Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Hải Phòng

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2398Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Hải Phòng
ĐỀ ĐỀ NGHỊ HẢI PHÒNG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM HỌC 2016
MÔN: Hóa học – Lớp 10
Ngày thi: 24 /4/2016
Thời gian làm bài: 180phút, không kể thời gian phát đề
Chú ý: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 - Giám thị không giải thích gì thêm.
Câu 1:(Cấu tạo nguyên tử)
Xm+ là hệ gồm một hạt nhân và 2 electron. Năng lượng tương tác của hạt nhân với electron được tính theo công thức: 
	En = - (eV)
	Với:	n là số lượng tử chính 
	Z: số điện tích hạt nhân;	s = 0,3 
	1. Hãy cho biết ý nghĩa của đại lượng s. Khi nào đại lượng s = 0
	2. Tính năng lượng tương tác giữa hạt nhân với các electron trong ion O6+.
	3. Tính năng lượng cần thiết để tách 2 electron còn lại ra khỏi ion O6+. 
Câu 2:(Tinh thể)
 a) Hãy vẽ sơ đồ mô tả cấu trúc của một tế bào sơ đẳng của kim cương.
b) Biết hằng số mạng a = 3,5 . Hãy tính khoảng cách giữa một nguyên tử C và một nguyên tử C láng giềng gần nhất. Mỗi nguyên tử C như vậy được bao quanh bởi mấy nguyên tử ở khoảng cách đó?
c) Hãy tính số nguyên tử C trong một tế bào sơ đẳng và khối lượng riêng của kim cương.
Câu 3: (Phản ứng hạt nhân)
Đồng vị phân rã phóng xạ đồng thời theo 2 phản ứng: 
b+
b -
b-
b-
b+
	Thực nghiệm cho biết từ 1 mol 64Cu ban đầu, sau 25 giờ 36 phút lấy hỗn hợp còn lại hoà tan vào dung dịch HCl dư thì còn 16 gam chất rắn không tan.
	Từ một lượng đồng vị 64Cu ban đầu, sau 29 giờ 44 phút lấy hỗn hợp còn lại hoà tan vào dung dịch KOH dư thì phần chất rắn không tan có khối lượng bằng 50,4% khối lượng hỗn hợp.
	1. Tính các hằng số phóng xạ k1, k2 và chu kì bán rã của 64Cu.
	2. Tính thời gian để 64Cu còn lại 10%.
	3. Tính thời gian để khối lượng 64Zn chiếm 30% khối lượng hỗn hợp. 
Câu 4: (Nhiệt hóa học)
Sau khi xử lí nước thải của nhà máy, 45% lượng cacbonhidrat (CH2O)n được oxi hoá hoàn toàn, 10 % được phân huỷ kị khí, phần còn lại được lưu trong bùn. 
	Tổng lượng khí tạo thành là 16 m3 một ngày (25°C, 100 kPa). 
	1. Tính lượng cacbonhidrat còn lại trong bùn (kg/ ngày)
	2. Cho nhiệt đốt cháy metan là - 882 kJ / mol, hãy tính lượng nhiệt tạo khi đốt cháy metan thu được từ quá trình phân giải kị khí 
	3. Biết nồng độ của cacbonhidrat trong nước thải là 250 mg/ l, hãy tính thể tích nước thải (m3) của nhà máy thải ra trong một ngày.
Câu 5: (Cân bằng hóa học pha khí)
Hai xi lanh A, B được đậy chặt bằng piston. Xi lanh A chứa hỗn hợp khí CO2 và H2 theo tỉ lệ mol 1 : 1; xi lanh B chứa khí C3H8 . Nung nóng cả hai xi lanh đến 5270C xảy ra các phản ứng sau : 
(A) CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k) Kc (A) = 2,50 . 10 -1
(B) C3H8 (k) C3H6 (k) + H2 (k) Kc (B) = 1,30 . 10 -3
 Khi đạt tới cân bằng, áp suất ở hai xi lanh bằng nhau. Thành phần phần trăm thể tích của C3H8 trong xi lanh B bằng 80%.
	1. Tính nồng độ cân bằng của các chất trong xi lanh B và áp suất toàn phần khi đạt tới cân bằng.
	2. Tính nồng độ cân bằng của các chất trong xi lanh A.
	3. Dùng piston để giảm thể tích của mỗi xi lanh còn một nửa thể tích ban đầu, trong khi giữ nguyên nhiệt độ. Tính áp suất toàn phần tại thời điểm cân bằng trong mỗi xi lanh.
Câu 6:(Cân bằng axit-bazo)
Trộn 100 mL dung dịch Na2S 0,102M với 50 mL dung dịch (NH4)2SO4 0,051M. Tính pH của dung dịch thu được, biết H2S có pK1 = 7; pK2 = 12,92; NH3 có pKb = 4,76 và giả thiết rằng HSO4- điện ly hoàn toàn. 
Câu 7:(Phản ứng Oxi hóa –khử; Điện hóa)
Để loại trừ các ion NO3- trong nước (các ion NO3- có mặt trong nước xuất phát từ phân bón) có thể khử nó thành NO2- bằng cách cho đi qua lưới có chứa bột Cd.
Viết nửa phản ứng của hai cặp NO3-/HNO2 và HNO2/NO trong môi trường axit. Chứng minh rằng HNO2 bị phân hủy trong môi trường pH = 0 đến 6.
Ở pH = 7, nồng độ NO3- là 10-2M. Viết phản ứng giữa Cd và NO3-. Hỏi NO3- có bị khử hoàn toàn ở 25oC trong điều kiện này không? Tính nồng độ NO3- còn lại trong nước khi cân bằng.
Tính thế khử (thế oxy hóa - khử) chuẩn của cặp NO3-/NO2- ở pH = 14 và 25oC
Cho biết các số liệu sau ở 25oC: Eo(NO3-/HNO2) = 0,94V; Eo(HNO2/NO) = 0,98V; Eo(Cd2+/Cd) = -0,40V; Ka(HNO2) = 5.10-4; Ks(Cd(OH)2) = 1,2.10-14.
Câu 8:(Nhóm Halogen)
Thêm 60 ml dung dịch HCl 1 M vào 100 ml dung dịch crom (III) clorua và thêm tiếp một lượng dư kẽm hạt. Khi phản ứng hoàn toàn kết thúc lọc dung dịch để loại bỏ kẽm hạt dư. Thể tích của nước lọc được coi là không đổi. Cho thêm vào nước lọc đó một lượng dư dung dịch bạc nitrat, thu được 35,535gam kết tủa. 
	Xác định khối lượng của muối crom (III) clorua trong dung dịch ban đầu. 
	Cho biết nguyên tử khối của clo là 35,5, của crom là 52, của bạc là 108.
Câu 9: (Nhóm O-S)
1. Có 3 nguyên tố A, B và C. A tác dụng với B ở nhiệt độ cao sinh ra D. Chất D bị thuỷ phân mạnh trong nước tạo ra khí cháy được và có mùi trứng thối. B và C tác dụng với nhau cho khí E, khí này tan được trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ. Hợp chất của A với C có trong tự nhiên và thuộc loại chất cứng nhất. Hợp chất của 3 nguyên tố A, B, C là một muối không màu, tan trong nước và bị thuỷ phân.Viết tên của A, B, C và phương trình các phản ứng đã nêu ở trên.
2. Để khảo sát sự phụ thuộc thành phần hơi của B theo nhiệt độ, người ta tiến hành thí nghiệm:
Lấy 3,2 gam đơn chất B cho vào một bình kín không có không khí, dung tích 1 lít. Đun nóng bình để B hoá hơi hoàn toàn. Kết quả đo nhiệt độ và áp suất bình được ghi lại trong bảng sau:
Nhiệt độ (oC)
Áp suất (atm)
 444,6
0,73554
450
0,88929
500
1,26772
900
4,80930
1500
14,53860
Xác định thành phần định tính hơi đơn chất B tại các nhiệt độ trên và giải thích.
Cho: R = 0,082 L.atm.K-1.mol-1
Câu 10: (Động học)
Khảo sát thực nghiệm phản ứng: CH3OH (h) CO (k) + 2H2 (k) 
	Ở 300C tốc độ phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức = k. CCH3OH (hơi)
- Thí nghiệm 1: Khi CCH3OH (hơi) = 0,05 M thì tốc độ phản ứng = 7,5. 10-7 mol.l-1.s-1
	- Thí nghiệm 2: Đo được áp suất riêng của CH3OH (h) = 0,745 atm . 
Hãy tính: Số phân tử H2 (k) tạo thành sau 2,0 phút. Biết thí nghiệm 2 tiến hành trong bình có thể tích không đổi 5,0 lít.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe de xuat (10).docx
  • docxhướng dẫn chấm đề đề nghị 2016 (1).docx