Đề 1 thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

docx 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HÀ NỘI
 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ THI THỬ
 Môn thi: Ngữ Văn
 Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I (6,0 điểm): 
 Một bạn học sinh đã chép lại khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh như sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Pha vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
1. Bài thơ Sang thu được ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì?
2. Theo em, bạn đã chép sai từ nào? Việc chép sai như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu đạt của câu thơ đó như thế nào?
3. Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên.
4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm nổi bật sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời trong thời khắc sang thu trong khổ thơ em vừa chép. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một thành phần khởi ngữ (gạch chân và chú thích rõ).
Phần II (4,0 điểm): Cho đoạn trích sau:
 Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn
(Nguyễn Thành Long – Sách Ngữ Văn 9, tập 1)
1. Đoạn trích trên được trích từ truyện ngắn nào? Truyện chủ yếu được trần thuật qua cái nhìn và suy nghĩ của ai?
2. Qua những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc? Từ đó em thấy được những phẩm chất nào của nhân vật?
3. Từ niềm hạnh phúc của anh thanh niên (kết hợp với những hiểu biết xã hội), em có suy nghĩ gì về hạnh phúc (không quá 01 trang giấy thi)?
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HÀ NỘI
 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ THI THỬ
 Môn thi: Ngữ Văn
 Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I (6 điểm): 
Ông Hai, một con người yêu làng tha thiết đến thế, cũng phải một phen xấu hổ về làng:
	“Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
	- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”
1. Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Việc chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? 
2. Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc dùng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào?
3. Bằng một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 – 15 câu) hãy làm rõ diễn biến tâm lý của ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến tối hôm đó, trong đoạn văn có sử dụng một phép lặp và một câu ghép (gạch chân dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp).
Phần II (4 điểm): 
	Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Viễn Phương đã có những vần thơ rất xúc động khi đến viếng lăng Bác:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
1. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ thứ hai của đoạn thơ trên. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy?
2. “Thương nhớ” vốn là từ chỉ cảm xúc bên trong của con người nhưng tác giả lại viết “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”. Tại sao vậy?
3. Trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có một câu thơ khác sử dụng hình ảnh mặt trời mang ý nghĩa tương tự. Chép chính xác câu thơ đó, nêu tên tác giả, tác phẩm?
4. Từ đoạn thơ trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy nêu những suy nghĩ của mình (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng biết ơn và cho biết thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay phải làm gì để xứng đáng với truyền thống đó? 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_Ngu_Van_vao_10_nam_2016_2017_Thanh_pho_Ha_Noi.docx