm sinh thái các loại cây lương thực và nêu lên sự phân bố của chúng.
- HS: Xem xét, nắm bắt đặc điểm sinh thái, so sánh, trình bày và nêu lên sự phân bố của các loại cây lương thực trên.
- GV: Cho HS làm việc nhóm 2 người, mô tả về phân bố cây lương thực thông qua hình 28.2, nêu tên các nước trồng các loại cây cụ thể.
GV cho học sinh xác định trên lược đồ phân bố các cây lương thực chính.
* Hoạt động 2
- GV: Cho HS làm việc toàn lớp, tiến hành đàm thoại nêu lên:
+ Vai trò, đặc điểm của cây công nghiệp.
+ Nêu tên các cây CN chủ yếu, làm rõ đặc điểm sinh thái và các khu vực, quốc gia sản xuất thông qua bảng kiến thức và hình 28.5.
- Để HS hiểu bài, GV có thể cho HS lí giải tại sao sản phẩm cây CN đó lại chủ yếu trồng ở quốc gia này mà không có ở quốc gia khác
- HS: trình bày, lí giải
- GV: Bổ sung, giải thích, chứng minh
* Hoạt động 3
- GV: Hướng dẫn học sinh cần xem:
+ Tầm quan trọng của rừng
+ Giả sử không có rừng thì điều già sẽ xảy ra?.
+ Các quốc gia trên thế giới đã làm gì để phát triển rừng?. Kết quả?.
- Đưa ra nhận định và kết luận của nhóm hoặc bản thân.
- GV: Cho HS trình bày kết quả hoạt động nhận thức.
- GV: Kết luận, nhấn mạnh các điểm cần lưu ý.
- Ngành trồng trọt là nền tảng của sản xuất NN, nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho CNCB, thức ăn cho gia súc
- Theo giá trị sử dụng: Cây lương thực, cây CN và cây thực phẩm.
I. CÂY LƯƠNG THỰC
1. Vai trò
- Cung cấp tinh bột, dinh dưỡng cho con người, vật nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho CNCB.
- Cung cấp hành hóa xuất khẩu.
2. Các cây lương thực chính
- Lúa gạo: Ưa khí hậu nóng, ẩm, đất nhiều phù sa, phân bón, môi trường nước ngọt. Trồng nhiều ở Đông Nam Á, TQ, ẤĐ
- Lúa mì: Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón. Phát triển mạnh ở các nước có khí hậu ôn đới, cận nhiệt như Hoa Kì, Pháp, LB Nga
- Ngô: Khí hậu nóng, đất ẩm, có nhiều mùn, dễ thoát nước, có giới hạn nhiệt rộng. Trồng nhiều ở các nước ôn đới nóng, cận nhiệt và nhiệt đới như Hoa Kì, TQ, Pháp
3. Các cây lương thực khác
- Đặc điểm sinh thái: Dễ tính, không đòi hỏi nhiều nước, phân bón, không tốn công chăm sóc,..
- Được trồng chủ yếu để làm nguyên liệu nấu bia, rượu, làm lương thực
- Các loại: Lúa mạch, mạch đen, yến mạch, kê, khoai, sắn, khoai tây
II. CÂY CÔNG NGHIỆP
1. Vai trò và đặc điểm
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành CNCB.
- Khắc phục tính vụ mùa, tận dụng quỹ đất, phá vỡ thế độc canh, bảo vệ môi trường
- Ở các nước cận nhiệt, nhiệt đới cây CN là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Để nâng cao giá trị hàng hóa, người ta phát triển các xí nghiệp chế biến trong vùng trồng cây CN.
- Đặc điểm sinh thái: Phần lớn là loại cây ưu nhiệt, ẩm, cần nhiều công chăm sóc, yêu cầu kĩ thuật và kinh nghiệm. Được trồng ở các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có quy mô lớn.
2. Các cây công nghiệp chủ yếu
- Cây lấy đường: Mía, củ cải đường.
- Cây lấy sợi: Bông.
- Cây lấy dầu: Đậu tương.
- Cây lấy chất kích thích: Cà Phê, chè.
- Cây lấy nhựa: Cao su.
III. NGÀNH TRỒNG RỪNG
1. Vai trò của rừng
- Cung cấp ô xi, điều hóa lượng nước, góp phần hình thành và bảo vệ đất, chống sói mòn.
- Môi trường sống của động thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp lâm sản
- Cung cấp các loại thuốc quý để chữa bệnh
2. Tình hình trồng rừng
- Rừng trên toàn thế giới đang bị tàn phá nghiêm trọng bỡi con người.
- Trong những thập niên gần đây, diện tích rừng trồng trên TG không ngừng tăng lên, trung bình mỗi năm tăng lên 4,5 triệu ha. Nhiều nhất là TQ, LB Nga, Hoa Kì
4. Củng cố:
 ! Hãy nêu các loại cây lương thực chủ yếu, đặc điểm sinh thái và phân bố của chúng.
 ! Hãy nêu tầm quan trọng của cây CN. Các loại cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái ra sao?. Phân bố ở các quốc gia, khu vực nào trên TG?.
- Đánh giá tầm quan trọng và hiện trạng phát triển rừng hiện nay trên thế giới.
5. Hoạt động về nhà:
- Làm bài tập 1, trang 112. Kẻ bảng so sánh đặc điểm sinh thái các cây lương thực, cây CN đã nêu trên.
- Chuẩn bị bài tiếp theo
* Rút kinh nghiệm
Tiết 32 	Ngày soạn 17/11/2012
Tuần 16	Ngày dạy: 23/11/2012
ĐỊA LÝ NGÀNH CHĂN NUÔI
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : sau khi học HS cần :
Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của các ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm.
Trình bày được vai trò của thủy sản; tình hình nuôi trồng thủy sản
2. Kỹ năng : Nhận biết sự phân bố một số vật nuôi trên thế giới
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bản đồ nông nghiệp thế giới
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số hs
2/ Kiểm tra bài cũ : 
- Trình bày đặc điểm sinh thái và phân bố của cây lúa nước , lúa mì và ngô
3/ Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ1 : 8 phút – cả lớp
Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại để học sinh tìm ra vai trò , đặc điểm của ngành chăn nuôi bằng nhiều câu hỏi ngắn :
-Chăn nuôi đối với bữa ăn hằng ngày ?
-Đối với ngành công nghiệp ?
- Đối với ngành trồng trọt ?
-Yếu tố cần thiết cho vật nuôi là gì ?
-Ngày nay ngành chăn nuôi được phát triển như thế nào ?
HĐ2 : 25 phút – Nhóm/ cặp
Hai học sinh cùng bàn tìm hiểu chung một nội dung :
Đặc điểm phân bố của từng vật nuôi
Học sinh trả lời , Giáo viên hoàn chỉnh kiến thức
Cần lưu ý thêm : 
Chăn nuôi đang được hiện đại hoá , công nghiệp hoá
-Chú ý về việc lây lan bệnh tật gia súc, gia cầm
-đang tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ và phát triển nuôi trồng , đánh bắt thuỷ sản
I/ Vai trò, đặc điểm ngành chăn nuôi :
- Cung cấp nguồn đạm dinh dưỡng cho con người
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến
- Cung cấp sức kéo cho nông nghiệp .
* Đặc điểm :
- Phụ thuộc vào cơ sở thức ăn
- Cơ sở thức ăn đã có những tiến bộ vượt bậc
- Nông nghiệp hiện đại: hình thức chăn nuôi, hướng chuyên môn hoá được thay đổi.
II/ Các ngành chăn nuôi : 
1/ Gia súc lớn:
- Bò : 
Hoa kỳ , Tây Âu , Brazin , Achentina, Trung Quốc...
- Trâu :
Trung Quốc , Nam Á, Đông Nam Á
2/ Gia súc nhỏ :
+ Lợn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazin, Đức, Việt Nam
+ Cừu: Trung Quốc, Úc, NuiDilan, Ấn Độ, Iran
+ Dê : Ấn Độ, Trung Quốc, Châu Phi
3/ Gia cầm:
+Gà Nhiều nước, nhiều nhất: trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Brazin, LBNga, Mêhicô
III. Nuôi trồng thuỷ sản 
1. Vai trò
- Cung cấp các chất đạ và vi lượng cần thiết
- Là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng 
2. Thực trạng
- Chủ yếu là thuỷ sản biển và đại dương
- Kết hợp nuôi trồng nhiều hình thức
- Phát triển mạnh: Trung Quốc, Pháp, Canada , Hàn Quốc , Đông Nam Á.
4/ Cũng cố:
Ngành chăn nuôi bò chiếm vị trí quan trọng hàng đầu
 Tây Âu, Hoa kỳ, nuôi bò sữa 
Trung Quốc, các nước Nam Á, Đông Nam Á nuôi nhiều trâu
5/ Hướng dẫn về nhà :
Hướng dẫn vẽ biểu đồ cột ( bài tập 2/ 116 –SGK)
Chuẩn bị nội dung thực hành
* Rút kinh nghiệm
Tiết 33	Ngày soạn 24/11/2012
Tuần 17	Ngày dạy: 26/11/2012
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH VÀ VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC , DÂN SỐ 
CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : sau khi thực hành HS cần :
Củng cố kiến thức về cây lương thực .
2. Kỹ năng : - Biết vẽ biểu đồ cột , biết tính bình quân lương thực / người và nhận xét được
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ : 
	Trình bày vai trò , đặc điểm ngành chăn nuôi . Các vùng nuôi nhiều trâu, bò ?
3/ Bài mới : 
Hoạt động của 
Giáo viên
Nội dung cơ bản
HĐ1 : cả lớp 25 phút
Giáo viên nêu yêu cầu số 1 : Vẽ biểu đồ cột thể hiện số liệu .
Giáo viên nêu câu hỏi . cho học sinh trả lời và giáo viên hướng dẫn:
? Loại biểu đồ gì ?
? Đối tượng cần biểu hiện ?
? 2 đối tượng có 2 đơn vị tính khác nhau thì sẽ giải quyết như thế nào ?
Giáo viên giải thích thêm : ký hiệu 2 đối tượng phải khác nhau . Mỗi quốc gia vẽ 2 cột ( mỗi cột 1 đối tượng )
Cho học sinh tiến hành vẽ
HĐ2 : cả lớp 15 phút
Giáo viên hướng dẫn cách tính bình quân lương thực/ người
? Nhận xét qua số liệu đã tính được.
Vẽ trên một trục toạ độ có 2 trục tung (Triệu tấn và triệu người )
Tính được bình quân 
( Kg/người )
4. Cũng cố: Nhắc lại các bước, các yêu cầu khi vẽ biểu đồ
5/ Hoạt động về nhà:
- Hoàn thành bài thực hành.
- Chuẩn bị ôn tập
* Rút kinh nghiệm
Tiết 34	Ngày soạn 24/11/2012
Tuần 17	Ngày dạy: 30/11/2012
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
- Giúp cho học sinh hệ thống lại kiến thức đã học
- Cũng cố vững chắc kiến thức, kĩ năng nhằm chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra học kì I.
II. Phương tiện ôn tập: Đề cương ôn tập học kì I
III. Nội dung ôn tập:
	(Đề cương ôn tập)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – ĐỊA LÍ 10
(Năm học 2012 – 2013)
I. Phần lí thuyết:
Bài 16: Sóng. Thủy Triều. Dòng biển
1. Nguyên nhân sinh ra các hiện tượng: sóng biển, thủy triều.
2. Quan hệ giữa tuần trăng với chu kỳ của thủy triều
3. Quy luật dòng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương trên thế giới.
Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.
1. Khái niệm thổ nhưỡng (đất), thổ nhưỡng quyển
2. Vai trò của các nhân tố hình thành đất (đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người).
Bài 18: Sinh Quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
1. Khái niệm, giới hạn của sinh quyển
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Khí hậu, đất, địa hình, sinh vật và con người).
Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất
Nguyên nhân dẫn tới sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ và độ cao.
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
1. Khái niệm, giới hạn của lớp vỏ địa lí
2. Khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
Khái niệm, nguyên nhân và các biểu hiện của quy luật địa đới và phi địa đới.
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.
1. Quy mô dân số thế giới, tình hình gia tăng dân số.
2. Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
3. Hậu quả của sự gia tăng dân số.
Bài 23: Cơ cấu dân số.
Khái niệm, đặc điểm của cơ cấu dân số theo giới và theo độ tuổi.
Bài 24: Phân bố dân cư. Đô thị hóa.
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
2. Đặc điểm của đô thị hóa
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội và môi trường.
Bài 27: Vai trò đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố nông nghiệp.
	1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp
	2. Các đặc điểm chính của sản xuất nông nghiệp
	3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố nông nghiệp.
II. Phần kỹ năng:
Vẽ và nhận xét biểu đồ.
( Tập trung các dạng biểu đồ đã học trong các tiết thực hành, bài tập cuối bài, những ví dụ trong các bài học)
Tiết 35	Ngày soạn 24/11/2012
Tuần 18	Ngày KT: .12/2012
KIỂM TRA HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 30-35.doc