ĐỀ THI VÀO 10 THPT Năm học: 2015 – 2016 MÔN: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề thi gồm 9. câu, 2 trang.) Mức độ Chủ đề Biết Hiểu Vận dụng Tổng số I. Đọc hiểu - Truyện hiện đại lớp 8 - Thơ lớp 9 ( phần đọc thêm ) - Thông tin về tác phẩm, phương thức biểu đạt - Biện pháp nghệ thuật, kiểu câu theo cấu tạo - Giải thích ý nghĩa tên nhan đề bài thơ - Nêu tác dụng cuả biện pháp nghệ thuật Giải quyết một vấn đề vào thực tiễn bằng cách vận dụng những điều đã tiếp nhận từ văn. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 4 1,0 10% 2 1,0 10% 1 1,0 10% 7 3,0 30% II. Làm văn 1. Nghị luận về đoạn thơ, khổ thơ Viết bài văn ngắn phân tích khổ thơ Số câu:1 Số điểm: Tỉ lệ: 1 3,0 30% 1 3,0 30% 2. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Bằng một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật văn học Số câu:1 Số điểm: Tỉ lệ: 1 4,0 40% 1 4,0 40% Tổng chung Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 4 1,0 30% 2 1,0 30% 3 8,0 80% 9 10,0 100% MÃ KÍ HIỆU (PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI) .. ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2015 - 2016 MÔN: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề thi gồm 9 câu, 02trang) I) Phần đọc –hiểu (3 đ) Câu 1: (1 đ) Lựa chọn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng: Đọc đọan văn sau: “ Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc , bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên chỉ buồn chứ không nỡ giận...” a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm ? A. Lão Hạc B. Tôi đi học C. Tức nước vỡ bờ D. Trong lòng mẹ b. Đoạn trích trên có sự kết hợp với những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự xen miêu tả và biểu cảm C. Tự sự xen biểu cảm và lập luận B. Tự sự xen thuyết minh D. Tự sự xen nghị luận và miêu tả c. Điền từ vào chỗ trống Các từ : “gàn dở, ngu ngốc , bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.....’’ sử dụng phép tu từ .....................? d. Xét về cấu tạo ngữ pháp , câu “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi ’’thuộc kiểu câu gì ? A. Câu đặc biệt B. Câu ghép C. Câu đơn D. Câu rút gọn Câu 2 ( 1đ) “ Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” ( Ánh trăng- Nguyễn Duy) a. Nêu biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp đó trong khổ thơ trên? b. Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? Câu 3( 1 đ): Từ cái “ giật mình” kết thúc bài thơ “ Ánh trăng” gợi cho em những suy nghĩ gì về cuộc sống ? II. LÀM VĂN (7điểm) Câu 1.(3 điểm) Suy nghĩ của em về khổ thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Trích “Viếng lăng Bác”-Viễn Phương ,Ngữ Văn 9, Tập 2) Câu 2.(4 điểm) Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà’’-( Ngữ văn 9- Tập 1) ------------Hết---------- MÃ KÍ HIỆU (PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI) ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT Năm học. 2015 - 2016 MÔN: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 04.trang) Chú ý: Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm tối đa Điểm bài thi.: 10 I.Phần đọc –hiểu (3 đ) Câu 1 Câu a: 0, 25đ Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu b: 0, 25đ Mức độ tối đa: HS chọn đáp án C Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu c: 0, 25đ Mức độ tối đa: HS điền nghệ thuật liệt kê Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu d: 0, 25đ Mức độ tối đa: HS chọn đáp án B Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 2 ( 1đ) Câu a : Tìm phép tu từ và tác dụng Mức độ tối đa: Học sinh xác định đúng phép tu từ sử dụng trong đoạn thơ đó là nhân hóa 0,25đ - Tác dụng: ánh trăng gợi nhắc con người có thái độ sống “ uống nước nhớ nguồn”, thủy chung với quá khứ. 0,25đ b. Ý nghĩa nhan đề: Ánh trăng tượng trưng cho sự đẹp đẽ , vẹn nguyên chẳng phai mờ - hướng cho con người luôn sống đẹp, tròn đầy như vầng trăng . 0,5đ Mức độ chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 3: (1 đ): Từ cái “ giật mình” kết thúc bài thơ “ Ánh trăng” gợi cho em những suy nghĩ gì về cuộc sống ? Mức độ tối đa: Học sinh viết đảm bảo các ý sau - Trong cuộc sống cần ân nghĩa, thủy chung, không quên công ơn của những người đã dạy bảo mình như thầy cô, bố mẹ... - Tạo cho mình một cuộc sống đẹp. - Đóng góp công sức của mình để xây dựng đất nước bằng những hành động việc làm thiết thực theo khả năng của bản thân... Mức độ chưa tối đa: Học sinh chưa trình bày đủ các ý. Mức độ chưa đạt: Không viết được nội dung nào. II. LÀM VĂN (7điểm) Câu 1 (3 điểm) Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Thang điểm A. Kĩ năng a,Mức độ tối đa :HS nắm được kĩ năng làm bài văn nghị luận - Biết vận dụng thể loại nghị luận kết hợp miêu tả và biểu cảm để làm bài. - Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, lập luận chặt chẽ - Bố cục bài chặt chẽ, hợp lí, hấp dẫn. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. Viết câu, chữ cẩn thận, ít sai sót, trình bày cần đối, hài hoà. B,Kiến thức I. Mở bài: - Giới thiệu về nhà thơ Viễn Phương và bài “ Viếng lăng Bác “ - Khái quát nội dung đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng sâu sắc mọi người dành cho Bác là bất tử. II. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về ND và NT của đoạn thơ: - Nên suy nghĩ chung về bài thơ , đoạn thơ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng ...Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân - Hai hình ảnh “mặt trời” - một hình ảnh tả thực là mặt trời thiên nhiên đem lại ánh sáng rực rỡ cho vạn vật trên trái đất và Bác là vầng “mặt trời” soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật ẩn dụ - được nối với nhau bằng chứ “thấy” là một sáng tạo: Người và thiên nhiên vũ trụ vô cùng gần gũi; đồng thời liên tưởng này không chỉ ca ngợi sự nghiệp cách mạng rực rỡ của Người và còn khẳng định Bác còn sống mãi với non sông đất nước. Câu thơ còn nói lên được một cách sâu sắc vẻ đẹp, sức sống và ý nghĩa cuộc đời của Bác với dân tộc và nhân loại. - Điệp ngữ “ngày ngày đi qua, đi trong” diễn tả dòng chảy của thời gian ngày tiếp ngày vô tận. Dòng người đi vào lăng và đi ra như một tràng hoa đẹp kính dâng lên 79 tuổi xuân của Bác. Trong cái vô tận của thời gian ấy là cái vĩnh viễn, bất tử của tên tuổi Người. - “ mặt trời” “ mùa xuân” là những hình ảnh kì vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên. Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại. *Đánh giá, nhận xét : Đoạn thơ hay, đẹp cả về nội dung và nghệ thuật, gợi trong lòng chúng ta niềm trân trọng, yêu mến và tự hào về Bác III. Kết bài: - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ - Khẳng định sự thành công của khổ thơ: Đó là tấm lòng thành kính, sự biết ơn không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ. Mức độ chưa tối đa: Học sinh thực hiện không đầy đủ các yêu cầu trên Mức độ không đạt: Học sinh không viết bài hoặc viết hoàn toàn sang vấn đề khác (0,5 điểm) 0,25 điểm (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,25 điểm) (0,5điểm) Tổng 3,0 điểm Câu 2 (4 điểm) Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Thang điểm A. Kĩ năng a,Mức độ tối đa :HS nắm được kĩ năng làm bài văn nghị luận - Biết vận dụng thể loại nghị luận kết hợp miêu tả và biểu cảm để làm bài. - Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, lập luận chặt chẽ - Bố cục bài chặt chẽ, hợp lí - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. Viết câu, chữ cẩn thận, ít sai sót, trình bày cân đối, hài hoà. B,Kiến thức 1.Mở bài - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng - Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng : tác phẩm viết về tình cha con trong kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. - Nhân vật bé Thu để lại nhiều ấn tượng sâu sắc 2.Thân bài - Khái quát chung về tác phẩm, nhân vật a. Thái độ và hành động trước khi nhận ông Sáu là cha - Bé Thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết không chịu gọi ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại. - Thái độ bé lạnh lùng, cố né tránh sự quan tâm chăm sóc của ông Sáu.Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót vì chiến tranh phải chia lìa. b. Thái độ và hành động khi nhận ra cha - Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là ba khiến nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Giờ phút chia tay, bé muốn ba mua tặng một cây lược. - Sự thay đổi đó là do đêm ở nhà bà ngoại được bà giải thích do bom đạn Mĩ gây ra. - Sự nghi ngờ được giải tỏa và trong bé nảy sinh sự ân hận, tiếc nuối. Khi chia tay ba, tất cả bùng ra mạnh mẽ, hối hả xen lẫn cả sự hối hận. c. Đánh giá, nhận xét - Bé Thu có tình cảm sâu sắc , mạnh mẽ nhưng dứt khoát rạch ròi. - Bé hồn nhiên, ngây thơ mà cá tính. - Nhà văn am hiểu tâm lí trẻ thơ, viết bằng tấm lòng yêu mến trân trọng. II. Kết bài - Khái quát lại vấn đề nghị luận, cảm nhận đánh giá về nhân nhân vật. Suy nghĩ của bản thân Mức độ chưa tối đa: Học sinh thực hiện không đầy đủ các yêu cầu trên Mức độ không đạt: Học sinh không viết bài hoặc viết hoàn toàn sang vấn đề khác (0,5 điểm) (0,5điểm) ( 0,5 điểm) ( 0,5 điểm) (0, 5 điểm) (0, 5 điểm) (0, 5 điểm) (0, 5 điểm) Tổng 4,0 điểm PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN (2015 – 2016) MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):.. TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 07 TRANG. ------------Hết----------
Tài liệu đính kèm: