Giáo án lớp 10 môn ngữ văn - Tiết 19, 20 đến tiết 33

docx 35 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 10 môn ngữ văn - Tiết 19, 20 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 10 môn ngữ văn - Tiết 19, 20 đến tiết 33
Ngày 15/2/2016
Tiết TC 19 + 20 
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN THUYẾT MINH: LẬP DÀN Ý
A. Mục tiêu bài học
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh
- Giúp HS biết lập dàn ý về văn thuyết minh và đề tài gần gũi, quen thuộc. 
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý.
- Có thái độ, tình cảm đúng đắn với đối tượng thuyết minh.
B. Phương tiện
- SGK, SGV. 
- Thiết kế bài học. 
C. Phương pháp
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành. 
D. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Giới thiệu bài mới. 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Trình bày bố cục của bài văn TM?
Trong bài văn thuyết minh cần sắp xếp theo những kết cấu nào?
BT 1: Thuyết minh về 1 tác giả văn học em yêu thích?
- Muốn giới thiệu về một danh nhân một tác phẩm, tác giả tiêu biểu ta phải lần lượt làm những công việc gì? 
Tiết 2
BT2: Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo?
1. Lí thuyết:
* Dàn ý bài văn TM
- Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc được thuyết minh
- Thân bài: Nội dung chính của bài viết. 
- Kết bài: Nên suy nghĩ của người viết về ý nghĩa, giá trị của đối tượng.
* Lưu ý
- Trình tự thời gian (từ xưa đến nay) 
- Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới) . 
- Trình tự lôgic
II. Luyện tập
- Muốn giới thiệu một danh nhân, một tác giả, tác phẩm tiêu biểu phải. 
+ Xác định đề tài
* Một danh nhân văn hoá. 
* Một người tìm hiểu kĩ và yêu thích. 
* Nguyễn Du, Nguyễn Trãi.  
+ Xây dựng dàn ý. 
* Mở bài: Giới thiệu một cách tự nhiên danh nhân văn hoá ấy. Lời giới thiệu phải thực sự thu hút mọi người về đề tài lựa chọn. 
* Thân bài: Cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, có độ tin cậy hay không. 
+ Sắp xếp các ý theo hệ thống nào thời gian, không gian trật tự lôgich. 
* Kết bài: 
+ Nhìn lại những nét chính đã thuyết minh về danh nhân. 
+ Lưu giữ cảm xúc lâu bền trong độc giả. 
* Dàn ý thuyết minh về Nguyễn Trãi:
1, Mở bài
-Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV. 
-Ông không những là một nhà quân sự đại tài mà còn nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. 
2, Thân bài
a, Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước:
- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh- Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây.
-Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái - con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán.
- Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại.
-Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.
-Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn.
-Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.
-Năm 1439, triều đình ngày cáng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.
-Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời.
-Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc.
-Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
b, Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao:
-Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc.
-Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc. 
+Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại. 
+Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân. 
+Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
-Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. 
+Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí ngời sáng.
“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” 
+Bên cạnh hình ảnh người anh hùng, con người trần thế hiện lên rõ nét: Nguyễn Trãi đau với nỗi đau của con người (đau trước thói đời đen bạc: “Bui một lòng người cực hiểm thay”) và yêu tình yêu của con người (yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống):
“Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”
+Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cà sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị.
3, Kết bài
-Nguyễn Trãi không chỉ suốt đời cống hiến cho sự nghiệp “trí quân trạch dân” mà còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc.
-Nguyễn Trãi là ngôi sao Khuê ngời sáng trên bầu trời Việt Nam. 
-Cuộc đời và sự nghiệp của Ức Trai đáng để chúng ta kính phục và trân trọng đến muôn đời.
BT2
MB: Khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Bình Ngô đại cáo 
*TB:
-Nêu luận đề chính nghĩa: Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó khẳng định nước ta tuy là một nước nhỏ nhưng vẫn có thể tự hào về: 
+ Nền văn hiến lâu đời 
+Cương vực lãnh thổ 
+Phong tục tập quán 
+Lịch sử và chế độ riêng 
-Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù: Giặc Minh xảo quyệt thừa nước đục thả câu. Không những thế còn tàn sát, hành hạ, tước đoạt mạng sống con người một cách dã man( dẫn chứng) 
-Tổng kết quá trình kháng chiến:+Xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải bình thường nhưng có lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng cao cả (so sánh với Trần Quốc Tuấn để thấy được lòng căm thù giặc và niềm tin sắt đá) 
+Khắc họa những chiến công oanh liệt hào hùng (dẫn chứng) 
-Tuyên bố hòa bình mở ra kỉ nguyên mới 
*Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có 
-Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơnđể nói đến cái vô hạn trong tội ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng 
-Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 
-Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh liệt. 
*KB:Giá trị của tác phẩm đối với sự nghiệp cả NT và nền VH dân tộc.
* 4. Củng cố:
- Nắm kiến thức bài học.
- BTVN: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng?
Ngày: 18/2/2016
Tiết TC21 GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÁCH THUYẾT MINH SÁNG TẠO
 A. Mục tiêu
Giúp HS nắm được kiến thức về văn thuyết minh và có kĩ năng sử dụng một số cách TM sáng tạo để TM về tác giả, tác phẩm và đề tài gần gũi, quen thuộc. 
B. Phương tiện
- SGK, SGV. 
- Thiết kế bài học. 
C. Phương pháp
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành. 
D. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Khái niệm về văn thuyết minh?
Tại sao khi thuyết minh chúng ta cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật?
Khi thuyết minh, chúng ta cần trình bày bố cục như thế nào?
Để tránh sự đơn điệu trong bài viết, chúng ta cần sử dụng những phương pháp TM nào?
Bài tập:
NGỌC HOÀNG XỬ TỘI RUỒI XANH
Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ Nhện điệu ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy:
– Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở!
Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa:
– Con là ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm ruồi trâu, ruồi mắt đỏ, ruồi nhà Nơi ở là nhà xí, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè, bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.
Ngọc Hoàng yêu cầu Thiên Tào tra sổ xác nhận rồi cho đọc cáo trạng: Bị cáo ruồi bị cáo buộc hai tội. Một là sống nơi dơ bẩn, mang nhiều vi trùng gieo rắc bệnh tật. Các nhà khoa học cho biết bề ngoài con ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B. Tội thứ hai là sinh đẻ nhanh quá mức, vô kế hoạch. Mỗi đôi ruồi, trong một mùa từ tháng 4 đến tháng 8, nếu đều mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.
Một luật sư biện hộ nói: Ruồi tuy tội nhiều nhưng nó cũng có nét đặc biệt ví như mắt lưới, một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ; chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân. Nếu con người biết bắt chước mắt ruồi mà làm máy chụp ảnh, mô phỏng chân ruồi mà làm giày leo núi thì cũng hay. Đó đều là tình tiết giảm nhẹ tội cho ruồi.
Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt ruồi khổ sai chung thân. Truyền cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc Hoàng lại nói với Người: "Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên làm vệ sinh, đậy điệm thức ăn, nhà xí, chuồng trại phải xây dựng theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được.
Lời tuyên án của Ngọc Hoàng làm cho các loài vật phấn khởi, còn con người thì trầm ngâm nghĩ ngợi.
                                                            (Trích báo tường của HS)
1.Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không? Nó cung cấp cho chúng ta những kiến thức gì?
2. Người viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào trong bài Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh?
3. Trong văn bản trên, người viết có sử dụng các biện pháp nghệ thuật không? Đó là những biện pháp gì? Hãy phân tích tác dụng thuyết minh của các biện pháp ấy.
1. Lí thuyết:
a. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh:
– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực đời sống, có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
– Văn bản thuyết minh không giống với các văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận vì kiểu văn bản này không nhằm kể chuyện, tái hiện, biểu lộ tình cảm hay nghị luận mà nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, có ích cho con người.
– Để đạt được hiệu quả giao tiếp gắn với mục đích đặc trưng, ngôn ngữ của văn bản thuyết minh phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
* Yêu cầu:
- Tính chuẩn xác (về cả nội dung và hình thức)
- VB thuyết minh phải trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu (KH, khách quan)
- Tính hấp dẫn:
+ Tìm những đề tài đặc sắc hoặc những chi tiết bất ngờ, đặc sắc của nội dung. VD:
+ Sử dụng những so sánh bất ngờ thú vị. VD:
+ Lời văn sinh động, gợi cảm. VD:
2. Hình thức kết cấu và phương pháp thuyết minh
a. Hình thức kết cấu:
- Kết cấu theo trình tự thời gian
- Theo trình tự không gian
- Theo trình tự nhận thức
- Theo trình tự tổng hợp – phân tích
- Theo trình tự chủ yếu – thứ yếu
b. Phương pháp:
- Định nghĩa, chú thích, phân loại, phân tích, so sánh, nêu ví dụ, liệt kê, giải thích nguyên nhân, kết quả
2. Luyện tập:
Gợi ý:
– Mượn hình thức kể chuyện để thuyết minh; Sử dụng triệt để biện pháp nhân hoá
– Việc mượn hình thức kể chuyện để thuyết minh có tác dụng tăng tính hấp dẫn và lôi kéo người đọc giúp người đọc nhận thức về đối tượng rõ ràng hơn.
- Kết cấu: Thời gian, loogic.
- Phương pháp: định nghĩa, liệt kê, dùng số liệu.
* 4. Củng cố:
- Nắm kiến thức bài học.
Ngày: 25/2/2016
Tiết TC22 
 NHỮNG TƯ TƯỞNG LỚN CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
A. Mục tiêu bài học: 
- Giúp học sinh nắm được nét chính về cuộc đời nguyễn Trãi và những tư tưởng lớn của NT trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo
- Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi cho nền văn học dân tộc.
B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, giáo án.
C. Cách thức tiến hành: Thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu vài nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi.
	- Nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Trãi
3. Bài mới
 Trong mỗi bước ngoặt lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một thiên tài văn học. Ở thế kỉ XV có Nguyễn Trãi đó là có tấm lòng son ngời lửa luyện là “Một tâm hồn vằng vặc sao khuê” và cũng là một tâm hồn “Băng giá đựng trong bình ngọc”. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là kết tinh sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân nghĩa sáng ngời . Để thấy rõ được điều đó hôm nay chúng ta tìm hiểu về cuộc đời văn chương của ông.
Hoạt động của GV và HS
Nôi dung cần đạt
* Hoạt động 1: Nhấn mạnh ảnh hưởng từ cuộc đời và hoàn cảnh sống đến sự nghiệp sáng tác của ông.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về thơ văn NT.
1. Nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng?
2. Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào?
3. Tâm hồn Nguyễn Trãi trong cuộc sống đời thường như thế nào?
Những tư tưởng lớn của NT trong bài Cáo?
 Nội dung của tư tưởng nhân nghĩa?
Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một tư tưởng, hơn nữa, là một phương pháp luận hết sức quan trọng. Trong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi mà chúng ta còn lưu giữ được thì chữ “nhân” đã được nhắc đến 59 lần và chữ “nghĩa” – 81 lần. Tổng cộng hai chữ “nhân”, “nghĩa” được ông sử dụng đến 140 lần
Nội dung tư tưởng nhân đạo?
I. Cuộc đời
- Không gian của núi côn Sơn gắn bó với ông từ thời niên thiếu.
- Thời niên thiếu có điều kiện thuận lợi trong việc trau dồi học vấn.
- Sự thay đổi địa bàn sống -> tiếp thu văn hóa dân gian của nhiều vùng đất.
- Nguyễn Trãi kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn học đặc biệt đạo lí làm người và lí tưởng chính trị qua các tác phẩm văn học Lí – Trần.
- Trưởng hành trong một xã hội đầy biến động -> d0em tài năng và tâm huyết đóng góp đắc lực cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cho đất nước.
=> Đất nước sạch bóng quân thù, bước vào một giai đoạn mới, cuộc đời Nguyễn Trãi -> một chặng đầy bi kịch và sóng gió.
II. NỘI DUNG THƠ VĂN
1. Nội dung lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi
a. Nhân cách cao đẹp
- Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, nhân dân bị kẻ thù áp bức, Nguyễn Trãi đã sớm có ý thức gắn bó cuộc đời, sự nghiệp của mình với số phận của nhân dân.
- Đối với ông phục vụ cho Vua tức là phục vụ nhân dân.
- Niềm mơ ước về một xã hội tốt đẹp nhân dân ấm no hạnh phúc.
“ Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
	Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”
 “ Dẽ có Ngu .đòi phương”
- Ông không ham danh hoa phú quý, chức quyền mà chỉ thích thế giới thiên nhiên trong sạch tinh khôi.
- Giữ vững nhân cách đạo đức ngay cả trong hoàn cảnh thử thách.
 “ Khó bền trượng phu” ( Trần tình – 7)
b. Tư tưởng chính trị sâu sắc
 - Nhân nghĩa là đường lối chính trị lấy dân làm gốc, người lành đạo phải thương yêu dân, có đức hiếu sinh, thực hiện chính sách an dân, phải chống lại sự tàn bạo.
 “ Việc nhân nghĩa trừ bạo”
 “ Đem đại nghĩa .cường bạo”
- Trong hoàn cảnh hòa bình ông không ngừng nhắc nhà lãnh đạo về đường lối nhân nghĩa thân dân.
 “Quyền mưu bản thị dùng trừ gian
 Nhân nghĩa duy trì quốc thế an” 
 ( Mừng Vua về Lam Sơn- 1)
Tư tưởng đạo đức và chính trị của Nguyễn Trãi được kết tinh từ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
c.Tâm hồn phong phú tinh tế.
- Ông có tình yêu thiên nhiên sâu lắng thiết tha. Nhà thơ mở lòng đón nhận cảnh vật, sống chan hòa với thế giới thiên nhiên.
 “ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
 Ngày vắng xem hoa bợ cây” 
 ( Ngôn chí – 10)
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có khả năng nắm bắt những xúc cảm rất riêng tư.
“Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biết thêu
Lại có hòe hoa chen bóng lục
Thức xuân một điểm ão lòng nhau”
 ( Cảnh hè)
III. NHỮNG TƯ TƯỞNG LỚN TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO.
1. Tư tưởng nhân nghĩa:
- Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, mặc dù kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh, nhưng cũng đã có sự khác biệt rất lớn so với tư tưởng Khổng – Mạnh – nó mang ý nghĩa tích cực, mở rộng và nâng cao hơn.
+ Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân. với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới.
+ Nhân nghĩa gắn liền với việc bảo vệ chủquyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
+ Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chiến đấu để bảo vệ đất nước.
2. Tư tưởng nhân đạo:
- Tố cáo tội ác của giạc Minh, đứng trên lập trường quyền sống của con người để lên án.
- Đặc biệt, tư tưởng nhân đạo Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù.
=> Tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi có sự hòa quyện với nhau tạo nên giá trị bất hủ của bài cáo.
4. Củng cố - dặn dò
	Nội dung lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi – Tiết sau học bài sử dụng từ Hán Việt
Ngày: 1/3/2016
Tiết TC 23
TỪ HÁN VIỆT 
A. Mục tiêu bài học: 
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về từ Hán Việt và yế tố Hán trong tiếng Việt; nắm được đặc điểm và giá trị của từ Hán Việt so với từ thuần Việt tương đương.
- Biết cách sử dụng từ Hán Việt và từ thuần Việt tương đương với mục đích diễn đạt, phát hiện lỗi sử dụng từ Hán Việt và cách khắc khắc phục.
B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, giáo án.
C. phương pháp: Thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :.
- Nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Trãi, những đóp của ông về mặt nghệ thuật.
3. Bài mới
 Trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa kho tàng từ vựng tiếng Việt đã ảnh hưởng không ít yếu tố Hán của phương Bắc. Vậy dân tộc Việt đã làm thế nào để vừa tiếp thu vừa việt hóa nhưng càng làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức bài học
*Hoạt động 1: HS tìm hiểu về lịch sử văn hóa từ Hán Việt.
1. Em nào có thể cho biết từ HV có hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
2. Cội nguồn tiếng Việt và tiếng Hán như thế nào?
3. Sự tương đồng này tạo thuận lợi và khó khăn gì cho dân tộc Việt?
* Hoạt động 2: Giới thiệu một số biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán.
4. Em biết những biện pháp nào nhằm việt hóa từ Hán Việt?
* Hoạt động 3: Chỉ ra một số từ dùng sai. Hướng cho HS cách khắc phục.
5. Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau.
I. Lịch sử văn hóa về từ Hán Việt.
1. Hoàn cảnh lịch sử - địa lí
- Trong tiếng Việt lớp từ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới
 70 % từ vựng tiếng Việt -> đó là quá trình tiếp xúc giao lưu ngôn ngữ văn hóa việt – Hán.
- Mặc dù từ Hán Việt nhiều như vậy nhưng tiếng Việt vẫn giữ được bản sắc riêng biệt.
2. Cội nguồn tiếng Việt và tiếng Hán
- Tiếng Việt và tiếng Hán khác nhau về cội nguồn nhưng cùng thuộc một loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính, bao gồm âm đầu, vần và thanh.
- Thuận lợi: Việc giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ Hán
- Khó khăn: Cho sự nghiệp chống đồng hóa về mặt ngôn ngữ.
II. Những biện pháp chủ yếu nhằm Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn .
1. Vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, chỉ Việt hóa âm đọc.
- Từ đơn: Tâm, tài, mệnh, ..
- Từ ghép song âm: Đế vương, khanh tướng, văn chương, khoa cử
2. Một số từ ngữ Hán rút gọn lại
Vd: Thừa trần -> Trần nhà
- Lạc hoa sinh – Cây lạc, củ lạc
3. Đảo vị trí các yếu tố tổ thành
Vd: Nhiệt náo -> náo nhiệt
- Thích phóng -> Phóng thích
4. Đổi các yếu tố tổ thành
Vd: Nhất cử lưỡng đắc -> Nhất cử lưỡng tiện
- An phận thủ kỉ -> An phận thủ thường
5. Đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa
Vd: Phương phi ( H ) vốn có nghĩa “hoa cỏ thơm”-> Tiếng Việt mặt mũi phương ph, béo tốt.
- Lang bạt kì hồ(H) vốn là một câu trong kinh thi - rút gọn thành “lang bạt” -> lang thang nay đây mai đó.
- Bồi hồi ( H ) vốn có nghĩa “đi đi lại lại” -> bồn chồn xao xuyến.
6. Một số từ Hán Việt chuyển đổi màu sắc tu từ
Vd: Dã tâm (H ) có nghĩa tương tự “khát vọng, tham vọng” -> lòng dạ hiểm độc.
- Giang hồ ( H ) sông hồ -> gái gianh hồ, ả giang hồ.
III. Một số nguyên nhân hiểu sai và dùng sai
1.Đây là nột cây thông lớn từ trước tới nay được xây dựng gần một siêu thị lớn tại thủ đô, trên đó trang trí các loại đèn màu và các văn hoa sặc sỡ. ( văn vẻ, hoa mĩ ) 
-> Dùng lại hoa văn cũng không thích hợp lắm có dùng “hình trang trí, vật trang trí”
2. Bà chủ quán đa chồng kiêm tiếp viên.
3. Hội hôn kéo dài gần 2 giờ đồng hồ.
=> Cần chú ý khi sử dụng từ Hán Việt
4.Củng cố
	- HS nắm được cách sử dụng từ Hán Việt.
	- Biện pháp nhằn Việt hóa từ Hán Việt
Ngày: 5/3/2016
Tiết TC24 ĐỌC HIỂU TRUYỀN KÌ
A. Mục tiêu bài học: 
- Giúp học sinh nắm được kiến thức về thể loại và tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Truyền kì mạn lục qua văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Có kĩ năng độc - hiểu VB theo đặc trưng thể loại
B. Phương tiện thực hiện: Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, giáo án.
C. Phương pháp: Thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức bài học
 Khái niệm thể loại?
Hoàn cảnh ra đời của Truyền kì mạn lục?
Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền kì mạn lục?
BT: Qua nhân vật NTV, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
1. Khái niệm
- Là những tác tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đường. “Kỳ”nghĩa là ảo, không có thật, nhấn mạnh tính hư cấu=> TP tự sự phản ánh cuộc sống qua những yếu tố hoang đường kì ảo.
- Về cơ bản, truyền kì có hai đặc điểm nổi bật:
- Tuy là văn học viết, nhưng truyền kì dựa trên cơ sở truyền thống tự sự dân gian, khai thác các mô típ, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả lối kể dân gian. Cho nên, muốn tìm nét đặc trưng hoặc so sánh ảnh hưởng của truyền kì giữa các dân tộc trong khu vực đồng văn, một nguyên tắc bắt buộc là phải xuất phát từ kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó.
- Truyền kì lấy yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung. Nhưng, mức độ của cái kì ảo phụ thuộc vào truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu lịch sử của dân tộc ấy. Như vậy, phải bám sát lịch sử và truyền thống thẩm mĩ dân tộc khi nghiên cứu truyền kì của họ.
2. Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục
a.  Hoàn cảnh ra đời:
 - Chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI nhìn chung vẫn đang trên đà phát triển. Tuy nhiên sự cường thịnh của những giai đoạn trước đó thì đã giảm sút rõ rệt, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của sự suy thoái. Trong tập đoàn giai cấp thông trị không còn những vua sáng tôi hiền. Triều đình nhà Lê với những ông vua nổi tiếng xa hoa đồi bại như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực đã gây nên bao nỗi thống khổ cho nhân dân.
- Tình trạng đạo đức suy đồi, nhân tình thế thái đảo điên đang trở thành một hiện thực phổ biến và nhức nhối.
=> Sống giữa bối cảnh lịch sử xã hội như vậy, là một trí thức có tâm huyết, Nguvễn Dữ đã không thể không lên tiếng.
b.  Nội dung tư tưởng:
- Thứ nhất là tinh thần phê phán, tố cáo giai cấp thống trị. Bằng ngòi bút thông minh, sắc sảo, bằng thái độ công phẫn mãnh liệt, Nguyễn Dữ vạch trần tất cả những bản chất tham tàn bạo ngược của bè lũ giai cấp thống trị từ hôn quân bạo chúa trong triều đến bọn cường hào ác bá ở địa phương. Tiếng nói cùa nhà văn trở thành tiếng nói đại diện của nhân dân. Nguyễn Dữ đã đứng về phía nhân dân để thay mặt họ lột trần bộ mặt thật của bọn tham quan ô lại và nói lên tiếng nói phản kháng quyết liệt của họ. Kèm theo đó là cảm hứng ngợi ca, khẳng định những người trí thức, những của họ. Kèm theo đó là cảm hứng ngợi ca, khẳng định những người trí thức, những bậc nho sĩ, những quan lại chính trực, khí tiết, bản lĩnh giữa một bối cảnh đầy ô tạp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những nhân vật này thường không nhiều.
 - Thứ hai, tác phẩm còn thể hiện ý thức xây dựng, bảo vệ tinh cảm gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Ở khía cạnh này, Nguyễn Dữ tập trung ca ngợi sự gắn bó chung thủy trong tình cảm vợ chồng, đặc biệt ông dành nhiều cảm hứng để đồng cảm với những bất hạnh và đề cao phẩm chất tốt đẹp ở những người phụ nữ. Nội dung này đem đến cho Truyền kì mạn lục chiều sâu của tư tưởng nhân đạo.
 - Thứ ba, ngoài hai vấn đề nội dung trên, thông qua Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ còn bộc bạch những nỗi niềm ưu tư sâu kín trước thời thế. Là một nho sĩ tài năng, tâm huyết với dời, thấu đáo bao đạo lí của trời đất nhưng ngày ngày phải nhìn thế thái nhân tình đổi thay, nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống con người có nguy cơ sụp đổ, tan rã, nhà văn không khỏi rơi vào nỗi bi uất. Mong mỏi giữ gìn và khơi dậy tất cả những giá trị cao đẹp bền vững của cuộc sống, Nguyễn Dữ cũng thể hiện rõ thái độ dứt khoát đấu tranh với tất cả những gì đang làm cho nó bị băng hoại.
   - Truyền kì mạn lục còn có nhiều vấn đề khác khiến cho tác phẩm có một giá trị nội dung tư tưởng hết sức sâu sắc. Bao trùm lèn tất cả những vấn dề là mơ ước về một xã hội công bằng, lí tưởng, là khát vọng về hạnh phúc cho con người của nhà văn nói riêng và nhân dân lao dộng nói chung.
c.  Nghệ thuật:
 - Thành công của tác giả trong tác phẩm trước hết là ở sự sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn. Đa phần những câu chuyện trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ dân gian hoặc trong sách vở của người xưa. Nguyễn Dữ đã sưu tầm, đồng thời bố sung, nhào nặn, chau chuốt, gọt giũa, biên những câu chuyện còn thô sơ, đơn giản trở thành những tác phẩm văn học tinh tế giàu ý nghĩa và có hiệu quả nghệ thuật cao. Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, dẫn dắt tình huống kết hợp với cách xây dựng nhân vật là những thành công rõ nét nhất trong quá trình sáng tạo của nhà văn, dem lại cho những cốt truyện quen thuộc một sức sống và sự hấp dẫn mới.
2. Luyện tập
- Giới thiệu nhân vật NTV.
- Phân tích tính cách của NTV
- Rút ra thông điệp tác giả gửi gắm: Kẻ sĩ phải cương trực, dám dũng cảm đấu tranh để bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải. Đặc biệt là nêu cao tinh thần dân tộc mạnh mẽ
- Thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
* 4. Củng cố:
- Nghệ thuật truyền kì trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
Ngày soạn: 7/3/2016
Tiết TC25
ĐỌC HIỂU TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI
A. Mục tiêu bài học
- Hiểu và nắm bắt được các nội dung chính, đặc sắc NT và ý nghĩa của các tác phẩm VH nước ngoài.
- Biết đọc hiểu một tác phẩm VHNN
- Biết liên hệ so sánh với VHVN
B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: GA, SGK, SGV tự chọn
- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK
C. Phương pháp
- Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới: 
Phần I: Trắc nghiệm
Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là Hồi trống cổ thành?
Vì ngày xưa, trong mỗi trận chiến thường có tiếng trống giục
Vì hồi trống là điều kiện, là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm của Quan Công
Vì hồi trống thể hiện tính cách ngay thẳng của Trương Phi
Hồi trống là tăng kịch tính và sức hấp dẫn cho câu chuyện
Đâu là cao trào của màn kịch gặp gỡ giữa Trương Phi và Vân Trường?
Khi Trương Phi vác mâu chạy lại đâm Vân Trường 
Khi Sái Dương xuất hiện
Khi Trương Phi ra điều kiện Vân Trường phải chém chết Sái Dương trong ba hồi trống
Khi Trương Phi thẳng tay giục trống buộc Vân Trường phải xông trận
Hành động của Trương Phi trong đoạn trích thể hiện tính cách gì ở nhân vật này?
Nóng nảy, suy nghĩ đơn giản
Trung nghĩa
Khí khái
Nóng nảy, trọng lẽ phải
Đoạn trích thể hiện tính cách gì ở nhân vật Vân Trường?
Dũng lược, trọng tín nghĩa
Dũng cảm, mưu trí
Mưu trí, trung nghĩa
Nhẫn nhịn, dũng cảm
Thành công nghệ thuật tiêu biểu nhất của đoạn trích là gì?
Miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật
Chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, sinh động
Tạo tình huống giàu kịch tính giúp bộc lộ nổi bật tính cách nhân vật
Sử dụng rất điêu luyện thủ pháp đối lập để khắc họa tính cách nhân vật
 6. Chi tiết thể hiện cao trào và kịch tính của đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng là chi tiết?
Tào Tháo nói: “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao,có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia”
Tào Tháo trỏ vào Lưu Bị rồi trỏ vào mình mà nói rằng: “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo này mà thôi”
Tiếng sấm ngoài trời rền vang
Huyền Đức “giật nảy mình, bất giác thìa, đũa cầm trong tay rơi cả xuống đất”
Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng cho thấy Lưu Bị là người như thế nào
A. Kín đáo, khôn ngoan.
 B. Nhu nhược, yếu đuối.
Phần II: Tự luận
 . Tâm Trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo trong đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
Gợi ý
– Việc vun xới, tưới tắm vườn tược " che mắt Tào Tháo.
" Tâm trạng: lo sợ Tào Tháo nghi ngờ, tìm cách cản trở, hãm hại.
– Khi Tào Tháo cho người mời đến phủ uống rượu:
+ Giật mình, lo lắng vì nghĩ Tào Tháo đã nghi ngờ mình.
+ Sợ tái mặt trước câu hỏi “nắn gân” của Tào Tháo.
+ Yên lòng khi biết rõ mục đích của Tào Tháo.
– Khi Tào Tháo bàn về anh hùng:
+ Nhún mình, một mực khẳng định mình ngu muội ko biết.
+ Khi bị hỏi dồn " khôn khéo lần lượt điểm những gương mặt đáng lưu ý
" Cố giấu tư tưởng, tình cảm của mình.                                                                             
+ Sợ đến mức rụng rời, luống cuống, đánh rơi cả đôi đũa đang cầm  trên tay khi Tào Tháo khẳng định “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi!”.
 " Vì:- Lưu Bị đang nương nhờ Tào Tháo, đang cố giấu mình, cố tỏ ra mình là người tầm thường.
 – Câu nói đó cho thấy Tào Tháo đã đoán được chí hướng của Lưu Bị. Nếu Lưu Bị khẳng định sự thật ấy thì với bản chất tàn ác, nham hiểm, đa nghi và tham vọng bá chủ thiên hạ, Tào Tháo ko dễ để Lưu Bị sống sót nếu ko cũng cầm tù ông suốt đời.          
– Yếu tố giải nguy: nhờ trời, tiếng sét với hành động và câu nói của Lưu Bị thật khớp, thậ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_chon_van_10_ki_2.docx