Giải chi tiết bài tập Hóa hữu cơ hay và khó từ các đề thi thử 2015 – 2016 (phần 1)

pdf 92 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2433Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải chi tiết bài tập Hóa hữu cơ hay và khó từ các đề thi thử 2015 – 2016 (phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải chi tiết bài tập Hóa hữu cơ hay và khó từ các đề thi thử 2015 – 2016 (phần 1)
Luyện thi THPT QUỐC GIA HÓA HỌC-PHẠM CÔNG TUẤN TÚ (0938.934.492)-facebook.com/tuantu.itus 
“Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích, 
Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” 
Lời nói đầu ! 
Gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy Nguyễn Văn Duyên – là người Thầy đã dìu dắt con 
những bước đi đầu đến với việc nghiên cứu tìm tòi về Hóa Học Phổ Thông. 
Cảm ơn các quý Thầy cô là những tác giả của các bài tập được mình sử dụng trong tài liệu này. 
Các câu đều được trích dẫn nguồn rõ ràng. Tuy nhiên do có một số bài tập được tổng hợp từ Internet, 
mạng xã hội nên mình không trích dẫn rõ ràng về nguồn, rất mong sự thông cảm từ quý Thầy cô. 
“Tài liệu này được chia sẽ miễn phí, với mục địch phi thương mại nên rất mong nhận được sự đóng 
góp, phản hồi từ quý Thầy cô cũng như các bạn học sinh để tài liệu ngày một hoàn thiện hơn và sẽ là nguồn tư 
liệu quý báu cho các bạn học sinh ôn thi THPT Quốc Gia.” 
“Gửi tặng các bạn học sinh 98 ôn thi THPT Quốc 2016 như món quà nhân dịp TẾT TRUNG THU 2015” 
Đặc biệt mình gửi lời cảm ơn tới: 
 Một bạn nữ sinh viên lớp Y2015 – Khoa Y Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, người đã 
từng động viên, tin tưởng vào con đường mình chọn, cho mình thấy nhiều mảng vui tươi của cuộc 
sống ở Sài Gòn đầy bon chen, tấp nập này. Mong một ngày gặp lại bạn! 
“Thiên hạ về đâu? Sao vội đi? 
Bao giờ gặp nữa? Có tình chi? 
Lòng tôi theo bước người qua ấy 
Cho đến hôm nay vẫn chẳng về.” 
 Một bạn nick Facebook là Hồng Ánh – học sinh trường THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh. 
 Một bạn nick Facebook là Phương Nguyễn – ở Hà Nội (dự thi ĐH Kinh tế Quốc dân). 
Cảm ơn các bạn đã tin tưởng, quý mến gọi mình một tiếng là “Thầy” dù chưa từng một lần 
đứng bảng dạy được các bạn chữ nào. Với cá nhân mình ở tuổi 23, lại không xuất thân chính thống từ 
môi trường Sư Phạm thì đó là quả là niềm vui, niềm vinh hạnh lớn. Cảm ơn các bạn. Chúc các bạn 
giành được kết quả thật cao ở kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2016. 
Đêm Trung Thu - Sài Gòn, 27/09/2015 
GIẢI CHI TIẾT 
BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ HAY VÀ KHÓ 
TỪ CÁC ĐỀ THI THỬ 2015 – 2016 (Phần 1) 
Luyện thi THPT QUỐC GIA HÓA HỌC-PHẠM CÔNG TUẤN TÚ (0938.934.492)-facebook.com/tuantu.itus 
“Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích, 
Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” 
PHẦN I: BÀI TẬP TỔNG HỢP HỮU CƠ 
Câu 1: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H15O4N3. Cho m gam X tác dụng với 150 ml dung dịch 
KOH 0,24M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được 3,681 gam chắn rắn khan và 
khí Z duy nhất. Mặt khác nếu cho toàn bộ dung dịch Y trên tác dụng với HCl vừa đủ thì số mol HCl cần dùng là 
 A. 0,045 mol B. 0,050 mol C. 0,051 mol D. 0,054 mol 
Câu 2: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy 
hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít O2 thì thu được 17,472 lít CO2 và 11,52 gam nước. Mặt khác m gam 
X phản ứng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,26 mol hỗn hợp ancol. Biết X không tham gia phản ứng tráng 
gương. Giá trị V là bao nhiêu? (các khí đo ở đktc) 
 A. 21,952 B. 21,056 C. 20,384 D.19,600 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Nguyễn Khuyễn – TP. Hồ Chí Minh, năm 2015) 
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 
gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở 
trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là 
 A. 102,4. B. 97,0. C. 92,5. D. 107,8. 
Câu 4: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun 
nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt 
cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng 
bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là 
 A. 30,8 gam B. 33,6 gam C. 32,2 gam D. 35,0 gam 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Can Lộc – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam một este đơn chức X (tạo bởi các chất có trong chương trình phổ thông) cần 
vừa hết 10,08 lít oxi (đktc), sinh ra 8,96 lít CO2 (đktc). Mặt khác, m gam X phản ứng vừa hết với 100 ml dung 
dịch NaOH 1M. Số đồng phân cấu tạo của X có dạng CxHyOOCH là 
 A. 3 B. 4 C. 7 D. 8 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đồng Lộc – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 6: Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala – Gly – Gly và tetrapeptit Ala – Ala – Ala – Gly thu 
được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala – Gly ; 0,05 mol Gly – Gly ; 0,1 mol Gly; Ala – Ala và Ala. Mặt khác, khi 
thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn 
cận thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là 
 A. 100,5 B. 112,5 C. 96,4 D. 90,6 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Chuyên Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và etylen 
glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 
dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là 
 A. 43,5 B. 64,8 C. 53,9 D. 81,9 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Chuyên Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 22,9 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở tạo bởi cùng một ancol với 
hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 1,1 mol CO2 và 15,3 gam H2O. Mặt khác, toàn 
bộ lượng X trên phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu 
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m có thể là 
 A. 20,4 B. 23,9 C. 18,4 D. 19,0 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Chuyên Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 9: Cho 11 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở A và B tác dụng hết với 200 gam dung dịch 
KOH 5,6% đun nóng, thoát ra hỗn hợp ancol Y đồng đẳng kết tiếp, cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất 
Luyện thi THPT QUỐC GIA HÓA HỌC-PHẠM CÔNG TUẤN TÚ (0938.934.492)-facebook.com/tuantu.itus 
“Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích, 
Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” 
rắn khan. Cho Y đi qua bình Na dư thì khối lượng bình tăng 5,35 gam và có 1,68 lít khí thoát ra ở đktc. Mặt 
khác, 16,5 gam X làm mất màu tối đa a gam brom. Giá trị (m + a) là 
A. 40,7. B. 52,7. C. 32,7. D. 28,7. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa, năm 2015) 
Câu 10: Hỗn hợp T gồm X, Y, Z (58 < MX < MY < MZ < 78, là hợp chất hữu cơ tạp phức, phân tử chỉ chứa C, 
H và O có các tính chất sau: 
- X, Y, Z đều tác dụng được với Na 
- Y, Z tác dụng được với NaHCO3 
- X, Y đều có phản ứng tráng bạc 
Nếu đốt cháy hết 0,25 mol hỗn hợp T thì thu được m gam chất CO2, giá trị của m gần nhất với 
A. 44,4 B. 22,2 C. 11,1 D. 33,3 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Chuyên Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm 1 este no, đơn chức Y và 1 ancol đơn chức Z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung 
dịch NaOH 1M, thu được 0,35 mol ancol Z. Cho Z tách nước ở điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ T có tỉ 
khối hơi so với Z là 1,7. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn X cần dùng 44,24 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của 
axit tạo Y là 
A. C5H10O2. B. C4H8O2. C. C3H6O2. D. C2H4O2. 
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Chuyên Thái Bình – Thái Bình, năm 2014) 
Câu 12: Hỗn hợp E chứa peptit X mạch hở (tạo bởi glyxin và alanin) và este Y mạch hở (được tạo bởi etylen 
glicol và một axit đơn, không no chưa một liên kết C=C). Đun nóng hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu 
được 23,08 gam hỗn hợp F có chứa a gam muối của glyxin và b gam muối của alanin . Lấy toàn bộ F đốt cháy 
thu được Na2CO3, N2, 23,76 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Mặt khác cũng đem đốt cùng lượng E trên cần dùng 
19,936 lít khí O2 (đktc). Giá trị của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 2,45. B. 2,60. C. 2,70. D. 2,55. 
Câu 13: Hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen, 0,1 mol but–1–in, 0,15 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,85 mol H2. 
Nung nóng hỗn hợp X (xúc túc bột Ni) sau một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng x. Cho 
Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 19,04 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung 
dịch brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 9,0. B. 10,0. C. 10,5. D. 11,0. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Chuyên Bến Tre – Bến Tre, năm 2015) 
Câu 14: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là 
C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol 
etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp 
X bằng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của a : b gần nhất với giá trị 
nào sau đây ? 
A. 0,50. B. 0,76. C. 1,30. D. 2,60. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
 Câu 15: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no , mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm 
chức trong số các nhóm –OH, –CHO, –COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch 
AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni 
hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là 
A. 1,50. B. 1,24. C. 2,98. D. 1,22. 
(Đề thi Trung học phổ thông Quốc Gia năm 2015 – Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Câu 16: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cừng một ancol Y và 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có 
nhóm –COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình 
học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu 
được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí 
(đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đối cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 
3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là 
 A. 34,01%. B. 38,76%. C. 40,82%. D. 29,25%. 
Luyện thi THPT QUỐC GIA HÓA HỌC-PHẠM CÔNG TUẤN TÚ (0938.934.492)-facebook.com/tuantu.itus 
“Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích, 
Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” 
(Đề thi Trung học phổ thông Quốc Gia năm 2015 – Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Câu 17: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 
gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và 
một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và 
Y lần lượt là 
 A. 20% và 40%. B. 40% và 30%. C. 30% và 30%. D. 50% và 20%. 
(Đề thi Trung học phổ thông Quốc Gia năm 2015 – Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Câu 18: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng 
vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 
chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
 A. 3,36. B. 2,97. C. 2,76. D. 3,12. 
(Đề thi Trung học phổ thông Quốc Gia năm 2015 – Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Câu 19: Đun hỗn hợp etylen glicol và axit cacboxylic X (phân tử chỉ có nhóm -COOH) với xúc tác H2SO4 đặc, 
thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ Y mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,95 gam Y cần 
4,00 gam O2, thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Biết Y có công thức phân tử trùng với công 
thức đơn giản nhất, Y phản ứng được với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1: 2. Phát biểu nào sau đây sai? 
 A. X có đồng phân hình học. 
 B. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 8. 
 C. Y tham gia được phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. 
 D. Y không có phản ứng tráng bạc. 
(Đề thi Trung học phổ thông Quốc Gia năm 2015 – Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Câu 20: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và 
alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung 
dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol 
CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không 
nhỏ hơn 4. Giá trị của m là 
 A. 340,8. B. 409,2. C. 396,6. D. 399,4. 
(Đề thi Trung học phổ thông Quốc Gia năm 2015 – Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Câu 21: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm 
axit oleic và axit linoleic. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O2, thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác, m 
gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là 
 A. 120. B. 150. C. 180. D. 200. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị, năm 2015) 
Câu 22: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X cần 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản 
ứng thu được glixerol và 24,6 gam muối khan của axit hữu cơ mạch thẳng. Số công thức cấu tạo của X là 
 A. 1 B. 4 C. 7 D. 6 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia – THPT chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc, năm 2015) 
Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm một este đơn chức và một ancol (bền), cả hai đều mạch hở và có cùng số nguyên 
tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Mặt khác, cho m 
gam X tác dụng với NaOH dư thu được 0,1 mol ancol. Giá trị của m là 
 A. 9,4. B. 10,1. C. 9,5. D. 8,5. 
Câu 24: Hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinylaxetilen và hiđro. Dẫn X qua Ni nung nóng, sau phản 
ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với khí nitơ đioxit là 1. Biết 5,6 lít hỗn hợp Y (đktc) làm 
mất màu vừa đủ 72 gam brom trong dung dịch. Nếu lấy 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu vừa đủ bao 
nhiêu gam brom trong dung dịch? 
 A. 56 gam. B. 60 gam. C. 48 gam. D. 96 gam 
Câu 25: Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cũng số nguyên tố 
cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần 
vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đó ở điều kiện tiêu 
chuẩn. Khối lượng của Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là 
Luyện thi THPT QUỐC GIA HÓA HỌC-PHẠM CÔNG TUẤN TÚ (0938.934.492)-facebook.com/tuantu.itus 
“Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích, 
Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” 
 A. 9,0 gam. B. 11,4 gam. C. 19,0 gam. D. 17,7 gam. 
Câu 26: Hỗn hợp X chứa 0,08 mol axetylen; 0,06 mol axetandehit; 0,09 mol vinylaxetylen và 0,16 mol 
hidro. Nung X với xúc tác Ni sau một thời gian thì thu được hỗn hợp Y có tỷ khối hơi so với H2 là 21,13. 
Dẫn Y đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam Z gồm 4 kết tủa có 
số mol bằng nhau, hỗn hợp khí T thoát ra sau phản ứng làm mất màu vừa hết 30ml dung dịch brom 0,1M. Giá 
trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? 
 A. 27. B. 29. C. 26. D. 25. 
Câu 27: Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO, CnH2n-2(CHO)2, CnH2n-2(COOH)2, CnH2n-3(CHO)(COOH)2. Cho m gam 
hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Trung hoà m gam hỗn hợp X cần 
30 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 12% và KOH 5,6%. Đốt m gam hỗn hợp X cần (m + 7,92) gam O2. Giá trị 
của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? 
 A. 19,84 B. 20,16 C. 19,36 D. 20.24 
Câu 28: Hỗn hợp M gồm Lys-Gly-Ala, Lys-Ala-Lys-Lys-Gly, Ala-Gly trong đó nguyên tố oxi chiếm 
21,3018% khối lượng. Cho 0,16 mol hỗn hợp M tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được bao nhiêu gam 
muối? 
 A. 90,48 B. 83,28 C. 93,36 D. 86,16 
Câu 29: Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y (CxHtO5N2); trong đó X không chứa chức este, Y là muối của 
α–amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M đun nóng nhẹ thấy thoát 
ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc 3 thể khí điều kiện thường. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl 
trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị m và a lần lượt là 
 A. 9,87 và 0,03 B. 9,84 và 0,03 C. 9,87 và 0,06 D. 9,84 và 0,06 
Câu 30: Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm metanol, etanol, glixerol và sobitol cần vừa đủ 5,712 lít khí O2 
(ở đktc), sau phản ứng thu được 5,04 gam H2O. Mặt khác cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu 
được 4,76 lit H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etanol có trong hỗn hợp X là 
 A. 16,20%. B. 24,30%. C. 8,10%. D. 32,40%. 
Câu 31: X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic; Z là este hai chức tạo bởi 
X, Y và ancol T. Đốt cháy 12,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 8,288 lít O2 (đktc) 
thu được 7,2 gam nước. Mặt khác đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở 
điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH)2. Phần trăm số mol của X có trong hỗn hợp E là 
 A. 60% B. 75% C. 50% D. 70% 
Câu 32: Cho hỗn hợp m gam X gồm tyrosin (HOC6H4CH2CH(NH2)COOH) và alanin. Tiến hành hai thí 
nghiệm sau: 
+ Thí nghiệm 1: Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y 
thì thu được (m + 9,855) gam muối khan 
+ Thí nghiệm 2: Cho m gam X tác dụng với 487,5 ml dung dịch NaOH 1M thì lượng NaOH dùng dư 25% so 
với lượng cần phản ứng. 
Giá trị của m là 
 A. 44,45 B. 37,83 C. 35,99 D. 35,07 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Chuyên Bến Tre – Bến Tre, năm 2015) 
Câu 33: Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ 
lệ mO : mN = 16 : 7. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đúng 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt 
khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá 
trị của m là 
 A. 14,20. B. 16,36. C. 14,56. D. 13,84. 
(Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 – Thầy Nguyễn Văn Duyên – TP Hồ Chí Minh, năm 2015) 
Câu 34: Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của 
amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một 
muối duy nhất và 2,688 lít khí (đktc) T (T có tỉ khối hơi so với H2 < 15). Mặt khác 19,3 gam E tác dụng HCl 
dư thu được m gam muối. Giá trị của m là 
Luyện thi THPT QUỐC GIA HÓA HỌC-PHẠM CÔNG TUẤN TÚ (0938.934.492)-facebook.com/tuantu.itus 
“Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích, 
Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” 
 A. 27,85. B. 28,45. C. 31,52. D. 25,10. 
 Câu 35: X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic; Z là axit no hai chức; T là este tạo 
bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít O2 (đktc) thu 
được 7,56 gam nước. Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 
0,2 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ 
đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là 
 A. 11,34. B. 7,50. C. 10,01. D. 5,69. 
Câu 36: Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ (bền có trong sách giáo khoa cơ bản), trong phân tử 
cùng chứa C, H và O thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn 
bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với một lượng dư 
dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 
lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là 
 A. 6,48 gam. B. 5,58 gam. D. 5,52 gam. D. 6,00 gam. 
(Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 – Thầy Nguyễn Văn Duyên – TP Hồ Chí Minh, năm 2015) 
Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH 
vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và 
E (MD < ME) và 2,24 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 
18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là 
 A. 2,12 gam. B. 3,18 gam. C. 2,68 gam. D. 4,02 gam. 
(Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 – Thầy Nguyễn Văn Duyên – TP Hồ Chí Minh, năm 2015) 
Câu 38: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B chứa đồng thời 
glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 15,8) gam 
hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp 
hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư 
thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi 
bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng 
của A trong hỗn hợp X là 
 A. 55,92%. B. 35,37%. C. 30,95%. D. 53,06%. 
(Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 – Thầy Nguyễn Văn Duyên – TP Hồ Chí Minh, năm 2015) 
Câu 39: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 
hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2; 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay 
hơi B thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
 A. 4,56. B. 3,40. C. 5,84. D. 5,62. 
Câu 40: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no hai chức, mạch hở; hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong 
dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và cả 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam X trên thu được 7,26 
gam CO2 và 2,70 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng 
thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư. Cô cạn phần dung dịch thu được m gam 
muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là 
 A. 4,595 B. 5,765. C. 5,180. D. 4,990. 
Câu 41: Đốt cháy este 2 chức mạch hở (X được tạo từ axit cacboxylic no, đa chức, phân tử X không có quá 5 
liên kết  ) thu được tổng thể tích CO2 và H2O gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng. Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn 
toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn Y. Giá trị lớn 
nhất của m là 
 A. 28,0. B. 26,2. C. 24,8. D. 24,1. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 42: Thủy phân 12,64 gam hỗn hợp X gồm hai este A và B chỉ chứa một loại nhóm chức (MA < MB) cần 
vừa đúng 200 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được muối của một axit hữu cơ D và hỗn hợp X gồm hai 
ancol no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng với 6,9 gam Na thu được 13,94 
gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau: 
 A. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 1 : 3. 
Luyện thi THPT QUỐC GIA HÓA HỌC-PHẠM CÔNG TUẤN TÚ (0938.934.492)-facebook.com/tuantu.itus 
“Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích, 
Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” 
 B. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 3 : 1. 
 C. D có thành phần phần trăm khối lượng C là 26,67%. 
 D. D có thành phần phần trăm khối lượng C là 26,08%. 
(Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 – Thầy Nguyễn Văn Duyên – TP Hồ Chí Minh, năm 2015) 
Câu 43: X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic; Z là axit no hai chức; T là este tạo 
bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít O2 (đktc) thu 
được 7,56 gam nước. Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 
0,3 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ 
đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 
 A. 7,00. B. 10,50. C. 8,50. D. 9,00. 
Câu 44: Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng 
một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy a gam 
hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh ra qua bình đựng 
dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam so với ban đầu. 
Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 140
0C thu được 4,34 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy 
ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? 
 A. 10. B. 11. C. 13. D. 12. 
(Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 – Thầy Nguyễn Văn Duyên – TP Hồ Chí Minh, năm 2015) 
Câu 45: Hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử là C2H7O3N và C2H10O3N2. Khi cho các chất trong X 
tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ đều có khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho 
vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối 
lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
 A. 16,90. B. 17,25. C. 18,85. D. 16,60. 
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Lương Đắc Bằng – Thanh Hóa, năm 2014) 
Câu 46: Cho 2,76 gam chất hữu cơ X gồm C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó chưng khô thì 
phần bay hơi chỉ có nước và còn lại 2 muối của Na có khối lượng 4,44 gam. Nung nóng 2 muối này trong oxi 
dư, phản ứng hoàn toàn thu được 2,464 lít CO2 (đktc); 3,18 gam Na2CO3 và 0,9 gam H2O. Biết công thức phân 
tử của X trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,76 gam X tác dụng với 80 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn 
dung dịch thu được m gam chất răn. Giá trị của m là 
 A. 6,16. B. 7,24. C. 6,88. D. 6,52. 
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO cần vừa 
đủ 49,28 lít khí O2 (đktc).Sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng X trên sục vào 
dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là 
 A. 21,6 B. 32,4 C. 43,2 D. 54,0 
(Đề thi thửTHPT Quốc Gia lần 7 – CLB Gia sư ĐH Ngoại Thương – Hà Nội, năm 2015) 
Câu 48: Cho 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 đun nóng với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi 
phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm đổi thành xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. 
Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là 
 A. 10,375 gam. B. 9,950 gam. C. 13,150 gam. D. 10,350 gam. 
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt, năm 2015) 
 Câu 49: Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y cần vừa đủ 120 ml dung dịch KOH 1M thu 
được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly, Ala và Val (trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng), biết 
X hơn Y một liên kết peptit. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,68 gam A cần dùng 14,364 lít O2 (đktc) thu được 
hỗn hợp khí và hơi, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam. Thành phần phần trăm về khối 
lượng của muối Ala trong Z gần giá trị nào nhất sau đây? 
 A. 45%. B. 54%. C. 50%. D. 60%. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – Trung tâm Mclass.vn – Hà Nội, năm 2015) 
Câu 50: Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và lysin (trong đó tỉ lệ mO : mN = 16 : 9) tác 
dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi đốt cháy hết lượng 
Luyện thi THPT QUỐC GIA HÓA HỌC-PHẠM CÔNG TUẤN TÚ (0938.934.492)-facebook.com/tuantu.itus 
“Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích, 
Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” 
muối thu được 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ khí cacbonic và hơi nước sinh ra qua bình đựng dung dịch 
Ca(OH)2 dư thu được 49 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 31,64 gam so với ban đầu. Các phản 
ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
A. 14,98. B. 13,73. C. 14,00. D. 14,84. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – Thầy Nguyễn Văn Duyên – TP. Hồ Chí Minh, năm 2015) 
Câu 51: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 
28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam 
chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat 
khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối 
trong Y có giá trị gần nhất với 
A. 67,5. B. 85,0. C. 80,0. D. 97,5. 
(Đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2015 –Bộ Giáo dục và Đào Tạo) 
Câu 52: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml 
dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. 
Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối 
lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với 
A. 0,730. B. 0,810. C. 0,756. D. 0,962. 
(Đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2015 –Bộ Giáo dục và Đào Tạo) 
Câu 53: Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O. Hỗn hợp T 
gồm X, Y, Z, trong đó nX = 4(nY + nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 13,2 gam CO2. Mặt khác m 
gam T phản ứng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch KHCO3 0,1M. Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư 
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là 
 A. 32,54%. B. 47,90%. C. 74,52%. D. 79,16%. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 7 – CLB Gia sư ĐH Ngoại Thương – Hà Nội, năm 2015) 
Câu 54: Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ và 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfGiai_chi_tiet_cac_bai_huu_co_kho.pdf