Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết lần 4 môn: Hóa học 11 – nâng cao

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1598Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết lần 4 môn: Hóa học 11 – nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết lần 4 môn: Hóa học 11 – nâng cao
MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 4 (2014 - 2015)
Môn : HÓA HỌC 11
A. Mục tiêu về kiến thức và kĩ năng
 1. Phần chung
- Danh pháp, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của H-C không no (anken, ankadien, ankin); H-C thơm (benzen, ankylbenzen, stiren và naphtalen)
- Khái niệm về tecpen
- Làm được các bài tập: Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên của các loại H-C, tính thành phần phần trăm thể tích (hoặc khối lượng) trong hỗn hợp các chất cụ thể ; Bài tập khác có nội dung liên quan.
2. Phần riêng
Dành cho lớp 11A1, 11A2
H-C không no và HC thơm.
Dành cho lớp 11H
Andehit, xeton và este
B. Ma trận đề
 Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận 
dụng
Tổng cộng
Phần chung
1. Anken
2
2
2
2,4
2. Ankadien và tecpen
1
2
1
1,6
3. Ankin
1
1
1
1,2
4. HC thơm
2
3
2
2,8
Phần riêng
Dành cho lớp 11A1,11A2
5. Các loại HC
2
2
1
2
Dành cho lớp 11H
6. Andehit, xeton, este
2
2
1
2
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Anken X: (CH3)2–CH –C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. 4,5-đimetylpent-2-en.	B. 2,3-đimetylpent-2-en.	
C. 2,3-đimetylpent-3-en.	D.3-isopropylbut-2-en.
Câu 2: Số đồng phân mạch hở của C4H8 là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 3: Số đồng phân anken có công thức phân tử C4H8 khi tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 4: Oxi hoá propen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. CH3CH(OH)CH2(OH), MnO2, KOH.	C. C2H4(OH)2, H2O, MnO2.
B.CH2(OH)CH2CH2(OH), MnO2, KOH.	D. CH3CH(OH)CH2(OH), MnO4, KOH.
Câu 5: Dẫn từ từ 11,2 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là
A. 12 gam.	B. 24 gam.	C. 32 gam.	D. 48 gam.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-1-en cần dùng vừa đủ b mol oxi thu được 2,4 mol CO2 và 2,4 mol nước. Giá trị của b là:	
A. 3,6mol.	B. 4,8mol. 	C. 2,4mol.	D. 7,2mol.
Câu 7: Số đồng phân ankađien liên hợp có công thức phân tử C5H8 là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 8: Số mol brom tối đa có thể phản ứng với 2 mol buta-1,3-đien là
A. 2 mol.	B. 3 mol.	C. 4 mol.	D. 1 mol.
Câu 9: Licopen, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon có công thức phân tử là C40H82. Vậy licopen có
A. 1 vòng; 12 nối đôi.	B. 1 vòng; 5 nối đôi.	C. 4 vòng; 5 nối đôi.	D. mạch hở; 13 nối đôi.
Câu 10: Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là 
	A. (C2H-C(CH3)-CH-CH2) n	.	C. (CH2-C(CH3)-CH=CH2) n . 
	B. (CH2-C(CH3)=CH-CH2) n.	D. (CH2-CH(CH3)-CH2-CH2) n
Câu 11: Số đồng phân ankin có công thức phân tử C4H6 tham gia phản ứng với AgNO3/NH3là
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3. 
Câu 12: Trong phân tử ankin X, Cacbon chiếm 88,889 phần trăm về khối lượng. Số ankin phù hợp với giả thuyết trên là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4 
Câu 13: X là một hiđrocacbon mạch hở, ở thể khí ở điều kiện thường. Hiđro hoá hoàn toàn X thu được hiđrocacbon no Y có khối lượng phân tử gấp 15/13 lần khối lượng phân tử X. Công thức phân tử X là
	A. C2H2.	B. C3H4.	 	C. C4H6.	D. C3H6.
Câu 14: Ankylbenzen có công thức chung là
A. CnH2n+6 ; n 6. 	B. CnH2n-6 ; n 3. 	C. CnH2n-6 ; n 5. 	D. CnH2n-6 ; n 6.
Câu 15: Một ankylbenzen A có công thức C9H12, cấu tạo có tính đối xứng cao. Vậy A là:
A. 1,2,3-trimetyl benzen. 	B. propyl benzen. 
C. isopropyl benzen. 	D. 1,3,5-trimetyl benzen.
Câu 16: số đồng phân ankylbenzen ứng với công thức phân tử C8H10 
A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 17: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2, ánh sáng. 	B. Benzen + H2 (Ni, to). 
C. Benzen + dung dịch nước Brom. 	D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ), t0.
Câu 18: A + 4H2 etylxiclohexan. Cấu tạo của A là
A. C6H5CH2CH3. 	B. C6H5CH3. 	C. C6H5CH2CH=CH2. 	D. C6H5CH=CH2.
Câu 19: Cho 100 ml benzen (d = 0,879 g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom khan (xúc tác bột sắt, đun nóng) thu được 85 ml brombenzen (d = 1,495 g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt là
 	A. 71,83%.	B. 73,49%.	 	C. 85,36%.	D. 65,35%
Câu 20: Hiđrocacbon X có tỉ khối với H2 bằng 53, thành phần phần trăm theo khối lượng của C trong X là 90,57%. Biết X không làm mất màu dung dịch brom. X phản ứng với Brom khan, có mặt bột sắt và đun nóng theo tiwr lệ mol 1:1 thì thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. X là
A. p-xilen	B. 1,3,5-trimetylbenzen	C. o-xilen	D. etylbenzen
B. Phần riêng
B1. Dành cho lớp 11A1, 11A2 (Từ câu 21 đến câu 25)
Câu 21: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. Dung dịch nước brom . 	B. Br2khan , bộtFe, t0. 	\
C. dung dịch KMnO4 D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 22: Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm 2 anken thu được 3 ancol. X gồm
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3. 	B. CH2=CH2 và CH3CH=CHCH3.
C. CH2=CH2 và CH3=CHCH3.	D.CH3CH=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.
Câu 23: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là:
A. dd brom dư.	B. dd NaOH dư.	C. dd NaCl dư.	D. dd KMnO4 loãng dư.
Câu 24: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là: 
A. 20%.	B. 25%.	C. 50%.	D. 40%.
Câu 25: Cho 2,24 lít khí một ankin A (ở đktc) tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 16,1g kết tủa. Tên gọi của ankin A là
A. But-1-in	B. Pent-1-in	C. Axetilen	D. Propin
B2. Dành cho lớp 11Hóa (từ câu 26 đến câu 30)
Câu 26: Cho chuỗi phản ứng sau
C3H6 B1 B2 (sản phẩm chính) B3 B4 . Vậy B4 là
A. CH3COCH3.	B. CH2=CHCH3.	C. CH3CH2CHO.	D. CH3CHOHCH3.
Câu 27: Cho các chất : CaC2 (I), CH3CHO (II), CH3COOH (III), C2H2 (IV). Sơ đồ chuyển hóa đúng để điều chế axit axetic là
A. I IV II III.	B. IV I II III.
C. I II IV III.	D. II I IV III.
Câu 28: Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với : Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 29: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Tên của A là
A. anđehit axetic.	B. Propenal.	C. anđehit oxalic.	D. fomanđehit.
Câu 30: X là hỗn hợp gồm HCOOH và CH3COOH (có tỉ lệ mol 1:1). Lấy 21,2 gam X tác dụng với 23 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất este hóa đều đạt 80%). Giá trị m là
A. 40,48 gam.	B. 23,4 gam.	C. 48,8 gam.	D. 25,92 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa_NC_(LE QUY DON)_4_11.doc