Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Hưng Yên

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3911Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Hưng Yên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
HƯNG YÊN
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN THI: HÓA HỌC LỚP 11
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 05 trang
Câu 1 (2 điểm): Tốc độ phản ứng.
Cho phản ứng hóa học: C2H6 → C2H4 + H2     (a)
Phản ứng trên tuân theo quy luật động học thực nghiệm v = k[C2H6].
Người ta đề nghị cơ chế sau đây cho giai đoạn đầu của phản ứng (a):
 	Khơi mào (sinh mạch) C2H6 2CH3* 	(b)
 	Chuyển hóa gốc CH3* + C2H6 CH4 + C2H5* 	(c)
 	Lan truyền C2H5* C2H4 + H* 	(d)
 	Lan truyền H* + C2H6 C2H5* + H2 	(e)
	Đứt mạch H* + C2H5* C2H6 	(g)
Từ cơ chế trên hãy rút ra biểu thức của định luật tốc độ thực nghiệm.
Câu 2. (2 điểm): Cân bằng trong dung dịch điện li.
 Dung dịch A gồm Na2S và CH3COONa có pHA = 12,50. 
1. Thêm một lượng Na3PO4 vào dung dịch A sao cho độ điện li của ion S2- giảm 20% (coi thể tích dung dịch không đổi). Tính nồng độ của Na3PO4 trong dung dịch A. 
2. Chuẩn độ 20,00 ml dung dịch A bằng dung dịch HCl 0,10 M:
a. Khi chỉ thị metyl da cam đổi màu (pH = 4,00) thì dùng hết 19,40 ml dung dịch HCl. Tính nồng độ CH3COONa trong dung dịch A. 
b. Nếu chỉ dùng hết 17,68 ml HCl thì hệ thu được có pH là bao nhiêu?
3. Để lâu dung dịch A trong không khí, một phần Na2S bị oxi hóa thành S. Tính hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra.
Cho: 7,02; 12,9; 
 2,15; 7,21; 12,32;
 4,76; = 0,14 V; =1,23 V; 
 ở 25 oC: 2,303= 0,0592lg. 
Câu 3. (2 điểm): Điện hóa học.
Hãy:
1. a. Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích số tan của AgI. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin. 
	b. Tính độ tan (s) tại 25oC của AgI trong nước. 
2. a. Lập pin điện trong đó xảy ra sự oxi hoá ion Fe2+ thành ion Fe3+ và ion Au3+ bị khử thành ion Au+. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin. 
	b. Tính sức điện động chuẩn của pin và hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin này. 
Câu 4. (2 điểm): Nhóm nitơ – Photpho. Nhóm Cacbon – Silic
1. a. Amoniac có tính oxi hóa hay tính khử? Viết phương trình phản ứng minh họa. 
	b. Trong dung môi amoniac lỏng, các hợp chất KNH2, NH4Cl, Al(NH2)3 có tính axit, bazơ hay lưỡng tính ? Viết các phương trình phản ứng minh họa.
2. Hòa tan 4,8 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư, hay hòa tan 2,4 gam muối sunfua kim loại này cũng trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thì đều cùng sinh ra khí NO2 duy nhất có thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện. 
	a. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phương trình ion.
	b. Xác định kim loại M, công thức phân tử muối sunfua.
	c. Hấp thụ khí sinh ra ở cả hai phản ứng trên vào 300 mL dung dịch NaOH 1M, rồi thêm vào đó một ít phenolphtalein. Hỏi dung dịch thu được có màu gì? Tại sao? 
Câu 5. (2 điểm): Phức chất.
	Cd2+ tạo phức chất với NH3 theo các phương trình sau: 
Cd2+ + NH3 D 	[Cd(NH3)]2+ 	(1)	k1 = 102,51
[Cd(NH3)]2+ + NH3 D [Cd(NH3)2]2+	(2)	k2 = 101,96
[Cd(NH3)2]2+ + NH3 D [Cd(NH3)3]2+	(3)	k3 = 101,30
[Cd(NH3)3]2+ + NH3 D [Cd(NH3)4]2+ (4) 	k4 = 100,79
1. Tính hằng số tạo thành tổng hợp của các phức chất.
2. Tính nồng độ các dạng phức chất trong dung dịch nếu biết:
	[Cd2+] = 1,0.10-5 M và [NH3] = 0,1 M
3. Tính nồng độ ban đầu của các ion Cd2+ và NH3.
Câu 6. (2 điểm): Quan hệ cấu trúc – tính chất
1. Cho các chất:
	Hãy so sánh và giải thích:
a. Nhiệt độ sôi của các chất. 
b. Lực bazơ của các chất.
2. a.So sánh tính axit của các chất sau: CH2=CH-COOH(A) ; CH2=CH-CH2-COOH (B); cis-CH3-CH=CH-COOH(C); trans-CH3-CH=CH-COOH(D).
	b. Cho 4 axit: CH3CH2COOH (A), CH3COCOOH (B), CH3COCH2COOH (C), CH3CH(+NH3)COOH (D).
	Sắp xếp (A), (B), (C), (D) theo trình tự tăng dần lực axit. Giải thích.
Câu 7. (2 điểm): Hiđrocacbon
1. Ozon phân hiđrocacbon A thu được hợp chất B có cấu trúc như sau: 
	Hiđro hóa A tạo ra hỗn hợp X gồm các đồng phân có công thức C10H20
	a. Xác định công thức cấu tạo của A.
	b.Viết công thức các đồng phân cấu tạo trong hỗn hợp X.
	c. Viết một công thức cấu trúc dạng bền nhất của mỗi đồng phân trong hỗn hợp X.
2. Hiđrocacbon X có công thức phân tử C10H16 và có những tính chất sau:
	Tác dụng với H2 dư/Ni ở 1200C cho C10H22; tác dụng với Br2/CCl4 cho C10H16 Br6; 1 mol X tác dụng với ozon rồi thủy phân khử (nhờ Zn/HCl) hoặc thủy phân oxi hóa (nhờ H2O2) đều cho 2 mol một sản phẩm hữu cơ duy nhất Y có công thức phân tử là C5H8O. 
	a. Hãy xác định các công thức cấu tạo có thể có của X.
	b. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra với một trong số các công thức tìm được của X.
Câu 8. (2 điểm): Xác định cấu trúc
1. Hợp chất A có công thức phân tử là C7H8O quang hoạt, A tác dụng với H2dư /Pd-C tạo ra C7H10O. Khử hóa A bằng phương pháp Wolff-Kishner (NH2NH2/OH-) thu được B. Oxi hóa B bằng KMnO4 thu được axit xiclopentan-1,3- đicacboxylic. Cho A tác dụng với LiAlH4 được C, từ C tách nước thu được D. Từ B hoặc D khi cộng hợp với H2 dư đều cho cùng một sản phẩm E . Oxi hóa D bằng KMnO4 thu được axit F mà khi nhiệt phân F sẽ thu được axit glutaric.
	a. Xác định công thức của các chất từ A đến F
	b. Cho biết B, C, D có quang hoạt không? giải thích!
2. Cho hợp chất A (5-metyl-2-isopropyl xiclohexanon). biết rằng các nhóm ankyl ở vị trí trans. Cho A tác dụng với NaBH4 được 2 sản phẩm B và C.
	a. Vẽ cấu trúc dạng bền của A, B, C và cho biết trong 2 sản phẩm B và C, sản phẩm nào bền hơn, vì sao?.
	b. Cho B, C lần lượt phản ứng với axit fomic ta thu được sản phẩm gì ?
	c. Vẽ công thức Niumen của B và C.
Câu 9. (2 điểm): Cơ chế
1. Giải thích cơ chế tạo thành sản phẩm A, B trong trường hợp sau: 
2.a. Cho 2- hiđroxi-5-nitro-6-metylxiclohepta-2,4,6-trienon tiếp xúc với môi trường kiềm sau đó được axit hóa. Viết cơ chế tạo thành sản phẩm.
	b. Từ 3,7-đimetylocta-2,6-đienal và axeton, viết cơ chế hình thành:
Bài 10. (2 điểm): Tổng hợp hữu cơ
1. Từ hợp chất A duy nhất hãy điều chế B, C, D:
2. a.Viết công thức cấu tạo của các chất từ C đến C5 và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: 
 (Biết C3 không làm mất màu KMnO4 loãng)
	b. Viết công thức cấu tạo của các chất từ D đến D4 và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
----------------HẾT-------------
Người ra đề:
Vô cơ: Nguyễn Thị Nhung	Số ĐT: 01682603336
Hữu cơ: Nguyễn Thị Huệ	Số ĐT: 0916022005

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa 11- Hung Yen.doc
  • docHDC hoa 11- Hung Yen.doc