Giáo án lớp 10 Môn Lịch sử - Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 10 Môn Lịch sử - Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 10 Môn Lịch sử - Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 ( Môn: SỬ )
BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO
Ở thời kỳ độc lập Nho giáo,Phật giáo,Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
Nho giáo
Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
Đạo Phật
-       Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.
-       Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC - KỸ THUẬT
1. Giáo dục:
-       1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
-       1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành
-       Giáo dục được hoàn thiện  và phát triển, là nguồn đào tạo quan  chức và người tài.
-       Thời Lê sơ, cứ ba năm  có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.
-       Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.
-       Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
-       Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí,  giáo dục nho học  không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
2. Phát triển văn học
-       Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà,Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.
-       Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
-       Đặc điểm:
+         Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+         Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
3. Sự phát triển nghệ thuật
-       Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh..
-       Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long,thành Nhà Hồ, tháp Chăm
-       Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
-       Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.
Nhận xét:
+         Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng.
+         Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.
4. Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị.
-       Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần );Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên ).
-       Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
-       Quân sự có Binh thư yếu lược.
-       Thiết chế chính trị:Thiên Nam dư hạ.
-       Toán học:Đại thành  toán pháp của Lương Thế Vinh;Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
-       Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.
BÀI 22. TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở THẾ KỶ XVI – XVIII
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII
-       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá
-       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:
+         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
+         Thủy lợi được củng cố.
+         Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
-      Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..
-       Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
-       Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-       Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải ..
-       Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.
3. Sự phát triển của thương nghiệp.
* Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:
-       Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán
-       Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
-       Buôn bán giữa miền  xuôi và  miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để  bán .
* Ngoại thương phát triển mạnh.
-       Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán  tấp nập:
+         Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng..
+         Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
-       Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
-       Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.
4. Sự hưng khởi của các đô thị
-       Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:
+         Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).
+         Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)
Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.
BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tình hình kinh tế xã hội
a. Kinh tế
-       Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
+         Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+         Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
-       Công thương nghiệp phát triển
+         Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
+         Công nhân đông, sống tập trung
+         Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
b. Chính trị
* Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế , vua nắm mọi quyền .
* Xã hội: có 3 đẳng cấp:
           + Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế
           + Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế
         + Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba  vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.
-       Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:
Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.
Nhà tư tưởng
Tên tác phẩm
Mông te xki ơ
 Tinh thần luật pháp: đòi quyền tự do dân chủ cho con người
Von te 
Những lá thư  triết học: xóa bỏ  nhà nước bảo thủ 
Rút xô
Khế nước xã hội : tự do là quyền tự nhiên của con người
II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
Bản đồ phong trào nhân dân Pháp
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
-       Ngày 5/5/1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.
-       Ngày 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.
-     Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).
+         Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
+         Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
+         Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).
-       Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).
-       Tháng 4/1792 chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.
-       Ngày 11/7/1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:
-      Ngày 10/8/1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.
-       Ngày 21/9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.
-       Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.
+         Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.
+         Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6).
BÀI 32. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
* Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp:
+         Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+         Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.
+         Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
+         Có hệ thống thuộc địa lớn.
* Những phát minh về máy móc
+         Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.
+         Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
+         Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+         Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
+         Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
* Luyện kim: năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng
Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng * Giao thông vận tải
+         Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên bước vào "thời đại máy hơi nước".
* Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.
Tại sao Cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?
Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
Về kinh tế
+         Nâng cao năng suất lao động ,làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
+         Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
Về xã hội
+         Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
+         Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+         Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_10_hk2.doc