Đề khảo sát chất lượng lần 3 - Năm học 2015 - 2016 Môn: Địa lí 11 (thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

pdf 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lần 3 - Năm học 2015 - 2016 Môn: Địa lí 11 (thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng lần 3 - Năm học 2015 - 2016 Môn: Địa lí 11 (thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
 SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 
(Đề gồm có 01 trang) 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 - NĂM HỌC 2015-2016 
Môn: Địa Lí 11 
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
1. Trình bày đặc điểm của Gió mùa mùa đông. Cho biết nguyên nhân chính tạo nên mùa 
khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. 
2. Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề 
giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? 
Câu 2 (2,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố 
ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta 
Câu 3 (3,0 điểm) 
 Cho bảng số liệu sau: 
 Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2010. 
 ( Đơn vị: triệu Rúp – USD) 
Năm Tổng giá trị xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu 
1990 5.156,4 2.404,0 2.752,4 
1992 5.121,4 2.580,7 2.540,7 
1995 13.604,3 5.448,9 8.155,4 
2002 35.830,0 16.530,0 19.300,0 
2005 69.214,0 32.433,0 36.781,0 
2010 157.075,3 72.236,7 84.838,6 
1. Tính cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2010. 
2. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 
1990 – 2010. 
3. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 
2010 
Câu 4 ( 3,0 điểm ) 
1. Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta. Giải thích tại 
sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của 
ngành thủy sản? 
2. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển các 
ngành công nghiệp trọng điểm? 
 ------------------------ Hết ------------------------ 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ..... 
ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 - NĂM HỌC 2015 - 2016 
MÔN: Địa 11 
Câu Nội dung đáp án Điểm 
Câu I 1. Trình bày đặc điểm của gió mùa mùa đông. Cho biết nguyên 
nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. 
- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc 
nước ta chịu tác động cuả khối không khí lạnh phương Bắc di 
chuyển theo hướng Đông Bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông 
Bắc. 
- T/c: GMĐB tạo nên một mùa đông lạnh ở MB. Đầu mùa: thời 
tiết lạnh khô; cuối mùa: thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng 
ven biển và các đồng bằng BB, BTB. 
- Khi di chuyển xuống phía nam, GMĐB suy yếu dần, bớt lạnh 
hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. 
- Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong BCB thổi theo hướng ĐB chiếm 
ưu thế, là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở NB và TN. 
2. Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa: 
- Tạo điều kiện cho người lao động tự tạo ra việc làm hay tìm 
kiếm việc làm dễ dàng hơn. 
- Nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, đa dạng hóa cơ 
cấu ngành nghề tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền 
kinh tế đang trong quá trình đa dạng hóa, hiện đại hóa. 
1,0 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
1,0 
0,5 
0,5 
Câu II 
Nhận xét và giải thích sự phân bố ngành công nghiệp năng lượng 
ở nước ta: 
- Nhận xét: Công nghiệp năng lượng phân bố không đều. 
+ CN khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, khai thác 
dầu khí ngoài thềm lục địa vùng ĐNB. 
+ Nhiệt điện ở phía Bắc có ở Phả Lại, Uông Bí, Hải Phòng, Ninh 
Bình, phía Nam có Phú Mĩ, Thủ Đức, Bà Rịa, Trà Nóc 
+ Thủy điện tập trung chủ ở TDMNPB và TN. Hiện nay một số 
nhà máy thủy điện có công suất vừa và nhỏ đang được xây dựng ở 
miền Trung. 
- Giải thích: 
+ Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng phụ thuộc chặt 
chẽ vào sự phân bố tài nguyên. 
+ Các nhà máy thủy điện phân bố chủ yếu ở TDMNPB và TN vì ở 
đây có nguồn thủy năng dồi dào. 
+Các nhà máy nhiệt điện phân bố gần nguồn nhiên liệu than và 
dầu. 
# Ở phía Bắc các nhà máy nhiệt điện chủ yếu chạy bằng than, 
phân bố gần vùng than. 
# Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu, khí chủ yếu ở phía Nam 
vì ở đây có nhiều dầu khí 
2,0 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
Câu III 1. Tính cán cân xuất nhập khẩu: 
Năm Cán cân xuất nhập khẩu 
1990 -348,4 
1992 +40,0 
1995 - 2706,5 
2000 -2770,0 
2005 -4648,0 
2010 -12.601,9 
* Xử lí số liệu: 
 Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 -2010 
 ( Đơn vị: %) 
Năm Tổng số Xuất Khẩu Nhập khẩu 
1990 100 46,6 53,4 
1992 100 50,4 49,6 
1995 100 40,1 59,9 
0,25 
0,5 
2000 100 48,1 51,9 
2005 100 46,9 53,1 
2010 100 46,0 54,0 
2. Vẽ biểu đồ: 
- Biểu đồ miền (các biểu đồ khác không cho điểm): Đúng, Đủ, 
Đẹp( chính xác về tỉ lệ, có chú giải rõ ràng, đủ đơn vị, tên biểu đồ) 
( Thiếu tên biểu đồ, ko có chú giải trừ 0,5 đ) 
3. Nhận xét: 
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 
có sự thay đổi: 
- Giai đoạn 1990 – 1992 tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng, nhập khẩu 
giảm(DC). 
- Giai đoạn 1992 – 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm, nhập khẩu 
tăng(DC). 
- Giai đoạn 1995 – 2010 tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng nhưng ko 
ổn định(DC). 
1,5 
0,25 
0,25 
0,25 
Câu IV 1. Thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta. 
- Vùng biển rộng, có nguồn lợi hải sản khá phong phú( tổng trữ 
lượng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 
triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài 
chục loài mực và hàng nghìn sinh vật phù du khác). 
- Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau 
– Kiên Giang; Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu; 
Hải Phòng – Quảng Ninh; Hoàng Sa – Trường Sa. 
- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thôngs đánh bắt hải sản; 
các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn; dịch vụ 
thủy sản và các cơ sở chế biến thủy sản được mở rộng. 
- Thị trường ngày càng được mở rộng; sự đổi mới trong chính 
sách của nhà nước đối với hoạt động đánh bắt 
* Giải thích: 
- Hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và nhu cầu lớn trên thị 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
trường. 
- Diện tích mặt nước còn nhiều, kĩ thuật nuôi trồng ngày càng 
hoàn thiện và các lí do khác( kinh nghiệm nuôi trồng, chính 
sách). 
2. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần 
phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. 
* Cơ cấu công nghiệp theo ngành: 
- Được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành( nhóm 
ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. 
- Tương đối đa dạng(3 nhóm với 29 ngành công nghiệp). 
- Đang nổi lên một số ngành CN trọng điểm ( năng lượng, 
CBLTTP, dệt – may) 
- Có sự chuyển dịch theo hướng theo hướng tăng tỉ trọng CNCB; 
giảm tỉ trọng CNKT và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. 
* Nguyên nhân: 
- Khai thác có hiệu quả các thế mạnh ( tự nhiên, kt – xh). 
- Thúc đẩy các ngành kt khác phát triển và mang lại hiệu quả cao 
về kt – xh và môi trường. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
------------------------ Hết ------------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDia11_Ngoc.pdf