Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Bộ 2 - Chương trình học kỳ I

docx 116 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Bộ 2 - Chương trình học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Bộ 2 - Chương trình học kỳ I
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP BUỔI CHIỀU
Môn Ngữ văn 7
(chương trình bồi dưỡng đại trà- Thời lượng 30 buổi/năm, 03 tiết/buổi)
HỌC KÌ I
Buổi, số buổi
Nội dung 
Ghi chú
1
VH: ôn tập nội dung cụm văn bản nhật dụng.
- Cổng trường mở ra; Cuộc chia tay của những con búp bê, mẹ tôi (hình ảnh người mẹ qua các văn bản).
2
TLV: Các vấn đề chung khi tạo lập văn bản.
- Liên kết trong văn bản; Bố cục trong văn bản; Mạch lạc trong văn bản; Quá trình tạo lập văn bản. (lý thuyết và bài tập).
3-4
VH: ôn luyện ca dao,dân ca.
Cách tìm hiểu, phân tích một bài ca dao; 
ôn chùm 04 bài ca dao (Vẻ đẹp của đất nước, tình cảm gia đình qua các bài ca dao).
5
TV: Từ ghép; Từ láy; Đại từ; Từ Hán Việt.
6-7-8
VH: Ôn tập cụm văn bản thơ ca Trung đại VN.
9-10-11
TLV: Ôn luyện Văn biểu cảm.
Khái niệm; Đặc điểm văn biểu cảm;
Biểu cảm về sự vật, con người;
Biểu cảm về tác phẩm văn học.
12
VH: hình ảnh Bác Hồ trong thơ (Cảnh khuya; Rằm tháng riêng).
13-14
TV: Quan hệ từ; lỗi về quan hệ từ
Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Từ đồng âm; Thành ngữ; 
 - Các biện pháp tu từ: Điệp ngữ; chơi chữ; viết đoăn văn cảm thụ BPTT.
15
VH: Tiếng gà trưa (Tình cảm gia đình, quê hương).
HỌC KÌ II
Buổi, số buổi
Nội dung
Ghi chú
16
VH: ôn tập tục ngữ :
- Cách tìm hiểu, phân tích một câu tục ngữ;
- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất; Tục ngữ về xã hội con người.
17
TLV: văn nghị luận:Lý thuyết chung
Đặc điểm của văn nghị luận;
Đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận;
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
18-19-20
TLV: ôn luyện cách làm bài nghị luận chứng minh (kết hợp gắn với các văn bản nghị luận “Tinh thần yêu nước , Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương).
21-22-23
TLV: ôn luyện cách làm bài nghị luận giải thích (kết hợp gắn với các văn bản nghị luận “Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương).
24-25
Tiếng Việt:
Ôn luyện về Câu đặc biệt; Rút gọn câu; Mở rộng câu; Chuyển đổi câu (lý thuyết và luyện tập).
26-27
TLV: ôn luyện cách làm bài nghị luận giải thích kết hợp chứng minh.
28
VH: ôn truyện “Sống chết mặc bay”.
29-30
Ôn luyện tổng hợp cuối kì
Ngày soạn:13/09/2020
Ngày dạy: 16/09/2020
BUỔI 1: Ôn tập nội dung cụm văn bản nhật dụng: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA; CUỘC CHIA RAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ; MẸ TÔI 
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức trọng tâm:
-Cảm nhận và hiểu được những nội dung cơ bản của ba văn bản đã học : Cổng trường mở ra; Cuộc chia tay của những con búp bê; Mẹ tôi.
+ Cảm nhận và hiểu thấm thía được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
+ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với HS.
+ Thấy được tình cảm sâu nặng và chân thành của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đâu xót của những người bạn không may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, biết thông cảm chia sẻ với những người bạn ấy.
+ Hiểu và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
+ Cảm nhận được hình ảnh người mẹ qua ba văn bản trên.
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Giáo án, câu hỏi.
2.Học sinh: Đọc trước các văn bản trên, tóm tắt bằng lời văn của mình.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài ôn tập.
2. Bài mới:
A. LÝ THUYẾT: ( Kiến thức cần nhớ)
I. Văn bản nhật dụng là gì:
1. Khái niệm văn bản nhật dụng:
- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả đánh giá về những vấn đề những hiện tượng gần gũi bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng .
- Tính cập nhật của văn bản kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cuả cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng đề tài ( đề tài có tính cập nhật) văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội.
2. Đặc điểm của văn bản nhật dụng:
- Nội dung: đề tài của văn bản có tính câp nhật, gắn với cuộc sống bức thiết hàng ngày, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
- Văn bản nhật dung mang tính thời sự, được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến, được xã hội và địa phương quan tâm.
- Hình thức: 
- Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng ( kết họp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản)
- Giống như tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt để tăng tính thuyết phục.
3. Tóm tắt văn bản.
a/Tóm tắt văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”:
Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thủy cũng phải mỗi người một ngả. Thủy về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau. Thủy đau đơn khi chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những cảm xúc mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
b/ Tóm tắt văn bản “Cổng trườn mở ra”:
Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con hàng ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên  Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai giảng ở Nhật – một ngày lễ thực sự của toàn xã hội-nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.
c/ Tóm tắt văn bản « Mẹ tôi »
Có một lần En-ri - cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ, bố biết chuyện, ông đã rất buồn và viết thư nói hết cảm xúc của mình khi thấy En-ri-cô mắc lỗi. Bức thư của ông vừa có những lời lẽ yêu thương, vừa chứa đựng sự giận dữ. Trong thư bố nói về tình yêu thương và đức hi sinh của mẹ đã dành cho En-ri-cô. Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt En-ri-cô đã cảm thấy có lỗi và hối hận vô cùng.
4. Hệ thống các tác phẩm đã học.
Tên văn bản + tác giả
Đề bài
Giá trị ND, NT
1. Cổng trường mở ra – Li Lan
Tình yêu thương của người mẹ và vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
ND: Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con của mình và vai trò của nhà trường trong cuộc sống của mỗi người.
NT: Miêu tả tâm trạng mẹ Tự sự miêu tả, biểu cảm.
- Ngôn ngữ gợi hình, gời cảm.
2.Cuộc chia tay của những con búp bê
- Khánh Hoài
Quyền trẻ em.
-ND: Truyện khuyên ta tổ ấm gia đình là rất quan trọng và quý giá, hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn nó không nân bất cứ vì lý do gì mà làm tổn hại đến tình cảm trong sáng ấy.
- NT: 
+ Hình ảnh ẩn dụ, ngôi kể thích hợp. xây duwnghj nhân vật tài tình, thành công.
3. Mẹ tôi
- ET mon-đô-đơ –A-mi-xi
Ca ngợi vể đẹp cao cả giàu đức hy sinh của người mẹ và vẻ đẹp mẫu mực của người cha cho ta bài học sâu sắc về đạo làm con.
-ND: Bài văn giúp chúng ta cảm nhận vẻ đẹp và đức hy sinh cao cả của người mẹ, vẻ đẹp mẫu mực của người cha đã dạy cho chúng ta bài học sâu sắc về đạo làm con.
-NT: 
+ Bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh hết lòng vì con.
- Biểu cảm trực tiếp có ý nghĩa giáo dục, thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
B. KIẾN THỨC MỞ RỘNG NÂNG CAO.
1. So sánh văn bản nhật dụng với các văn bản khác.
 - Văn bản nhật dụng có nội dung tính cập nhật, gắn liền với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quan tâm đến.
 Văn bản nhật dụng mang nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con nghười và cộng đồng xã hội hiện đại, hướng người độc tới vấn đề thời sự hàng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như: Môi trường, dân số, sức khỏe, quyền trẻ em, tình thương yêu cảu cha mẹ dành cho con...... mặc dù văn bản có các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, có nhân vật sự việc, giá trị văn chương, có tính thời sự. Nhưng có giá trị lâu dài, có tính giáo dục con người muôn thủa, mãi mãi không thể mất dược. Đó là tình yêu thương và đức hi dinh của người cha dành cho con.
2. Qua văn bản: “Cổng trường mới mở ra”, “ Mẹ tôi” em có cảm nhận gì về người mẹ của mình.
 - Trong hai văn bản “ Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” nhà năn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm, dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình. Hình ảnh người mẹ đưa con đến trường, dặn dò con, chăm sóc con trước khi vào lớp. Trong ngày khai giảng của con, mẹ đã nhớ lại ngày đầu tiên của chính mình.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó. Văn bản “ Mẹ tôi”: - A mi-xi là một bài học cảm động sâu sắc về tình nghĩa mẹ con.
- Đối với em Mẹ là người mà em yêu quý nhất.
Ông mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời
Mẹ là người thương yêu em nhất, luôn chăm lo cho các con từng miếng ăn giắc ngủ, luôn lo lắng và hi sinh tất cả vì các con.
C. BÀI TẬP ( luyện đề)
Bài tập 1: Học xong văn bản “Cổng trường mở ra” em có suy nghĩ gì về vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ. GV hướng dẫn học sinh làm bài.
* Dàn ý.
1. Mở bài:
- Khẳng định nhà trường là một thế giới kì diệu.
- Nhà trường là mở thế giới mở ra vô cùng đẹp đẽ.
+ Thế giớ của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết...
+ Thế giới của tình bạn, tình thấy trò, tình yêu thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ chia sẻ...
+ Thế giới của ý trí, nghị lực, khát vọng, niềm tin.
2. Thân bài:
- Suy nghĩ của vai trò giáo dục trong nhà trường hiện nay.
-Đảng và nhà nước ta đã xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Giáo dục trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
- Kỷ cương nề nếp, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao.
- Nhà trường trở thành một môi trường tốt đẹp, trong sáng thân thiện nhất đối với tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em.
- Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời đại, đối với mỗi quác gia, chính sách giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng.
- Giáo dục nhà trường sẽ tạo ra một thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.
- Cũng cần thấy rằng: “Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau.
3. Kết bài:
Học sinh lấy dẫn chứng lịch sử, văn học, thực tế cuộc sống.
Ví dụ: Bản thân chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường mà không chú ý học sau này tương lai chủa chúng ta sẽ ra sao?
- Các em phải cố gắng học tập để trở thành người có ích cho xã hôi. Vì giáo dục là quốc sách hàng đầu của con người.
Bài tập 2: Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” em có suy nghĩ gì về tình cảm của Thành và Thủy.
* Lập dàn ý.`
1. Mở bài.
- Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài
Là 1 tác phẩm hay đầy ý nghĩa.
- Em rất súc động không chỉ bởi tình cảm hồn nhiên dễ thương của 2 anh em Thành và Thủy.
- Cuộc li hôn của bố mẹ và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.
2. Thân bài:
- Nỗi khổ tâm của 2 anh em Thành và Thủy khi chia cha mẹ ly hôn.
+ Thanh: đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
- Suốt đêm nghe tiếng khóc nức nở của em, Thành cố kìm nén nỗi đau.
- Cố gắng kìm nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài...
- Cảnh vật vẫn bình thường như ngày thường, còn tai họa giáng xuống đầu 2 anh em.
- Những kỉ niệm đẹp đẽ cảm động chủa tình cảm anh em ruột thịt, hiện lên rõ ràng trong tâm trí Thành.
- Lúc phải chia đồ chơi theo lệnh của mẹ thành nhường tất cả cho em.
+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
- Biết tin bố mẹ li hôn. Thủy khóc suốt đêm.
- Lúc chia đồ chơi: anh đặt 2 con búp bê vệ sĩ và em nhỏ ra 2 bên Thủy giân giữ không muốn chúng phải xa nhau.
- Cô bé thương anh, nhường 2 con búp bê cho anh.
* Ao ước của 2 anh em Thành và Thủy.
- Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
- Những con búp bê không bao giờ phải xa nhau.
- Người mẹ cuat Thành và Thủy khao khát sống hạnh phúc nhưng do yếu tố khách quan nên họ phải chia tay.
3. Kết bài.
Truyện mang tính xã hội cao, tác giả khẳng định ly hôn là vấn đề nhức nhối, gây hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
- Cuộc chia tay đau đớn của 2 đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người. Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn và bảo vệ.
- Liên hệ bản thân em về giữ gìn tổ ấm gia đình mình.
Bài tập 3: Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua văn bản “Mẹ tôi”.
* Dàn ý.
1. Mở bài:
-Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.
- Bài văn “Mẹ tôi” trích từ cuốn “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn Et-môn-đô-đơ-A-mi-xi là bài học sâu sắc thấm thía về đạo làm con.
2. Thân bài:
* Lỗi lầm của En-ri-cô.
- Ham chơi hơn ham học.
- Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.
- Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai.
- Bố rất buồn vì lỗi lầm của con.
- Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi mà quên công sinh thành của cha mẹ.
- Muỗn con hiểu ra lỗi lầm và xin lỗi mẹ.
- Khuyên con hãy nhớ rằng không ai thay thế được mẹ.
- Nhắc cho con nhớ đến tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng.
- Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn.
- Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
3. Kết bài:
- Bài văn đề cập đến đạo làm con, kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi người.
- Mẹ là người yêu thương con vô bờ, mẹ phải hi sinh tất cả vì con. Mẹ tiếp sức mạnh cho con vững bước tương lai.
Bài tập 4: Vai trò của người mẹ qua 3 văn bản “Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Mẹ tôi”
* Dàn ý
1. Mở bài:
- Mẹ là người giàu tình thương con.
- Mẹ hi sinh tất cả cho con.
- Mẹ có thể làm tất cả mọi thứ cho con được vui vẻ hạnh phúc.
2. Thân bài:
* Trong hai văn bản “Cổng trường mở ra và Mẹ tôi” . Tấm lòng yêu thương của người mẹ được thể hiện rất rõ.
-Văn bản “Cổng trường mở ra” nói về người mẹ lo lắng cho con không biết con cảm thấy gì trước ngày khai trường.
+ Mẹ lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ muốn từ từ ghi vào lòng con cảm giác đó để khi con lớn, con nhớ lại cảm giác tuyệt vời ấy.
- Văn bản “Mẹ tôi”: Người mẹ dám làm tất cả đế tránh cho con một giờ đau đớn.
-Mẹ có thể ăn xin để cứu sống con trước hơi thở hổn hền, quằn quại.
- Qua 2 văn bản trên ta có thể thấy được rằng, tầm lòng của người mẹ thật là cao cả, yêu thương con ḿnh bằng cả trái tim dịu dàng.
* Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” trái ngược với 2 văn bản đó là nỗi bất hành của người mẹ khát khao hạnh phúc. Nhưng người phụ nữ này không được may mắn nên họ phải chia tay nhau.
- Người mẹ không hiểu được sự đau khổ của hai anh em Thành và Thủy. Đáng ra lúc chia tay mẹ phải luôn ở bên cạnh hai anh em nhưng người mẹ còn quát giận dữ “lằng nhằng mãi chia ra”.
- Dù thế nào người mẹ cùng phải cố gắng hết sức để cho con mình được sống trong mái ấm gia đình.
- Mái ấm gia đình là tài sản vô cùng quý giá.
- Nó là nơi gìn giữ những tình cảm thiêng liêng.
- Hãy giữ gìn và đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.
3. Kết bài:
- Tình cảm gia đình là tài sản vô cùng quý giá.
- Người mẹ đóng vai trò quan trọng nhất trong gia đình.
- Tình cảm của người mẹ dành cho gia đình là tình cảm ấm áp, cao quý, thiêng liêng.
D: Củng cố- Dặn dò.
GV củng cố lại kiến thức bài học khắc sâu kiến trọng tâm qua các dạng bài tập.
Gv giao nhiệm cụ thể cho từng nhóm về làm hoàn thiện các bài tập.
-----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 21/09/2020
Ngày dạy:24/09/2020
 Buổi 2: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG KHI TẠO LẬP VĂN BẢN
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức trọng tâm:
*Kiến thức đại trà:
-Học sinh nắm được kháI niệm văn bản là gì.
-Đặc điểm một văn bản.
-Liên kết trong văn bản.
*Kiến thức mở rộng nâng cao:
-Các hình thức liên kết trong văn bản:
+Liên kết câu
+Liên kết đoạn :-Các phương tiện liên kết đoạn văn
 -Các hướng liên kết đoạn văn.
2.Kỹ năng:
Rèn các kỹ năng tạo lập văn bản,định hướng cho học sinh phát triển năng lực viết đoạn văn và tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:Giáo án,sách bài tập bổ trợ nâng cao
2.Học sinh:Vở ghi chép,sách giáo khoa
 Chuẩn bị bài cũ đã cho về nhà buổi trước
 C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Kiểm tra bài cũ:phần chuẩn bị ở nhà
2.Bài mới:
 Văn bản thường gồm nhiều câu, giữa các câu, các đoạn, mục ,chương , phần của văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các phương tiện liên kết.
 Không cần thêm và không nên thêm 1 câu nào vào trước câu mở đầu và câu sau cuối cùng của VB.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ôn tập 
*HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn luyện củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao 
Học sinh đọc văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê 
Theo em văn bản trên đã hoàn chỉnh chưa ?
-Văn bản đã hoàn chỉnh 
? Vậy văn bản là gì ?
Vậy liên kết trong văn bản là gì ?
Văn bản cần yêu cầu bố cục như thế nào ?
GV yêu cầu hs nhắc lại các điều kiện để bố cục văn bản
GV:Thế nào mạch lạc văn bản?
HS:Nhắc lại kiến thức cũ về những yêu cầu để văn bản có tính mạch lạc
GV:Quá trình tạo lập văn bản phải tiến hành mấy bước?đó là những bước nào?
HS:Nhắc lại lần lượt các tạo lập một văn bản.
*Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
GV cho học làm bài tập tương ứng với từng nội dung kiến thức vừa ôn tập.
GV ra bài tập
HS đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài.
Cho hs đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
Gọi hs khác nhận xét.
GV đánh giá và hướng dẫn.
GV đưa ra bài tập
HS đọc xác định yêu cầu của bài
Sau khi học sinh sắp xếp theo thứ tự xong giáo viên yêu cầu một em đọc lại cả đoạn văn đã được sắp xếp lại.
Cả hai bài tập đều có mục đích rèn kỹ năng viết cho học sinh.
GV:cần có sự gợi ý các em bám vào nội dung kiến thức vừa mới ôn xong.
HS:lần lượt viết từng bài
Gọi 3- 5 em đọc bài viết
Cho hs khác nhận xét.
GV chốt lại và đánh giá từng bài của học sinh:
-Về hình thức đã đảm bảo là đoạn chưa?
 VD:có câu mở đoạn chưa?đã có phép liên kết chưa,từ ngữ liên kết...
-Về nội đã đúng và thống nhất chủ đề chưa?các câu văn có lô gich với nhau ko?
GV gọi học sinh đọc đoạn văn
HS xác định yêu cầu bài tập
HS:lần lượt làm từng phần
Gọi hs lên bảng chữa
GV nhận xét và sửa chữa
Phần c hs tự làm,viết đoạn văn từ 6-8 câu:thể hiện bố cục hợp lý,liên kết chặt chẽ,mạch lạc.
HS xác định yêu cầu bài tập.
Bám vào văn bản gốc để làm bài.
GV cho học sinh củng cố thêm các phần của văn bản nên sử dụng câu văn như thế nào cho hợp lý.
HS xác định yêu cầu của bài:
Thể loại văn bản
Đối tượng,nội dung ,mục đích.
GV yêu cầu hs xây dựng bố cục văn bản.
GV ra đề bài,hs đọc kỹ yêu cầu của đề và xác định rõ định hướng cho văn bản
HS tiếp tục lập dàn ý
GV có sự hướng dẫn
HS diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành văn bản.
(Hãy viết phần MB-Phần TB)
Kiểm tra các bước 1- 2- 3 & sửa chữa sai sót,bổ sung những ý còn thiếu.
GV yêu cầu hs chỉ rõ sự mạch lạc trong văn bản cụ thể ở từng phần.
GV hướng dẫn.
Hoạt động 3:Củng cố- dặn dò.
GV củng cố lại kiến thức bài học khắc sâu kiến trọng tâm qua các dạng bài tập.
Gv giao nhiệm cụ thể cho từng nhóm về làm hoàn thiện các bài tập.
A. Lí thuyết .
I. Khái niệm văn bản : 
1.Văn bản là một thể thống nhất hoàn chỉnh về nội dung và hình thức 
Đặc điểm của văn bản là có thể dựa vào nội dung để đặt nhan đề cho văn bản ấy .
2.Muốn tạo lập văn bản cần biết cách liên kết các phần các đoạn trong văn bản (một thuộc tính quan trọng của văn bản) .
II. Liên kết trong văn bản 
*Các hình thức liên kết trong văn bản :
-Liên kết câu:
.Khái niêm.
.Phương tiện liên kết :dùng từ liên kết ,cụm từ liên kết
.Các phép liên kết câu:nối,lặp,thế,liên tưởng,đồng nghĩa trái nghĩa
-Liên kết đoạn văn
+Các phương tiện liên kết đoạn văn:3 phương tiện.
.Dùng các phương thức liên kết câu để liênk đoạn
.Dùng từ ngữ để lk đoạn
 .Dùng câu nối
+Các hướng liên kết đoạn văn:
.Hướng về phần trước của văn bản:theo hướng này các ptlk thường dùng các từ ngữ:phần trên,ở trên,trên đây trở nên.
III. Bố cục văn bản
-Văn bản không thể được một cách tùy tiện , mà phải có bố cục rõ ràng
- Bố cục là sự bố trí sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự , một hệ thống dành mạch và hợp lí 
-Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí :
+Nội dung các phần các đoạn trong văn bản phải thống nhất , liên hệ chặt chẽ với nhau ,đồng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạnh ròi 
+Trình tự xếp đặt các phần các đoạn phải giúp cho người viết (người nói ) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
-Văn bản thường được xây dựng bố cục gồm có 3 phần : mở bài ,thân bài ,kêt bài.
IV. Mạch lạc trong văn bản 
-Văn bản cần phải mạch lạc.
-Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản :
+Các phần ,các đoạn ,các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt. 
+Các phần,các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng hợp lí trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc(người nghe).
V. Quá trình tạo lập văn bản 
Để làm nên một văn bản ,người tạo lập văn bản phải lần lượt thực hiện các bước sau :
-Định hướng chính xác : văn bản viết (nói) về cái gì ,cho ai để làm gì và như thế nào ?
-Tìm ý và sắp xếp ý để có được bố cục rành mạch hợp lí thể hiện đúng định hướng trên.
-Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu ,đoan văn chính xác , trong sáng, mạch lac và liên kết chặt chẽ với nhau.
-Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không 
B. Luyện tập
I. Bài tập phần liên kết trong văn bản 
Bài 1:
Chuỗi câu sau đây đã có sự liên kết chưa? Vì sao?
“ Mưa đến rồi, lẹt đẹtlẹt đẹt. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào ràoMưa xuống sầm sập, giọt ngã , giọt bayMưa rào rào trên sân gạch. Mưa dồn dập trên phên nứa, đập ling bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ.”
 Hướng dẫn
Chuỗi câu trên có sự liên kết vì nó gắn bó với nhau về nội dung và hình thức.
 - Nội dung: 
+ Cả 7 câu trên đều nối về một hiện tượng: mưa
+ Mỗi câu một ý không trùng lặp nhau nhưng tiếp ứng và bổ sung cho nhau để mô tả cơn mưa rào từ lúc thưa thớt đến lúc nặng hạt rồi như trút nước xuống mọi vật, mọi nơi.
+ Hầu hết các câu đều có từ “mưa”, từ này được đặt trước các từ chỉ hoạt động, trạng thái theo kết cấu chủ vị .
 - Hình thức: Chuỗi câu được liên kết với nhau bằng phép lặp và phép liên tưởng.
+ Phép lặp:
. Lặp từ vựng: “ mưa”.
. Lặp ngữ pháp: mô hình cấu trúc câu 1,2,4,5,6 giống nhau.
+ Phép liên tưởng
Bài 2
Hãy sắp xếp các câu sau cho đúng trình tự để có thể tạo thành 1 văn bản.
Ông đang nằm ngẫm nghĩ trên giường thì 1 tên trộm lẻn vào.
Hắn nhẹ nhàng rút ngăn kéo tủ lục tìm tiền.
Một lần nhà văn Ban-zắc đi ngủ quên không đóng cửa.
Bỗng hắn nghe tiếng chủ nhân: “ Anh bạn ơi, đừng hoài công tìm tiền ở cái chỗ mà ngay giữa ban ngày tôi đốt đuốc cũng chẳng bao giờ vét nổi một xu.
-Sắp xếp: 3- 1- 2- 4
Bài 3 
Viết 1 đoạn văn từ 8- 10 câu về cô giáo chủ nhiệm của em. Phân tích sự liên kết của văn bản đó.
Bài 4 
Viết 1 đoạn văn 8-10 câu trong đó có sử dụng các phép liên kết sau: Phép lặp, thế, nối. Phân tích sự liên kết đó.
II . Bài tập bố cục của văn bản
Bài 1: Đọc văn bản tự sự sau :
“ Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được phật trao cho một bông cúc . Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ ,,phật nói thêm : “hoa cúc có bao nhiêu cánh thì người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm” .Vì muốn mẹ sông thật lâu ,cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ . Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh .Ngày nay cúc vẫn được dùng chữa bệnh . Tên y học của cúc là Liêu Chi”
Phân tích bố cục , sự liên kết của văn bản tự sự trên
Có thể đặt tên cho câu truyện trên thế nào ?
Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện
 Gợi ý:
a)Văn bản có bố cục chặt chẽ:
-Phần 1:Câu 1:Giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện và nhân vật chính của truyện.
-Phần 2:Từ câu 2 đến hết câu 6:Diễn biến của truyện.
-Phần 3:2 câu còn lại:Khẳng định vai trò giá trị của hoa cúc đến tận ngày nay.
*Sự liên kết của văn bản khá chặt chẽ:
-Mở đầu là vấn đề tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ.
-Được phật cho bông cúc hướng dẫn cách làm thuốc chữa bệnh cho mẹ và còn nói cách để mẹ sống được lâu hơn.
-Hành động hiếu thảo của cô bé qua xử lý hoa cúc- thuốc cho mẹ.
-Cuối cùng là vai trò của hoa cúc trong y học,thuốc để chữa bệnh cho con người.
*Văn bản mạch lạc:ý xuyên suốt toàn văn bản là thuốc chữa bệnh cho mẹ và sự xuất hiện của hoa cúc.
b)Có nhiều cách đặt tên cho câu chuyện.Có thể đặt như sau:
-Vì sao hoa cúc có nhiều cánh?
-Tình con với mẹ.
Cúc là thuốc chữa bệnh
Lòng hiếu thảo
c)Cảm nghĩ:
Bài tập 2: Hãy kể lại: “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhân vật chính là Vệ Sĩ & Em Nhỏ.
* Gợi ý:
1. Định hướng.
- Viết cho ai?
- Mục đích để làm gì?
- Nội dung về cái gì?
- Cách thức như thế nào?
2. Xây dựng bố cục.
MB: Giới thiệu lai lịch 2 con búp bê: Vệ Sĩ- Em Nhỏ.
TB:-Trước đây 2 con búp bê luôn bên nhau cũng như hai anh em cô chủ, cậu chủ
- Nhưng rồi búp bê cũng buộc phải chia tay vì cô chủ & cậu chủ của chúng phải chia tay nhau,do hoàn cảnh gia đình
Trước khi chia tay, hai anh em đưa nhau tới trường chào thầy cô, bạn bè.
- Cũng chính nhờ tình cảm anh em sâu đậm nên 2 con búp bê không phải xa nhau.
KB:Cảm nghĩ của em trước tình cảm của 2 anh em & cuộc chia tay của những con búp bê.
3. Diễn đạt.
HS diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành văn bản.(GV kiểm tra).
4. Kiểm tra văn bản .
Sau khi hoàn thành văn bản, HS tự kiểm tra lại điều chỉnh để hoàn thiện.
(GV gọi HS đọc trước lớp- sửa & đánh giá có thể cho điểm). 
Bài tập 3: Câu văn “Ở một nhà kia có hai con búp bê được đặt tên lạ con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ ”phù hợp với phần nào của bài văn trên?
A: Mở bài B: Thân bài C: Kết bài D: Có thể dùng cả ba phần. 
Bài tập 4: Em có người bạn thân ở nước ngoài.Em hãy miêu tả cảnh đẹp ở quê hương mình, để bạn hiểu hơn về quê hương yêu dấu của mình & mời bạn có dịp đến thăm.
* Gợi ý: 
1. Định hướng.
- Nội dung:Viết về cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Đối tượng:Bạn đồng lứa.
- Mục đích:Để bạn hiểu & thêm yêu đất nước của mình.
2. Xây dựng bố cục.
MB: Giới thiệu chung về cảnh đẹp ở quê hương Việt Nam.
TB: Cảnh đẹp ở bốn mùa (thời tiết, khí hậu)
Phong cảnh hữu tình. Hoa thơm trái ngọt. Con người thật thà, trung hậu.
(Miêu tả theo trình tự thời gian - không gian)
KB. 
Cảm nghĩ về đất nước tươi đẹp. 
Niềm tự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam
Liên hệ bản thân.
3. Diễn đạt.
4. Kiểm tra.
III.Bài tập mạch lạc trong văn bản 
Bài 1 : Tìm hiểu và chỉ ra sự mạch lạc được thể hiện rõ nét trong văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê ”.
 (Khánh Hoài)
Hướng dẫn giải bài tập :
Mạch lạc được thể hiện trong “dòng chảy” ở văn bản cuộc chia tay của những con búp bê . Có thể nhận ra các chặng liên tục của nó:
1.Mở đầu là từ lời nói của bà mẹ:chia đồ chơi raàchuyện chia không xảy ra.
2.Laị thấy mẹ ra lệnh : đem chia đồ chơi ra đi à hai anh em nhường nhau, không chia .
3.Mẹ lại quát giận dữ : lằng nhằng mãi . Chia ra àchia Vệ Sĩ cho anh , Em Nhỏ cho em à nhưng rồi lại đặt hai búp bê về chỗ cũ à không chia .
4 . Cuộc chia tay đã diễn ra trong hoàn cảnh : anh cho cả hai búp bê vào hòm của em . Em lại để vệ sĩ ở lại với anh.
5 . Kết cục , Thủy (em) quay lại đặt Em Nhỏ ở lại cạnh Vệ sĩ à không có sự chia tay của búp bê.
IV:Bài tập về quá trình tạo lập văn bản 
Cho đề văn sau :
Những ngày nghỉ hè luôn là dịp để em nhận ra vẻ đẹp của quê hương đất nước . Em hãy miêu tả một phong cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ vừa qua. Em hãy thự hiện các bước để tạo lập văn bản mà đề văn yêu cầu.
Hướng dẫn bài tập
Thực hiện quá trình tạo lập văn bản cho đề bài trên :
a)Định hướng:đọc kĩ và tìm hiểu 
-Văn bản viết về cái gì ?
-Văn bản viết cho ai?
-Viết văn bản để làm gì?
B2)Xây dựng một bố cục rành mạch hợp lí ,thể hiện rõ định hướng trên.(học sinh chọc một phong cảnh đẹp theo ý mình ).
Ví dụ : Quê em với rặng tre, con sông ,bãi đất trồng rau.
 Dàn ý 
1:Mở bài :dẫn dắt :Hai câu thơ của Tế Hanh .
Giới thiệu phong cảnh quê em với rặng tre, con sông, bãi đất
2:Thân bài
+Cảnh những rặng tre làng-kỉ niệm quê hương .
+Cảnh con sông và bãi đất trồng rau.
+Những rặng ngô –đặc sản quê em .
3.Kết bài :tình yêu cảnh quê.
c) b3 viết văn bản theo dàn ý đã lập.
d)b4 kiểm tra sửa lại cho hoàn chỉnh.
Ngày soạn :25/09/2020
Ngày dạy: 28/09/2020
 Buổi 3: ÔN TẬP CA DAO, DÂN CA
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức trọng tâm:
 - Kiến thức đại trà: Củng cố cho HS
 + Khái niệm ca dao, dân ca.
 + Những chủ đề chính của ca dao
 + Nội dung , nghệ thuật trong một bài ca dao
 - Kiến thức mở rộng, nâng cao: Đặc điểm cơ bản của ca dao
2. Kỹ năng: 
 -Rèn kĩ năng tìm hiểu phân tích một bài ca dao
 -Định hướng phát triển năng lực phát hiện, khái quát vấn đề
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo
 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu về ca dao dân ca
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: (linh hoạt)
2. Bài mới:
A.HĐ 1: ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC
I. KHÁI NIỆM CA DAO DÂN CA:
Theo SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 35 đã nêu khái niệm về ca dao- dân ca như sau:
     - Ca dao- dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
     - SGK cũng phân biệt hai khái niệm ca dao và dân ca
     + Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.
     + Ca dao là lời thơ của dân ca.
VD:
-Ca dao:
Con cò bay lả bay la
Bay từ Cổng Phủ bay ra cánh đồng.
-Dân ca:
Con cò cò bay lả lả bay la
Bay từ từ Cổng Phủ bay ra là ra cánh đồng
Tình tính tang, tang tính tình
Cô mình rằng cô mình ơi
Rằng có lấy lấy chú tôi chăng
 (Dân ca Bắc Bộ)
II. CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA CA DAO DÂN CA TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7
1. Chủ đề tình cảm gia đình.
- Đây là một trong chủ đề chiếm vị trí khá quan trọng trong ca dao, dân ca Việt Nam.
- Các nhân vật trữ tình xuất hiện trong chùm bài này là người con, người cháu, người vợ, người chồng, những chàng trai, cô gái => Họ trực tiếp cất lên lời ca, bày tỏ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình về các mối quan hệ trong gia đình cũng như 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_mon_ngu_van_lop_7_bo_2_chuong_trinh_hoc_ky.docx