Đề tuyển sinh vào 10 thpt môn: Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút )

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tuyển sinh vào 10 thpt môn: Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tuyển sinh vào 10 thpt môn: Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút )
Phòng GDĐT Trực Ninh ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THPT
Trường THCS Trực Thành Môn: NGỮ VĂN
 (Thời gian làm bài 120 phút )
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm )
: Hãy chọn phương án đúng viết lại vào tờ giấy làm bài
Câu 1: Viết "Truyện Kiều", tác giả đã dựa vào cốt truyện nào?
A. Truyền kỳ mạn lục B. Kim Vân Kiều truyện
C. Hoàng lê nhất thống chí D. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Câu 2: Qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", em thấy Kiều Nguyệt Nga có những phẩm chất gì?
A. Hiền hậu, nết na, ân tình B. Tài ba, chính trực, hào hiệp
C. Tài ba, khoan dung đọ lượng D. Tài ba dũng cảm, trọng nghĩa.
Câu 3: Xung đột cơ bản trong hồi 4 vở kịch "Bắc Sơn" của Nguyễn Huy Tưởng là:
A. Xung đột cha - con B. Xung đọt vợ - chồng
C. Xung đột hàng xóm láng giềng D. Xung đột cách mạng - phản cách mạng.
Câu 4: Nguyễn Đình Thi viết văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" vào thời kỳ nào?
A. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. 
B. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.
C. Thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Thời kỳ đất nước hoàn toàn thống nhất.
Câu 5: Câu thơ "Cá thu biển Đông như đoàn thoi" ("Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận) sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hoá B. Hoán dụ. C. Ẩn dụ D. So sánh
Câu 6: Ký ức đầu tiên của người cháu trong bài thơ "Bếp lửa" - Bằng Việt là gì?
A. Hinh ảnh người bà kính yêu. B. Hình ảnh bếp lửa.
C. Hình ảnh bố mẹ. D. Hình ảnh tổ quốc.
Câu 7: Chỉ rõ từ láy trong các từ sau?
A. Xanh biếc B. Xah thắm. C. Xanh xanh D. Xanh ngắt.
Câu 8: Tìm câu văn sử dụng khởi ngữ
A. Tôi cũng giàu rồi. B. Giàu, tôi cũng giàu rồi
C. Anh học giỏi môn toán D. Em là học sinh tiên tiến.
II. Phần tự luận: ( 8 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới :
 “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu !” 
 (Cây tre Việt Nam - Thép Mới) 
1.1 Xác định các phép tu từ từ vựng có trong đoạn trích. Phân tích ngắn gọn giá trị của các phép tu từ đó.
1.2 Xét về cấu tạo, câu văn “ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” thuộc kiểu câu gì ? Vì sao ? 
Câu 2 (2 điểm)
 Viết đoạn văn từ 15 đến 20 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương.
Câu 3. (4,5 điểm)
Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một - NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con.
h­íng dÉn chÊm
PhÇn I: Tr¾c nghiÖm :(2,0 ®iÓm)
C©u
1
2
3
4
5
6
7
8
§¸p ¸n
B
A
D
A
D
B
C
B
Tr¶ lêi ®óng mçi c©u cho 0,25 ®iÓm; tr¶ lêi sai kh«ng cho ®iÓm.
PhÇn II. Tù luËn (8,0 ®iÓm)
Câu hỏi
Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1
(1,5 điểm)
1.1 - Xác định phép tu từ : 
+ Phép điệp ngữ ( tre, giữ, anh hùng) 
+ Phép nhân hóa (tre) 
 - Phân tích giá trị của hai phép tu từ trên :
+ Phép điệp ngữ: Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều chiến công; tạo sự nhịp nhàng cho câu văn.
+ Phép nhân hóa: Làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
 1.2 - Xét về mặt cấu tạo, câu văn “ Trelúa chín.” thuộc kiểu câu đơn. 
 - Vì câu trên chỉ có một kết cấu C-V.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(2 điểm)
■ Yêu cầu về kỹ năng : 
- Học sinh viết bài có văn phong phù hợp (nghị luận xã hội), có thể kết hợp các phương thức biểu đạt; học sinh biết cách giải thích, chứng minh, phân tích  để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bố cục hợp lí, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy; bài sạch, chữ rõ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo.Đoạn văn từ 15 đến 20 câu .
■ Yêu cầu về kiến thức : Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương. Đây là đề bài mở, học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý :
- Học sinh nắm bắt được nội dung vấn đề: Ý nghĩa sâu sắc, lớn lao, kì diệu của tình yêu thương. (có thể là tình cảm yêu thương người thân, gia đình, quê hương, bạn bè  và rộng hơn là tình yêu thương giữa con người với con người.) 
- Trình bày được các ý chính :
+ Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui hạnh phúc, lòng tin yêu; tiếp thêm sức mạnh để con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Tình yêu thương giúp con người biết thông cảm, thấu hiểu, vị tha để con người có cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.
+ Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu; bắc nhịp cầu nhân ái, xóa bỏ những ngăn cách, hận thù 
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 3. (4,5 điểm) 
I. Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (kiểu bài phân tích nhân vật). Qua phân tích biết khái quát, đánh giá ý nghĩa tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể và cách cho điểm:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một), học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp ý và diễn đạt khác nhau nhưng cần phải hướng đến các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1.
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhân vật ông Sáu - người cha yêu thương con sâu nặng.
0,25đ
2.
Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà người cha dành cho con. 
Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ điều đó.
3,5đ
* Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ phép:
1,0đ
+ Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến với con (...).
0,25đ
+ Những ngày nghỉ phép, ông tìm mọi cách để gần con, quá nóng ruột, không kìm được mình, ông đánh con (...). Giây phút chia tay, được nghe con gọi “ba”, ông sung sướng, xúc động nghẹn ngào không cầm được nước mắt (...).
0,75đ
* Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ:
2,5đ
+ Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con.
0,5đ
+ Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc làm cây lược (“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”). Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách.
1,5đ
+ Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức lấy chiếc lược, nhờ đồng đội trao lại cho con gái (“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”). Đến phút cuối của cuộc đời, người cha ấy vẫn chỉ nghĩ đến con, dành trọn vẹn tình cảm cho con.
Þ Như vậy thường trực, đau đáu trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành động, cử chỉ của ông Sáu từ khi được gặp con đến khi vĩnh biệt cuộc đời là hình ảnh đứa con yêu dấu.
0,5đ
3.
Đánh giá chung:
0,75đ
+ Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công nhân vật ông Sáu. Tác giả để nhân vật này hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân thật của người kể chuyện là ông Ba (bạn thân của ông Sáu); đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; sáng tạo hình ảnh chiếc lược ngà mang nhiều ý nghĩa.
0,25đ
+ Nhân vật ông Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện. Qua nhân vật này, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn bạo của chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
0,5đ
Phòng GDĐT Trực Ninh ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THPT
Trường THCS Trực Thành Môn: NGỮ VĂN
 (Thời gian làm bài 120 phút )
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
 Chọn đáp án đúng nhất bằng cách chép đáp án đó vào bài làm của mình.
Câu 1Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?
	A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 
	B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
	C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
	D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Câu 2. Đặc điểm nghệ thuật nào không có trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương ?
A. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
B. Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ.
C. Giọng điệu thiết tha tình cảm.
D. Nhiều từ Hán Việt và từ láy.
Câu 3. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” bắt nguồn từ cảm xúc nào ?
	A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nớc.
	B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
	C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.
	D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của đân tộc.
Câu 4. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ sau ?
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ’
	A. So sánh. 
	B. ẩn dụ.
	C. Điệp ngữ.
	D. Hoán dụ.
Câu 5.Trong bài thơ “Sang thu”, sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? 
A. Từ một đám mây.
B. Từ một mùi hương.
C. Từ một cánh chim.
D. Từ một cơn mưa.
Câu 6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là gì? 
	A. Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm.
 B. Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc.
	C. Giọng điệu trang trọng thành kính.
	D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 7.Trong đề bài sau, đề nào không thuộc bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý ?
	A. Bàn về hai nhân vật chó sói và cừu non trong thơ La Phông- ten.
	B. Bàn về đạo lí “ Uống nớc nhớ nguồn”.
	C. Lòng biết ơn thầy cô giáo.
	D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Câu 8. ý nào sau đây không thuộc yêu cầu về hình thức văn của biên bản ?
A. Viết đúng mẫu qui định,
B. Có đầy đủ các phần các mục.
C. Có đánh số cụ thể các mục .
D. Có bố cục ba phần như bài văn.
II. Tự luận ( 8 điểm )
Cõu 1. (2,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đó có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
(Nguyễn Đình Thi - “Tiếng nói của văn nghệ”,
 SGK Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục - 2009)
Cõu 2: (2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập và phép liên kết nối (gạch chân xác định) để trình bày cách hiểu của em về ý kiến sau:
“ Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.”
 (Nguyễn Đình Thi -Tiếng nói của văn nghệ, Ngữ văn 9-Tập 2, Tr.15)
 Cõu 3 (4 điểm)
 Em hãy ghi lại theo trí nhớ bốn câu thơ đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) và khổ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) .
 Phân tích hai đoạn thơ trên, từ đó tìm ra điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ.
HƯíng dÉn chÊm 
I. Trắc nghiệm. (2 điểm ) Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
B
B
A
D
A
C
II. Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1. (2 điểm)
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1. Các phép liên kết
- Phép lặp từ ngữ
- Phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng
- Phép thế
- Phép nối
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2. Từ ngữ dùng để liên kết câu
- Trong phép lặp: tác phẩm
- Trong phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng: (những vật liệu mượn ở thực tại) cái đã có rồi; (tác phẩm) nghệ sĩ
- Trong phép thế: Anh
- Trong phép nối: Nhưng
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2: (2 điểm)
■ Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm)
- Học sinh viết đoạn văn, biết cách giải thích một vấn đề lý luận văn học. (0,25 điểm)
- Đoạn văn có đủ các yếu tố: khởi ngữ, thành phần biệt lập, phép liên kết nối (gạch chân xác định). (0,5 điểm)
- Bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ. (0,25 điểm)
■ Yêu cầu về kiến thức: (1 điểm)
- Học sinh có thể trình bày cách hiểu về ý kiến của Nguyễn Đình Thi theo nhiều hướng, miễn là bám sát văn bản, có lí lẽ và dẫn chứng. 
- Sau đây là một số gợi ý:
+ Hiện thực cuộc sống là nơi khởi nguồn, là gốc rễ của văn nghệ; (0,5 điểm)
+ Văn nghệ có tác động trở lại đối với đời sống xã hội; đặc biệt góp phần to lớn, hiệu quả trong việc xây dựng và bồi dưỡng đời sống tâm hồn của con người, giúp cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp, ý nghĩa hơn. (0,5 điểm)
Câu 3: (4 điểm)
4.1 Ghi lại theo trí nhớ hai đoạn thơ : (1 điểm)
- Đoạn 1: “ Ngày xuân... bông hoa”( Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du ) (0,5 điểm)
- Đoạn 2: “ Mọc giữa... tôi hứng” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) (0,5 điểm)
* Cho điểm: Xét mỗi đoạn :
+ Sai từ 2- 4 lỗi: trừ 0,25 điểm;
+ Sai từ 5 lỗi trở lên: không cho điểm.
4.2 Phân tích hai đoạn thơ, tìm điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ: (3 điểm)
■ Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh viết bài văn có kết cấu 3 phần : Mở - Thân - Kết.
- Bài làm thể hiện kĩ năng nghị luận về đoạn thơ. 
- Văn phong phù hợp, bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ.
■ Yêu cầu về kiến thức: 
- Đề bài có hai yêu cầu:
+ Phân tích hai đoạn thơ đã ghi.
+ Tìm ra điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ. 
* Lưu ý : Cho điểm trên cơ sở kết hợp với yêu cầu kĩ năng.
- Sau đây là một số gợi ý :
a. Phân tích hai đoạn thơ : (2 điểm)
* Đoạn 1: “ Ngày xuân... bông hoa”( Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du ) : (1 điểm)
+ Ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, sinh động, gợi tả, gợi cảm; bút pháp điểm xuyết, chấm phá.
+ Hai câu đầu vừa nói thời gian (trôi nhanh), vừa gợi không gian (cao rộng); hai câu sau tả cảnh mùa xuân với vẻ đẹp tinh khôi, đầy sức sống (cỏ non), thoáng đãng, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (cành lê trắng điểm một vài bông hoa).
+ Sự cảm nhận tinh tế trước thời gian và cảnh vật.
* Đoạn 2: “ Mọc giữa... tôi hứng” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) : (1 điểm)
+ Hình ảnh, ngôn ngữ, chi tiết giàu sức gợi; biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ sinh động .
+ Đoạn thơ vẽ ra không gian (cao rộng) và bức tranh mùa xuân thiên nhiên hài hòa, tươi vui, đầy sức sống, giàu màu sắc và thanh âm (dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời).
+ Cảm xúc say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên, đất trời (ơi, chi mà, đưa tay hứng).
b. Điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ: (1 điểm)
Tuy được viết trong các thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng hai nhà thơ, qua hai đoạn trích vẫn có điểm gặp gỡ:
+ Nội dung: Hai đoạn thơ đều là những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, giàu hương sắc; đều chứa đựng cảm xúc dạt dào, tình yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân; truyền cho chúng ta lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. (0,5 điểm)
+ Nghệ thuật: Hai tác giả đều lựa chọn hình thức thơ - một loại hình nghệ thuật mang tính thẩm mĩ cao để thể hiện nội dung trên; hai bức tranh mùa xuân đều được vẽ bằng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. (0,5 điểm)
 --------------- HÕt -------- -------

Tài liệu đính kèm:

  • docTTHANHF.doc