Giáo án Hóa 12 - Chương 1: Este - Lipit

doc 12 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2898Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa 12 - Chương 1: Este - Lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hóa 12 - Chương 1: Este - Lipit
Tuần: 2
Tiết: 9,10,11,12,13,14,15,16
Ngày soạn: 4/04/2016
CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT
1/- MỤC TIÊU:
	1.1. Về kiến thức: 
	- Đặc điểm cấu tạo & cách gọi tên Gốc - chức ; Phản ứng thủy phân Este trong môi trường axít, kiềm.
	- Khái niệm & cấu tạo chất béo; TCHH cơ bản của chất béo là pư thủy phân.
	1.2. Về kỹ năng: 
	- Viết CTCT các đồng phân và gọi tên ; Xác định cấu tạo este dựa vào phản ứng thủy phân; Viết CTCT một số CB & đồng phân có gốc axit khác nhau.
	- Viết PTHH cho phản ứng thủy phân chất béo (trong môi trường axit hoặc kiềm); áp dụng tính chỉ số axit và chỉ số xà phòng hóa của chất béo.
	1.3. Thái độ: Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc và vận dụng kiến thức về este vào cuộc sống
2/- CHUẨN BỊ:
	2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Chuần bị hệ thống câu hỏi trả bài và câu hỏi vận dụng
	2.2. Chuẩn bị của học sinh:
	Chuẩn bị giải bài tập ở nhà và câu hỏi lý thuyết
3/- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP:
	3.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
	3.2. Kiểm tra bài cũ: 
	HS 1: Hãy cho biết khái niệm về este, chất béo, viết công thức cấu tạo. Viết đồng phân và gọi tên este có công thức phân tử C3H6O2
	HS 2: Hãy viết đồng phân và gọi tên các este đồng phân có công thức phân tử C4H8O2
	HS 3: Hãy trình bày tính chất hóa học của este. Viết phương trình phản ứng chứng minh.
	HS 4: Hãy trình bày tính chất hóa học của chất béo. Viết phương trình hóa học chứng minh. 
	3.3. Phương pháp/phương tiện: Đàm thoại – Diễn giảng
	3.4. Tiến hành bài học:
 ESTE
 A. LÝ THUYẾT
I. Cấu tạo phân tử của este
( R, R’ là các gốc hidrocacbon; R có thể là H, R’ khác H)
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
Gọi tên
Tên este RCOOR’ = tên gốc hiđrocacbon R’ + tên gốc axit RCOO- (đuôi at)
Tính chất vật lý
- Các este thường là các chất lỏng dễ bay hơi, ít tan trong nước, có mùi thơm đặc trưng.
- Độ tan, nhiệt độ sôi của este < Độ tan, nhiệt độ sôi của ancol < Độ tan, nhiệt độ sôi của axit
Tính chất hóa học
a. Phản ứng thủy phân:
Môi trường axit:
R-COO-R’ + H-OH R –COOH + R’OH
Môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)
R-COO-R’ + Na-OH R –COONa + R’OH
(Thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch, môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều)
Chú ý:
-Khi thủy phân các este của phenol:
R-COO-C6H5 + 2NaOH R-COO-Na + C6H5ONa + H2O
-Khi thủy phân một số este đặc biệt:
R-COO-CH=CH-R’ + NaOH R-COO-Na + RCH2CHO 
Vd: CH3-COO-CH=CH-CH3 + NaOH R-COO-Na + CH3CH2CHO
 Vd: 
(Nếu sản phẩm phản ứng thủy phân là muối natri của axit fomic HCOONa, anđehit thì 2 sản phẩm đó thực hiện được phản ứng tráng gương với AgNO3/NH3)
b. Tính chất khác: Các este có gốc hidrocacbon không no 
b.1. Phản ứng cộng ( với H2 ; halogen)
	VD: CH3COOCH=CH2 + H2 CH3COOCH2-CH3
b.2. Phản ứng trùng hợp tại gốc hidrocacbon
Điều chế
RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
(Muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra este nên lấy dư axit hoặc dư ancol và chưng cất để tách este ra khỏi hệ)
Chú ý: Để điều chế vinyl axetat thì cho axit axetic tác dụng với axetilen
CH3COOH + CHCH CH3COOCH=CH2
 LIPIT
 A. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
- Lipit là hợp chất hữu cơ tạp chức gồm: chất béo, sáp, steroit, photpholipit
- Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo ( axit cacboxylic có mạch C dài không phân nhánh), gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol 
2. Cấu tạo chất béo
( R1; R2; R3 là các gốc hidrocacbon no hay không no, giống nhau hay khác nhau)
3. Tính chất
Tính chất vật lí
Chất béo rắn (mỡ) : chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
Chất béo lỏng (dầu): chứa chủ yếu các gốc axit béo không no
Không tan trong nước tan trong các dung môi hữu cơ, nhẹ hơn nước
Tính chất hóa học (là este 3 chức nên có tính chất như este)
Phản ứng thủy phân trong môi trường axit (phản ứng xảy ra chậm, thuận nghịch) 
thu glixerol và các axit béo
 	 PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3H-OH 3C17H35COOH + C3H5 (OH)3
 	Tristearin Axit stearic 	glixerol 
Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xảy ra nhanh, một chiều) 
thu glixerol và muối natri hay kali của các axit béo (là xà phòng)
PTHH : (C17H35COO)3C3H5 + 3Na-OH 3C17H35COONa + C3H5 (OH)3
 	Tristearin Natri stearat 	 glixerol 
	Phản ứng hidro hóa : để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn
PTHH: (C17H33COO)3C3H5 +3 H2 (C17H35COO)3C3H5 
 Triolein (lỏng) Tristearin (rắn)
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG
I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO
1. Chất nào sau đây là este ?
A. HCOOH	B. CH3CHO	C. CH3OH	D. CH3COOC2H5
2. Chất nào sau đây không phải là este ?
A. C2H5OC2H5	B. CH3COOC2H5	C. C3H5(ONO2).	D. HCOOCH3
3. Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hiđro là 30. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2	B. C3H6O2	C. C5H10O2	D. C4H8O2
4. Vinyl axetat có công thức là 
A. CH3COOCH3	B. C2H5COOCH3
C. HCOOC2H5	D. CH3COOCH=CH2
5. Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOH3. Tên gọi của X là
A. metyl acrylat	B. propyl fomat	C. metyl axetat	D. etyl axetat.
6. Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2 ?
A. Etyl axetat	 B. Propyl axetat	C. Vinyl axetat	D. Phenyl axetat.
7. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là 
A. 5	B. 4.	C. 3.	D. 2.
8*. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3.	B.2.	C. 4.	D. 1.
9*. Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4	B. 3	C. 6.	D. 5. 
10*. Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. ancol metylic.	B. etyl axetat	C. axit fomic	D. ancol etylic.
11*. Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. metyl fomat	B. etyl axetat	C. n-propyl axetat	D. metyl axetat
12*. Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y(MX và MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hóa X thành Y. Chất Z không thể là
A. metyl axetat	B. metyl propionat	C. vinyl axetat	D. etyl axetat.
13*. Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 4	B. 2.	C. 1.	D. 3.
14. Chất không phải axit béo là
A. axit axetic	B. axit stearic	C. axit oleic	D. axit panmitic.
II. TÍNH CHẤT
15. Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần ? 
	A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH
	B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5
	C. CH3CH2CH2OH , CH3COOH, CH3COOC2H5
	D. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH
16. Khi thủy phân este vinyl axetat trong môi trường axit thu được
	A. axit axetic và ancol vinylic	B. axit axetic và anđehit axetic.
	C. axit axetic và ancol etylic	D.axit axetat và ancol vinylic.
17. Khi thủy phân CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH thì sản phẩm của phản ứng là 
	A. CH3COONa và CH3ONa	B. C2H5OH và CH3Ona
	C. CH3COOH và . C2H5OH	D. CH3COONa và C2H5OH
18*. Hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở E (C5H6O4) và F (C4H6O2). Đun X với dung dịch NaOH dư, sau đó cô cạn dung dịch, thu được chất rắn Y. Nung Y với NaOH(có mặt CaO) thì được một chất khí là CH4. Vậy CTCT của E và F là
	A. HOOC – CH = CH – COO – CH3 và CH3 – OOC – CH = CH2.
	B. HOOC – COO – CH2 – CH = CH2 và H – COO – CH2 – CH = CH2.
	C. HOOC – CH = CH – COO – CH3 và CH2 =CH – COO – CH3.
	D. HOOC – CH2 – COO – CH = CH2 và CH3 – COO – CH = CH2
19. Este X có CTPT C8H8O2 tác dụng được với lượng dư dung dịch KOH thu được 2 muối hữu cơ và H2O. X có tên gọi là
	A. metyl benzoat	B. benzyl fomat	C. phenyl fomat	D. phenyl axetat
20. Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức của X là.
	A. HCOOC3H7	B. C2H5COOCH3	C. CH3COOC2H5	D. HCOOC3H5.
21. Một este Y có công thức phân tử là C4H6O2. Khi thủy phân Y trong môi trường axit thu được đimetyl xeton. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
	A. HCOO – CH = CH- CH3 	B. CH3COO – CH = CH2
	C. HCOO – C(CH3) = CH2	D. CH2 = CH – COOCH3.
22*. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit ? 
	A. CH3 – COO – CH2 – CH =CH2	B.CH3 –COO –C(CH3) =CH2
	C. CH2 =CH –COO –CH2 –CH3	D. CH3 –COO –CH =CH –CH3
23*. Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối ?
	A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat)	B. CH3COO -[CH2]2 –OOCCH2CH3
	C. CH3OOC –COOCH3	D. CH3COOC6H5(phenyl axetat)
24*. Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic ?
	A. HCOOCH=CHCH3 + NaOH 
	B. 
	C. 
	D. 
25*. Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
	A. (1), (3), (4).	B. (3), (4), (5).	C. (1), (2), (3).	D. (2), (3), (5).
26*. Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
	A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3
27*. Triolein không tác dụng với chất(hoặc dung dịch) nào sau đây ?
	A. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)	B. H2O(xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
	C. Dung dịch NaOH (đun nóng)	D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
28. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là 
	A. C17H35COONa và glixerol.	B. C15H31COOH và glixerol.
	C. C17H35COOH và glixerol	D. C15H31COONa và etanol.
29*. Cho trioleoyglixerol (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
	A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4. 
30. Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
	A. hiđro hóa( có xúc tác Ni)	B. cô cạn ở nhiệt độ cao.
	C. làm lạnh.	D. xà phòng hóa.
III. ĐIỀU CHẾ
31. Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng
	A. trùng hợp	B. este hóa	C. xà phòng hóa	D. trùng ngưng.
32*. Cho sơ đồ phản ứng
	Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là
	A. CH3COOCH2CH3.	B. CH2=CHCOOCH3.
	C. CH3COOCH=CH2	D. HCOOCH2CH2CH3.
33. Phản ứng giữa hai chất nào sau đây không điều chế được este?
	A. axit axetic và etanol	B. anhiđrit axetic và phenol
	C. axit axetic và axetilen	D. axit axetic và phenol
34*. Cho sơ đồ chuyển hóa : 
	 (este đa chức)
	Tên gọi của Y là 
	A. propan-1,2-diol	B. propan-1,3-điol.	C. glixerol.	D. propan-2-ol
IV. BÀI TOÁN
35. Este mạch hở, đơn chức, chứa 50%C(về khối lượng) có tên gọi là
	A. etyl axetat	B. vinyl axetat	C. metyl axetat	D. vinyl fomat.
36. Đun 12 gam axit axetic với 1 lượng dư ancol etylic (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng dừng lại thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
	A. 70%	B. 75%	C. 62,5%	D. 50%
37. Tỉ khối của một este X so với hiđro là 44. Khi thủy phân X thu được hai hợp chất. Nếu đốt cháy a gam mỗi hợp chất tạo ra sẽ thu được cùng thể tích CO2 (cùng to, p). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. HCOOCH3	B. CH3COOC2H5	C. CH3COOCH3	D. C2H5COOCH3.
38. Xà phòn hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 16,4	B. 19,2	C. 9,6	D. 8,2
39*. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
	A. 8,56 gam	B. 12,2 gam	C. 10,4 gam	D. 8,2 gam.
40*. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7gam X, thu được 20,16 lít khí CO2(đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là
	A. 9,18.	B. 15,30.	C. 12,24.	D. 10,80.
41*. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối.Công thức của X là 
	A. HCOOC(CH3)=CHCH3	B. CH3COOC(CH3)=CH2
	C. HCOOCH2CH=CHCH3	D. HCOOCH=CHCH2CH3
42*. Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí CO2(đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
	A. C2H4O2 và C5H10O2.	B. C2H4O2 và C3H6O2
	C. C3H4O2 và C4H6O2	D. C3H6O2 và C4H8O2.
43*. Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. CH3COOCH2C6H5.	B. HCOOC6H4C2H5.
	C. C6H5COOC2H5.	D. C2H5COOC6H5
44*. Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. CH3OOC -[CH2]2 –COOC2H5.	B. CH3COO -[CH2]2 –COOC2H5.
	C. CH3COO -[CH2]2 –OOCC2H5.	D. CH3OOC -[CH2]2 –COO-C3H7.
45. Đun sôi a gam triglixerit X với dung dịch KOH cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,92 gam glixerol và 9,58 gam hỗn hợp Y gồm muối của axit linoleic và axit oleic. Giá trị của a là
	A. 8,82	B. 9,91	C. 10,90	D. 8,92
46. Thủy phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu được 1,84 gam glixerol và 18,24 gam muối của axit béo duy nhất. Công thức của chất béo đó là.
	A. (C17H33COO)3C3H5.	B. (C17H35COO)3C3H5.
	C. (C15H31COO)3C3H5.	D. (C15H29COO)3C3H5.
47. Thể tích H2 (đktc) cần để hiđro hóa hoàn toàn 1 tấn triolein (trioleoyglixerol) là
	A. 76018 lít	B. 760,18 lít	C. 7,6018 lít	D. 7601,8 lít.
48*. Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là
	A. 31,45 gam	B. 31 gam	C. 32,36 gam	D. 30 gam
V – HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
D
A
A
D
A
A
C
C
D
D
A
B
D
A
D
B
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
D
D
D
C
C
D
C
B
A
C
A
A
A
A
B
C
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
D
B
D
C
B
A
B
A
A
D
D
C
A
A
A
B
8*. Chọn C. C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na Þ thuộc loại este.
	Có 4 este thỏa mãn : C2H5COOCH3; CH3COOC2H5; HCOOCH2CH2CH3 và HCOOCH(CH3)2.
9*. Chọn D. H –COOCH=CH –CH3 ( 2 đồng phân cis- và trans-); 
 H –COOC(CH3)=CH2; H –COOCH2 –CH=CH2 và CH3COOCH=CH2.
10*. Chọn D. X và Y phải có số C bằng nhau và bằng 2.
11*. Chọn A. Este no đơn chức 
	Theo giả thuyết: Cấu tạo este là HCOOCH3 (metyl fomat)
12*. Chọn B. Không thể chuyển hóa thành bằng một phản ứng.
13*. Chọn D. X ; ; 	
22*. Chọn D
23*. Chọn C. CH3OOC-COOCH3 chỉ tạo một muối NaOOC –COONa.
24*. Chọn B. 
25*. Chọn A. (1) HCOOC2H5→C2H5OH
	(3) (4) 
26*. Chọn C. Đồng phân gồm CH3COOH, HCOOCH3 trong đó: CH3COOH tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3; còn HCOOCH3 tác dụng với NaOH.
27*. Chọn A. Triolein là trieste không no, không chứa nhóm OH.
29*. Chọn A. Triolein thuộc loại trieste không no nên chỉ phản ứng với dung dịch NaOH và Br2.
32*. Chọn C. X có dạng CH3COOCH=CH2 để Y có dạng CH3CHO và Z có dạng CH3COONH4; C2H3O2Na.
34*. Chọn B.
 (este đa chức)
39*. Chọn B. 
 0,1mol 0,1mol 0,1mol ÞNaOH dư = 0,1 mol
Khối lượng chất rắn = (82x0,1)+ (40x0,1) = 12,2 (gam)
40*. Chọn A. no đơn chức
Số mol ancol = 1,05 – 0,9 = 0,15 Þ 
Số mol O trong X = (0,9x2) + 1,05 – (1,15x2) = 0,55 (mol)
Þ số mol axit = (0,55 – 0,15): 2 = 0,2 mol
Công thức este CnH2nO2, ancol CxH2x+1OH Þ (14n+32)x0,2 + (14x +18)x0,15=21,7
 và và C2H6O.
Do axit > ancol nên axit dư 
41*. Chọn A. 
Số mol X = số mol muối = 0,05 mol Þ Mmuối = 3,4 : 0,05 = 68 là H-COONa (loại B)
Chất hữu cơ không làm mất màu Br2 nên không phải là ancol không no(loại C); không phải là anđehit (loại D) Þ nó là xeton.
42*. Chọn D. và 
Þ (C3 và C4); hai este no, đơn chức nên loại C.
43*. Chọn D. Este (tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra hai muối) là este của phenol.
	C6H5Ona có M = 116>80 nên RCOONa có R +67 > 80 ÞR >13 ÞR : C2H5
44*. Chọn C. Do tạo ra hỗn hợp muối nên loại A và D. Số mol Y = số mol X = 0,1mol; 
Cách 1: Khối lượng Y = 16 + 8 – 17,8 = 6,2(gam) ÞMY = 6,2 : 0,1 =62
Þ Y là 
Cách 2: Độ tăng khối lượng = 17,8 – 16 = 1,8 (gam) là sự thay thế gốc ancol = Na Þ gốc ancol = (23x2) – (1,8 : 0,1) = 28 ứng với 
48*. Chọn B. Trung hòa 200 gam chất béo cần 200x0,007 = 1,4 gam KOH hay 0,025 mol kiềm; 
Gọi số mol NaOH tham gia phản ứng là a, ta có : 
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 
 	4.1. Tổng kết (củng cố)
	- Hãy viết phương trình phản ứng của etylaxetat, vinylfomat tác dụng với dung sịch NaOH, H2O (xúc tác thích hợp)
	- Hãy viết phương trình phản ứng điều chế metylpropionat, phenylaxetat.
	- Hãy viết công thức cấu tạo của chất béo được tạo bởi từ glixerol và các axit báo: axit stearic, axit oleic, axit linoleic.
	- Trình bày tính chất hóa học của chất béo. Viết phương trình phản ứng chứng Minh. 
	4.2. Hướng dẫn học tập (dặn dò)
	- Về nhà làm lại các bài tập vào bài soạn.
	- Chuẩn bị bài học bài chương 2: Cacbohiđrat
	- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi về Cacbohiđrat
Duyệt của tổ trưởng
Ngày duyệt: / /2016
Huỳnh văn Thới

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN_2_HOA_HUU_CO_12.doc