Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 7 học kì 2

docx 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 7308Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 7 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 7 học kì 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 HK2.
I. TIẾNG VIỆT.
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
Khái niệm.
Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có cấu tạo giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
VD: Em // thích quyển sách / mới mua.
 CN ĐT C1 V1
 Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT “thích”
Các trường hợp.
Các thành phần câu như CN, VN, phụ ngữ cho cụm danh từ, động từ, tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V
Trạng ngữ
Ý nghĩa và hình thức.
Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Về hình thức: Có thể đứng dầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
Giữa trạng ngữ với CN và VN thường có quãng nghỉ khi nói và một dấu phẩy khi viết.
VD: Vào cuối đông, cây bàng trước sân nhà em lá rơi rụng lã tã. ( Trạng ngữ chỉ thời gian).
Công dụng
Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm nội dung câu đầy đủ, chính xác.
Nối kết các câu, các đoạn với nhau, làm đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Tách câu riêng.
Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta thường tách trạng ngữ thành câu riêng, đặc biệt là trạng ngữ ở cuối câu
VD: Bằng giọng nói trìu mến. Bà luôn kể chuyện cho em nghe.
Câu đặc biệt.
Khái niệm.
Là câu có cấu tạo không theo mô hình C-V.
VD: Ôi chao! Quê hương em mới đẹp làm sao.
Tác dụng.
Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Bộc lộ cảm xúc
Gọi đáp.
II. Tập làm văn.
Văn giải thích
Văn chứng minh
Vấn đề chưa rõ
Vấn để đã rõ
Lí lẽ chủ yếu
Dẫn chứng chủ yếu
Chứng tỏ đúng đắn vấn đề
Làm rõ bản chất vấn đề.
Một số đề văn:
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Một con ngựa đau cà tàu bỏ cỏ”.
Mở bài
- Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể.
- Dẫn ra câu tục ngữ
Thân bài
*Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”:
- Nghĩa đen: “tàu”: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa.Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình.
- Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng.
* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Trong gia đình, nếu có người ốm đau, hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng giúp đỡ những người không may qua bước khó khăn.
-Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc màu da cam...Có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam..
- Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chia sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội: tham gia làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiện...
- Bài học: Là sức mạnh giúp con người có chí để thành công.
Kết bài
Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
Lá lành đùm lá rách. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải yêu nhau cùng.( tương tự với Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao).
MB: - Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái,... Dẫn ra câu tục ngữ.
TB: - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.
+ Nghĩa đen: Lá lành là lá còn nguyên vẹn. Lá rách là lá bị lủng lổ...( bầu và bí là 2 giống khác nhau nhưng cùng trồng trên một mảnh đất, chung một giàn).( Nhiễu điều là miếng vải đỏ. Gía gương là giá đỡ gương.)
+ Nghĩa bóng: Ý nói người giàu có thì hãy yêu thương, cưu mang những người nghèo khổ.( Cùng là người một nhà, chung một nước thì phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau).( Khuyên ta nên đùm bọc lẫn nhau bởi là người 1 nước, cùng tổ tiên...)
Vai trò câu tục ngữ.
+ Là lời khuyên đầy giá trị
+ Nhân dân ta xưa nay có tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Trong cuộc sống, giúp các em vùng cao đủ áo ấm, đi học...
+ Một số chương trình thực tế: lục lạc vàng, vượt lên chính mình...
+ Nâng cao tinh thần đoàn kết, phê phán những người có tính ích kỷ trong cuộc sống...
Bài học: Cần trân trọng, biết giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn, hoạn nạn.
KB: Cần giữ gìn, phát huy và vận dụng vào đời sống để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng và ngược lại
MB: - Ông cha ta có quan niệm cần phải chọn bạn tốt mà chơi
Dẫn ra câu tục ngữ.
TB: - giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng:
+ Nghĩa đen: Mực mài với nước, có màu đen và khó tẩy sạch. Đèn giúp ta soi sáng.
+ Nghĩa bóng: Người ta ám chỉ những kẻ xấu xa, đen tối và tượng trưng cho sự trong sáng, tốt đẹp.
Các dẫn chứng:
+ Trong gia đình: Nếu cha mẹ yêu thương, quan tâm con cái và gia đình hạnh phúc thì con ngoan ngoãn, hiếu thảo và ngược lại.
+ Trong lớp học: Chơi với bạn tốt thì học giỏi và ngược lại
+ Trong xã hội: Người tiếp xúc với người tốt thì trong sáng, tốt đẹp. Người tiếp xúc với kẻ xấu thì hư hỏng, ăn chơi, phá phách, đua đòi,...
+ Một số tấm gương: Nhà báo Vũ Ngọc Nhạn sống trong hang ổ chính quyền Sài Gòn, bạn nhà nghèo hiếu học, Bác Hồ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch,...
Có ý kiến cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Ý nghĩa cũng đúng nhưng không nên phủ nhận sự thật.
Ý kiến đưa ra bổ sung câu tục ngữ hoàn thiện.
Bài học: nên chọn bạn mà chơi và giữ vững lập trường của mình.
KB: - Là lời khuyên đầy giá trị, cần tu tâm dưỡng đức, học tập và tránh xa cám dỗ trong cuộc sống.
Thất bại là mẹ thành công.
Mở bài
Thân bài
Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ
trên.
- Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phản
nhau:
+ Thất bại: làm nhưng không thành công.
+ Thành công: làm việc đạt kết quả tốt.
+ An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt
hiệu quả. Không nên vì thất bại mà từ bỏ, tuyệt vọng.
+ Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ
phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu
kém. 
+ Một số ví dụ:Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký,...
=> Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn
là một lời khuyên, một lời khích lệ.
Kết bài
Ý nghĩa cũa câu tục ngữ trong cuộc sống
* Câu nói của Lê – nin: “ Học, học nữa, học mãi”.
Mở bài :
- Giới thiệu câu nói của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi". Nêu khái quát nội dung câu nói.
* Thân bài:
a. Giải thích nội dung ý nghĩa câu nói:
-  Học là gì? Là quá trình tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí tuệ, để khám phá kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học, văn hóa, xã hội, những điều hay lẽ phải. Học là nhiệm vụ suốt đời.
- Tại sao phải học? Nếu không học tập chúng ta sẽ bị lạc hậu, không bắt kịp nhịp độ phát triển của đất nước và thế giới. Học để ta trưởng thành hơn, biết cách ứng xử trong các tình huống. Học để hiểu biết nhiều lĩnh vực trong đời sống
- Học như thế nào?
 + Không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị, hoàn cảnh xã hội mà phải xem đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi con người: "Học, học nữa, học mãi". Vì kiến thức là vô hạn mà nhận thức con người là hữu hạn (dẫn chứng)
+ Là học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao. Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích. Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống (dẫn chứng, nêu gương)
b. Bình luận:
- Khẳng định tính đúng đắn của lời khuyên.
- Phê phán nhận thức lệch lạc:
+ Xem nhẹ việc học.
+ Cho rằng như thế là đủ không chịu tìm tòi, học hỏi.
+ Hậu quả: Hạn chế sự phát triển dân trí, ảnh hưởng xấu đến xã hội, thanh niên hư hỏng...
c) Mở rộng vấn đề :
- Liên hệ thực tế.
-“Học! Học nữa! Học mãi!” là mục tiêu phấn đấu của thanh niên.  
- Học kiến thức trong sách vở, học kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống - Học tập là nhiệm vụ quan trọng suốt cả đời người. Học tập để giúp dân, giúp đời
 * Kết bài:
- Khái quát nội dung, ý nghĩa câu nói của Lê-nin.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
 * Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Uống nước nhớ nguồn.
1. Mở bài: 
Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
Dẫn câu tục ngữ.
Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài: 
* Giải thích: 
Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,
Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. 
- Trong lịch sử: Nhiều anh hùng hy sinh bảo vệ độc lập như: Nông Văn Dền, Lê Văn Tám,...
- Ngày 20/11 nhớ ơn thầy cô. Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3. Truyền thuyết Con rồng cháu Tiên.
- Trong thơ văn, gia đình giỗ, thắp nhang người đã mất...
- Lên án những hành vi trái ngược, vai trò câu tục ngữ.
Kết bài: 
 Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
 Liên hệ bản thân.
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
Mở bài: Thực tế đời sống: môi trường đang ngày càng ô nhiễm nên vấn đề bảo vệ môi trường đang được nhân loại quan tâm bởi: “Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. 
- Thân bài:
Luận điểm 1: Giải thích môi trường là gì: 
Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Luận điểm 2: 
 Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. 
Ở thành thị: Khí thải, nước thải làm xấu cảnh quan đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Ở nông thôn: thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật, thiếu hiểu biết về bảo về môi trường làm môi trường sống ngày càng xấu đi, cho năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây dịch bệnh...
Nạn phá rừng bừa bãi gây lũ lụt, hạn hán kéo dài,... Nạn săn bắt thú vật, thủy hải sản gây mất cân bằng sinh thái, giảm nguồn thủy hải sản cạn kiệt tài nguyên.
Nền công nghiệp phát triển khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn, khí hậu tăng, băng hai cực tan chảy gây nhiều biến động về thời tiết khí hậu... làm đời sống của con người bị đe dọa.
Vai trò của rừng: che chắn cho chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ và Pháp. Cung cấp nhiều lâm sản, khoáng sản quý giá, đồ dùng gia đình, tạo quang cảnh,...
Cần có ý thức bảo vệ rừng.
- Kết bài: Khẳng định môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra... Đó cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 
III. Văn bản.
Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
1.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Tháng 5 đêm ngắn ngày dài, tháng 10 đêm dài ngày ngắn. Nhắc nhở ta nên biết sắp xếp thời gian, công việc hợp lí. Nghệ thuật đối, gieo vần lung và lối nói phóng đại
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Đêm nào nhiều sao hôm sau sẽ nắng và ngược lại. Nghệ thuật đối, gieo vần lưng.
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.
Trên trời có ráng màu mỡ gà sắp có bão giúp con người có ý thức chủ động phòng chống bão. Nghệ thuật gieo vần lưng
Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
Tháng bảy kiến bò nhiều và di chuyển lên cao là sắp có lụt giúp nhân dân có ý thức chủ động phòng chống. Nghệ thuật gieo vần lưng, đối xứng âm điệu.
Tấc đất, tấc vàng
Khẳng định giá trị của đất. Phê phán những người lãng phí đất. Nghệ thuật so sánh, phóng đại, ngắn gọn.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Kinh nghiệm, thứ tự các nghề, đem lại lợi ích kinh tế cho con người( nuôi cá, làm vườn, làm ruộng). Nghệ thuật vần lưng, vần chân.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Tầm quan trọng 4 yếu tố với nghề trồng lúa nước: nước, phân, chăm chỉ, giống. Nghệ thuật ngắn gọn, đủ ý, có vần, nhịp điệu.
Nhất thì, nhì thục.
Tầm quan trọng của thời vụ và đất đai được khai phá, chăm bón với nghề trồng tọt. Nghệ thuật ngắn gọn, hàm xúc, vần lưng.
Ghi nhớ: B»ng lèi nãi ng¾n gän, cã vÇn , cã nhÞp ®iÖu, giµu h×nh ¶nh, nh÷ng c©u tôc ng÷ vÒ thiªn nhiªn vµ lao ®éng s¶n xuÊt ®· ph¶n ¸nh truyÒn ®¹t nh÷ng kinh nghiÖm quý b¸u cña nh©n d©n trong viÖc quan s¸t c¸c hiÖn tưîng thiªn nhiªn vµ trong lao ®éng s¶n xuÊt. Nh÷ng c©u tôc ng÷ Êy lµ tói kh«n cña nh©n d©n nhưng chØ cã tÝnh chÊt tư¬ng ®èi chÝnh x¸c v× kh«ng Ýt kinh nghiÖm ®ưîc tæng kÕt chñ yÕu lµ dùa vµo quan s¸t.
2. Các câu tục ngữ về con người và xã hội.
1. Một mặt người bằng mười mặt của. 
=> Người cao quý hơn của, quý gấp bội phần. So sánh, ẩn dụ, gieo vần lưng
2. Cái răng, cái tóc là góc con người .
=> Răng, tóc có giá trị như một góc con người về sức khỏe, nhân cách, vẻ đẹp. So sánh, gieo vần lưng.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm .
=> Nghĩa đen: Dù đói phải giữa cho sạch, rách phải giữ thơm tho.
Nghĩa bóng: Dù khổ phải sống trong sạch, không làm điều ác. Ẩn dụ, đối.
4.Học ăn, học nói, học gói, học mở .
=> Phải học để mọi hành vi ứng xử hoàn thiện. Điệp từ, 4 câu vế bổ sung ý nghĩa cho nhau.
5. Không thầy đố mày làm nên // 6. Học thầy không tày học bạn .
=> Bổ sung ý cho nhau, khẳng định tầm quan trọng của việc học thầy và học bạn. Học thầy là lẽ đương nhiên nhưng học bạn cũng không kém. So sánh
7. Thương người như thể thương thân .
=> Khuyên con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình. Cách ứng xử người với người. So sánh.
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .
=> Nghĩa đen: Khi ăn quả ngon, trái ngọt thì phải nhớ công sức người trồng.
Nghĩa bóng: Lòng biết ơn đối với những người có ơn với mình.
9. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nghĩa đen: Một cây đơn lẻ không làm thành rừng núi. Nhiều cây gộp lại tạo thành rừng rậm, núi cao
Nghĩa bóng: Thể hiện sức mãnh đoàn kết.
Ẩn dụ, so sánh.
Ghi nhớ : 
Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh ,ẩn dụ , hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người , đưa ra nhận xét , lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có 
3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
a. Tác giả: Hồ Chí Minh(1890-1969)
b. Nghệ thuật: đưa ra dẫn chứng và sắp xếp theo thứ tự thời gian( từ xưa đến nay), nhận xét bao quát đến dẫn chứng cụ thể. Sử dụng hình ảnh so sánh và liệt kê liên kết mô hình “Từ...đến”.
c. Nội dung: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn làm sáng tỏ chân lí: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” Bài văn là mẫu mực lập luận, bố cục và dẫn chứng thể văn nghị luận.
4. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
 a.Tác giả: Phạm Văn Đồng( 1906-2000) quê ở Quảng Ngãi. Là nhà Cách mạng, nhà văn hóa lớn, cộng sự của chủ tịch HCM.
b. Nghệ thuật: Dùng phép lập luận đưa ra luận điểm, luận cứ và dẫn chứng để chứng minh. Luận điểm ngắn gọn,rõ ràng. Lí lẽ, dẫn chứng chính xác kết hợp nhận xét, bình luận, giải thích, nêu vấn đề.
c. Nội dung: giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ trong đời sống, quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết. Sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn có chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, thấm đượm tình cảm chân thành.
d. Chứng minh sự giản dị:
- Trong đời sống: Bữa cơm vài 3 món, nhà sàn vẻn vẹn 3 phòng, Bác tự làm hết việc không nhờ ai giúp...
- Trong quan hệ với mọi người: Viết thư cho đồng chí, nói chuyện các cháu thiếu nhi, đi thăm nhà tập thể cong nhân.
- Trong lời nói và bài viết: Không gì quý hơn độc lập tự do...
=> Đức tính giản dị và sâu sắc trong lối sống, lời nói và bài viết là vẻ đẹp cao quý trong con người HCM.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_CUONG_MON_VAN_HK2_VY7A1.docx