Đề kiểm tra học kì II, năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn, lớp 7 thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II, năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn, lớp 7 thời gian: 90 phút (không kể phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II, năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn, lớp 7 thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2014-2015
Môn NGỮ VĂN, Lớp 7
Đề chính thức
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2đ ) - Thời gian làm bài 10 phút 
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Yếu tố nào không có trong thể loại truyện ?
A. Người kể chuyện. 
B. Luận điểm
C. Cốt truyện. 
D. Nhân vật.
Câu 2: Dòng nào dưới đây là tục ngữ ?
A. Lên xe xuống ngựa 
B. Bèo dạt mây trôi 
C. Tấc đất tấc vàng 
D. Nước đổ lá khoai 
Câu 3: Nội dung nào dưới đây chưa phù hợp với văn bản Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)?
A. Xứ Huế rất nổi tiếng vì có nhiều cảnh đẹp.
B. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng ở sông Hương.
C. Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế.
D. Nguồn gốc của các làn điệu dân ca Huế. 
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) là gì ?
A. Tự sự 
B. Miêu tả 
C. Biểu cảm 
D. Nghị luận
Câu 5: Hình thức ngôn ngữ nào không được vận dụng trong văn bản Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)?
A. Ngôn ngữ đối thoại. 
B. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
C. Ngôn ngữ tự sự. 
D. Ngôn ngữ miêu tả
Câu 6: Câu nào dưới đây có cụm chủ - vị làm phụ ngữ ?
 A. Một học sinh đã đoạt giải Olympic môn Toán.
 B. Chị tôi dáng người mảnh khảnh.
 C. Một tiếng động khiến tôi giật mình.
 D. Mẹ về là một niềm vui.
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu bị động?
 A. Nó được đi xem xiếc. 
 B. Bạn em đạt giải Nhất môn Mĩ thuật.
 C. Chân anh ấy bị đau. 
 D. Hôm qua, ông ngoại được các chú viếng thăm.
Câu 8: Dòng nào nêu đúng công dụng của dấu chấm lửng?
 A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
 B. Đánh dấu bộ phận chú thích .
 C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
 D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng 
- Hết -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2014-2015
Môn NGỮ VĂN Lớp 7
Đề chính thức
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Lời phê
STT
Số tờ
Giám khảo 2
Số phách
II - PHẦN TỰ LUẬN : (8.0 đ) - Thời gian làm bài 80 phút 
Câu 1: (1.5đ) Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới.
 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta (1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (3).
 ( Trích Ngữ văn 7, tập 2, trang 24)
Nêu xuất xứ của đoạn văn trên.
Nêu đại ý của đoạn văn trên bằng một câu có cấu tạo hoàn chỉnh.
Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong câu (2) của đoạn văn.
Câu 2: (1.5đ) Viết đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) nói về tình bạn, trong đó có dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (xác định câu và phân tích cấu tạo). 
Câu 3: (5.0đ) Một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Em hiểu lời dạy trên như thế nào ?
BÀI LÀM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
II - PHẦN TỰ LUẬN :
HƯỚNG DẪN CHẤM
Ðề kiểm tra HỌC KÌ II, Năm học 2014-2015 - Môn NGỮ VĂN, Lớp 7
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2,0đ) Mỗi câu đúng đạt 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
B
C
A
A
B
C
D
D
II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 8,0 đ) 
Câu 1: ( 1,5đ)
Đoạn văn trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của tác giả Hồ Chí Minh ( 0.5đ)
b) Đại ý: Đoạn văn chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử 
( 0.5đ)
* Chú ý: Thí sinh có thể nêu khác với đáp án nhưng hợp lí vẫn cho điểm.
c) Câu (2) của đoạn văn sử dụng phép tu từ liệt kê có tác dụng diễn tả đầy đủ tên các anh hùng dân tộc theo thời gian lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. ( 0.5đ)
Câu 2:(1,5đ) 
Viết được đoạn văn đúng qui ước, đủ dung lượng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, có nội dung nói về tình bạn. ( 0.75đ)
Xác định và phân tích đúng cấu tạo của câu văn có dùng cụm C – V để mở rộng câu. (0,75)
Câu 3: (5,0đ)
1 ) Yêu cầu : Học sinh viết một văn bản nghị luận giải thích lời dạy của Bác Hồ. Bài viết phải có bố cục rõ ràng ; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu ...
 2 ) Tiêu chuẩn cho điểm:
* Nội dung: (4,0đ) 
A ) Mở bài ( 0,5 đ ): Nêu vấn đề nghị luận: Lời dạy của Bác Hồ: ‘‘Yêu tổ quốc, yêu đống bào’’
B ) Thân bài ( 3,0 đ ): Triển khai các luận điểm sau :
 1. Giải thích nội dung của lời dạy ( 1,0 đ )
 - Yêu tổ quốc :
Là yêu đất nước, yêu quê hương, yêu nơi mình được sinh ra...
Tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu những gì gần gũi: con sông, cánh đồng, bờ tre,...
- Yêu đồng bào:
Là yêu những con người cùng một dân tộc, một màu da, một nòi giống....
Tình yêu đồng bào bắt nguồn từ tình yêu những người thân, bạn bè gần gũi...
 2. Tại sao phải yêu tổ quốc, yêu đồng bào? (1,0đ)
- Có yêu tổ quốc mới sống hết mình vì tổ quốc, góp phần bảo vệ tổ quốc bình yên, làm cho tổ quốc ngày càng giàu mạnh, trong đó có sự hưởng thụ của chính mình ( dẫn chứng )
- Có yêu đồng bào mới tạo mối đoàn kết, thân ái, cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau trong khò khăn, hoạn nạn ( dẫn chứng )
 3. Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của Bác? (1.0đ)
Chúng ta phải sống vì tổ quốc, vì nhân dân bằng những hành động cụ thể:
 - Ra sức bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi có kẻ thù xâm lược.
 - Học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu...,. 
 - Đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ mọi người khi khó khăn, hoạn nạn,thiên tai,lũ lụt....
C ) Kết bài ( 0,5 đ ): -Khẳng định lời dạy của Bác rất có ý nghĩa, nhất là đối với thiếu niên nhi đồng
 -Liên hệ bản thân.
 * Hình thức : ( 1,0đ ) - Phương pháp: biết viết các đoạn văn trình bày luận điểm ( 0,25đ )
 - Bố cục: đầy đủ 3 phần ( 0,25đ )
 - Diễn đạt: trong sáng; lập luận chặt chẽ (0,25đ)
 - Chữ viết dễ đọc, ít sai chính tả(0,25đ)
 * Lưu ý: Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
- Hết -

Tài liệu đính kèm:

  • docDeHDCVan_7HK220142015Chau_ThanhBen_Tre.doc