Bài kiểm tra cuối năm đề kiểm tra – khối 10 thời gian : 90 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối năm đề kiểm tra – khối 10 thời gian : 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra cuối năm đề kiểm tra – khối 10 thời gian : 90 phút
 Tuần:	 34 
Ngày soạn: 18/4/2016
Ngày KT:../2016
 Tiết:102-103
Ngày KT:./2016
 BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
 ĐỀ KIỂM TRA –KHỐI 10
 Thời gian : 90 phút
I. MỤC TIÊU / MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng : nhận biết nội dung phần đọc hiểu văn bản, biết vận dụng các thao tác làm văn nghị luận văn học mạch lạc, rõ ràng.
-Mục tiêu về năng lực : Đọc –hiểu những vấn đề đặt ra trong văn bản, kĩ năng diễn đạt, tư duy sáng tạo, kĩ năng liên hệ với thực tiễn.
II, HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 90 PHÚT
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Chí khí anh hùng
Nội dung trong văn bản 
Nghệ thuật, tác dụng
-Viết một đoạn văn ngắn trình bày về vấn đề trong văn bản
Làm văn
Trao duyên
Tình cảnh lẻ loi..
Cảm nhận về đoạn thơ
Số câu: 2
Tỉ lệ: 100%
1
1
1
Tổng cộng
1.0
1.0
 2.0
6.0
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Trường THPT Thăng Long- Lâm Hà BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 10
Tổ :Văn – Địa- Thư Viện Thời gian: 90 phút
Họ tên Hs:. 
 MÃ ĐỀ 123 
Câu 1:(4.0điểm) Đọc –Hiểu Văn bản
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi.
“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”
 (Trích: Chí khí anh hùng- Nguyễn Du-)
A. Văn bản trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? nêu tác dụng (1.0 điểm)
B. Hãy nêu nội dung chính của văn bản ? (1.0 điểm)
C.Từ văn bản hãy viết một bài văn ngắn trình bày “Văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay ”? (2.0 điểm)
Câu 2: (6.0điểm) Nghị luận văn học
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
« Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vài ái ân !
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
 ( Trao duyên- Nguyễn Du-)
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN CHẤM MĐ 123
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
 - Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi.
4.0
- Nghệ thuật : Câu hỏi tu từ, Ẩn Dụ, ước lệ tượng trưng 
+Tác dụng : Nhấn mạnh nỗi lòng Thúy Kiều với Từ Hải
- Nội dung : Thúy Kiều muốm làm tròn đạo làm vợ xin được đi theo Từ Hải, và thái độ dứt khoát của Từ Hải ra đi thực hiện chí lớn.
*Viết bài văn
- Văn hóa ứng xử của Hs: được thể hiện qua lời nói, hành động.
+ Biểu hiện: Ứng xử có văn hóa: lễ phép, tôn trọng thầy cô, hòa nhã với bạn bè. 
+ Văn hóa ứng xử có vai trò quan trọng, tạo được ấn tượng tốt đẹp với mọi người
+ Bác bỏ: Hs ứng xử không có văn hóa, cộc cằn, thô lỗ, nói tục, chửi thề.
+ Bài học: lựa chọn từ ngữ trong giao tiếp, cư xử hòa đồng, kính thầy, mến bạn, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi...
1.0
1.0
2.0
2
Đề bài ?
6.0
MB
Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác giả, nội dung tác phẩm, nội dung đoạn thơ
0.5
TB
- Kiều tự đối thoại với mình: ” bây giờ ....muôn vàn ái ân”à đau đớn, xót xa, tiếc nuối vì tình yêu tan vỡ. Nàng tự cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy. Nghệ thuật ước lệ tượng trưng
- Kiều hướng tới người yêu: ” Trăm nghìn ... lỡ làng”à tự than thân trách phận; day dứt, giày vò, biểu hiện tình yêu cao đẹp Kiều dành cho Kim Trọng, đồng thời cũng cho thấy một nhân cách vị tha trong sáng.:Duyên tình ngắn ngủi... Phận bạc
=> đau xót, ngậm ngùi. Kiều nhận lõi lầm về mình, tự cho rằng mình là người phụ bạc. Đây là phẩm chất cao quý của Kiều. 
- Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và 2/2/2/2 như nhát cắt, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn chia lìa.Từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
” Ơi Kim Lang ..... phụ chàng từ đây”
- Từ “ Kim lang” lặp lại một cách trang trọng như một lời kêu cứu tuyệt vọng.. Kiều thương mình thì ít, thương cho chàng Kim thì nhiều. Nàng đã nhận hết mọi trách nhiệm của sự tan vỡ tình duyên về mình. 
- Trong đau khổ tột cùng Kiều vẫn sáng lên vẻ đẹp của một nhân cách cao thượng: ân cần, chu đáo với Kim Trọng mà vẫn tự trách, nàng quên đi bất hạnh của mình để cảm thông cho người khác. Đây là giây phút độc thoại thật nhất, nhân bản nhất.
- Thuý Kiều đau khổ đến cực độ, Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt nhiều lời thống thiết nghẹn ngào. Kiều là người vị tha, giàu đức hi sinh.
- Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ. 
- Kiều nói với mình, nói với người yêu giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
- Nghệ thuật: Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động, sử dụng từ thuần Việt tránh được tính nôm na, từ Hán Việt tránh được tính trang trọng của ngôn ngữ bác học.
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
KB
- Khẳng định lại :giá trị nội dung và nghệ thuật
0.5 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOC_KI_II_MON_VAN_KHOI_10_NAM_20152016.doc