Bài tập Phenol

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2040Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Phenol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Phenol
Câu 1 (ĐH_ A_2012): Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): 
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím. 
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa. 
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 2 (ĐH_ A_2012): Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau? 
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 3 (ĐH_ B_2012): Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O?
A. 3.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 4 (ĐH_ B_2012): Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với (CH3CO)2O và các dung dịch: NaOH, HCl, Br2, HNO3, CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 5: Ba hợp chất thơm X, Y, Z đều có công thức phân tử C7H8O. X tác dụng với Na và NaOH; Y tác dụng với Na, không tác dụng NaOH; Z không tác dụng với Na và NaOH Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là
A. C6H4(CH3)OH, C6H5OCH3, C6H5CH2OH	B. C6H5OCH3, C6H5CH2OH, C6H4(CH3)OH
C. C6H5CH2OH, C6H5OCH3, C6H4(CH3)OH	D. C6H4(CH3)OH, C6H5CH2OH, C6H5OCH3
Câu 6: X là hợp chất thơm có công thức C8H10O2. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1, X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X đã phản ứng. Oxi hóa X bằng dung dịch KMnO4 đun nóng thu được Y có CT C7H4O3K2. Số CTCT phù hợp X là?
A. 13	B. 8	C. 6	D. 15
Câu 7: Cho 18,32 gam 2,4,6–trinitrophenol vào một bình kín có dung tích không đổi 560 cm3 (không có không khí) rồi nung ở 19110C, thu được hỗn hợp khí gồm CO, CO2, N2, H2 (trong đó tỉ lệ thể tích V: V= 5 : 1). Áp suất trong bình ở 19110C (biết rằng áp suất thực tế nhỏ hơn áp suất lí thuyết 8%) là
A. 212 atm.	B. 207 atm.	C. 224 atm.	D. 202 atm.
Câu 8: Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong các chất sau( điều kiện phản ứng cho đủ): Na, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 , HNO3, HBr, HCHO?
A. 5	B. 4	C. 6.	D. 7
Câu 9: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua . Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 10: Cho 70g hỗn hợp phenol và cumen tác dung với dung dịch NaOH 16% vừa đủ, sau phản ứng thấy tách ra hai lớp chất lỏng phân cách, chiết thấy lớp phía trên có thể tích là 80 ml và có khối lượng riêng 0,86g/cm3. % theo khối lượng của cumen trong hỗn hợp là:
A. 26,86%	B. 98,29%	C. 73,14%	D. 56,8%
Câu 11: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH) 
 (1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. 
 (2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. 
 (3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. 
 (4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.	
Câu 12: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H3Cl3. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được chất hữu cơ Y. Từ X và Y người ta điều chế phenyl axetat theo sơ đồ sau: 
X → Y → Z → T → phenyl axetat . Các chất X và T trong sơ đồ trên là 
 A. 1, 1, 2 – tricloetan và phenol. B. 1, 1, 1 – tricloetan và anhiđrit axetic. 
 C. 1, 1, 2 – tricloetan và anhiđrit axetic. D. 1, 1, 1 – tricloetan và axit axetic.
Câu 13. Sản phẩm của phản ứng este hoá giữa anhiđrit axetic và phenol có tên là:
A. phenyl axetat B. phenyl fomat C. benzyl fomat D. benzyl axetat
Câu 14: Một hợp chất thơm có CTPT C7H8O. Số đồng phân tác dụng được với dung dịch Br2 trong nước là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 15. Cho các câu sau:
1/ Những hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl-OH và vòng benzen thuộc loại phenol
2/ Phenol là hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl-OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen
3/ Những hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl-OH liên kết với gốc hidrocacbon đều thuộc loại phenol
4/ Những hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl-OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon lai hoá sp2 đều thuộc loại phenol
5/ Ở điều kiện thường,phenol hầu như không tan trong nước,nhưng tan nhiều trong etanol
6/ Phenol vừa là tên 1 loại hợp chất vừa là tên của 1 hợp chất C6H5OH.
Những câu đúng là. 
A. 2,3,4,5 B. 1,2,3,4 C. 2,5,6 D. 1,3,5,6
Câu 16. Cho sở đồ sau: A B X + Y. Sơ đồ trên dùng để điều chế được chất X, Y. Chất X và Y là chất nào trong các chất sau đây?
A. Phênol và axetôn. B. ancol acrylic và axit propionic.
C. Axit acrylic và anđêhit acrylic. D. Ancol benzylic và ancol acrylic.
Câu 17. Xét phân tử phênol . Tìm phát biểu đúng.
A. Do nhóm –OH đẩy electron về nhân thơm nên liên kết OH phân cực mạnh nên phênol thể hiện tính axit.
B. Do nhóm –OH có thể tạo liên kết hiđrô với nước nên phenol dễ tan trong nước.
C. Do sự di chuyển e từ nguyên tử Oxi về nhân thơm gây hiệu ứng làm tăng mật độ e trên nhân thơm tại các vị trí ortho và para.
D. Do ảnh hưởng của nhóm –OH đến nhân thơm làm cho phenol có tính axit. Do ảnh hưởng của nhân thơm đến nhóm OH nên làm cho phenol dễ tham gia phản ứng thế.
Câu 19. Chọn phát biểu sai
A. Phênol có tính axit nhưng yêu hơn axit cacbonic
B. Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brôm tạo kêt tủa trắng 2,4,6-tribromphenol.
C.Do nhân bezen hút điện tử khiến –OH của phenol có tính axit
D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rât yêu.
Câu 20. Ứng với công thức C7H8O có bao nhiêu đồng phân chứa vòng bezen vừa phản ứng với Na, vừa phản ứng với NaOH ?
A. 2 đồng phân B. 5 đồng phân C. 3 đồng phân D. 4 đồng phân

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_phenol.doc